Nhiều mặt hàng sẽ không đạt chỉ tiêu xuất khẩu
01:19' 15/09/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo Bộ Thương mại, trong các nhóm hàng chủ lực thì hàng nông, lâm, thuỷ sản sẽ khó có điều kiện tăng trưởng hơn nữa do sản lượng giảm. Trong khi đó, một số nhóm hàng công nghiệp, chế biến sẽ còn khó khăn hơn.

Dệt may, thuỷ sản... giảm mạnh

Theo tính toán của Bộ Thương mại, mặt hàng thuỷ sản sẽ không đạt kế hoạch 2,7 tỷ USD đã đề ra và chỉ đạt mức 2,55 tỷ USD hụt 150 triệu USD. Các mặt hàng cà phê, cao su, điều… không tăng về lượng, thậm chí bị giảm nhưng nhờ được giá nên vẫn đảm bảo chỉ tiêu về kim ngạch. 

Soạn: AM 547364 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Thuỷ sản có khả năng hụt 150 triệu USD xuất khẩu

 

Tuy nhiên, trong nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản, mặt hàng gạo tăng trưởng cao dự kiến đạt 1,3 tỷ USD vượt kế hoạch đề ra khoảng 300 triệu USD nên có khả năng bù lại sự sụt giảm của các mặt hàng khác. Đảm  bảo kim ngạch xuất khẩu cho cả nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản.

Trong nhóm hàng công nghiệp chế biến, 3 mặt hàng có kim ngạch giảm mạnh so với kế hoạch là dệt may, giày dép và xe đạp. Theo dự báo của Bộ Thương mại, nếu không có những biện pháp tích cực thì có khả năng kim ngạch xuất khẩu 3 mặt hàng này giảm từ 800 triệu - 1 tỷ USD so với mục tiêu đề ra.

Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm đạt 20,351 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ; trong đó tăng do yếu tố giá là 2,218 tỷ USD tương đương 69% kim ngạch tăng thêm, tăng do lượng xuất khẩu là 987 triệu USD tương đương 31%. Rõ ràng yếu tố tăng giá của nhiều mặt hàng chủ lực vẫn là động lực tăng trưởng cho xuất khẩu; trong khi đó lượng xuất khẩu của nhiều mặt hàng lại giảm làm cho tổng khối lượng hàng hoá xuất khẩu của ta chưa tăng cao trong 8 tháng đầu năm.

Đây là yếu tố báo hiệu tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá của ta còn thiếu bền vững; khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn yếu, chi phí đầu vào cao. Công tác tổ chức thị trường cả trong và ngoài nước còn nhiều bất cập, trong khi xu thế bảo hộ mậu dịch ở thị trường bên ngoài ngày càng tăng - Bộ Thương mại cảnh báo.

Nhiều yếu tố bất lợi cho xuất khẩu

Theo Bộ Thương mại, trong những tháng cuối năm, nhiều yếu tố bất lợi sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước ta. Trước hết, kinh tế Đông Á - khu vực có nhiều thị trường xuất khẩu Việt Nam - đang tăng trưởng chậm lại. Điều này sẽ ảnh hưởng không thuận lợi đối với kinh tế nước ta.

Trong khi đó, Cục dự trữ liên bang Mỹ đã tăng lãi suất liên tiếp 10 lần từ 6/2004 nhằm kiểm soát thị trường và giảm nguy cơ lạm phát. Động thái này có thể sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của dân cư Mỹ và làm giảm nhu cầu của nền kinh tế. Bên cạnh đó, nó sẽ đẩy các ngân hàng trong nước vào một cuộc chạy đua lãi suất mới, gây ra tác động không thuận lợi đối với đầu tư và tiêu dùng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. 

Ngoài ra giá dầu thô thế giới còn nhiều dấu hiệu bất ổn là một yếu tố bất lợi đối với một quốc gia nhập khẩu xăng dầu và chế phẩm dầu mỏ như Việt Nam. Xu hướng sử dụng hàng rào kỹ thuật để gây khó khăn đối với việc xuất khẩu hàng hoá của nước ta ngày càng tăng.

Trong khi đó, ở trong nước những diễn biến về thời tiết, tác động điều chỉnh giá xăng dầu sẽ tiếp tục gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn hàng và hạ giá thành sản phẩm

Trước tình hình này, Bộ Thương mại đề nghị, các doanh nghiệp, hiệp hội cần phối hợp tốt với các ngành chức năng theo dõi chặt chẽ xu hướng biến động về giá các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới để có sự điều hành hiệu quả nhằm đạt giá tốt nhất. Đồng thời, nghiên cứu khả năng hợp tác với các nước xuất khẩu lớn những mặt hàng mà ta có lợi thế cạnh tranh, có khối lượng lớn có thể tác động đến thị trường thế giới nhằm đạt lợi ích cao nhất.

  • Đông Hiếu
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nạn "cân điêu hợp pháp": tôm “bơm”, cua “trói” (14/09/2005)
Trung tâm của hàng hiệu cao cấp tại Hà Nội (14/09/2005)
Hàng dệt may đi Mỹ giảm hơn 10% (14/09/2005)
Thị trường điện thoại di động VN: Tăng chóng mặt! (14/09/2005)
Du lịch MICE: phát triển trong thách thức! (14/09/2005)
Thiếu bãi đỗ xe, Hà Nội xây dựng bãi xe ngầm (13/09/2005)
Giá gạo xuất khẩu tăng 42 USD/tấn (13/09/2005)
Gia hạn cấp visa tự động cho dệt may sang Mỹ (13/09/2005)
Du lịch Trung Quốc: Con "gà" bị nhúng nước sôi! (13/09/2005)
Ca-nô “khủng bố” tinh thần du khách! (13/09/2005)
Hợp tác du lịch tiểu vùng Mêkông: cả 3 nước đều khó (13/09/2005)
Xây dựng 3 sàn giao dịch thương mại điện tử (12/09/2005)
Vàng tăng lên 8,52 triệu đồng/lượng SJC (12/09/2005)
Năm 2008, Cần Thơ sẽ có sân bay quốc tế (12/09/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang