Xuất khẩu dệt may "dậm chân tại chỗ"
16:10' 04/07/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) -  Xuất khẩu dệt may không tăng và đang vấp phải nhiều khó khăn khiến Bộ Công nghiệp vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ 3 giải pháp nhằm cải thiện tình hình này.

Soạn: AM 468121 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nhiều DN xuất khẩu tốt nhưng lại không có hạn ngạch dệt may để xuất khẩu.

Thứ nhất, Bộ Công nghiệp đề nghị Bộ Thương mại cần chuẩn bị các phương án đàm phán với Hoa Kỳ để tăng số lượng hạn ngạch dệt may xuất khẩu sang Mỹ cho Việt Nam, nhất là đối với các mã hàng “nóng”. Thứ hai, cũng cần nhanh chóng cải cách thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ theo hướng cho phép Bộ Thương mại vừa cấp visa, đồng thời cấp luôn cả giấy chứng nhận xuất xứ mẫu B và không thu lệ phí khi cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

Cuối cùng, Bộ Công nghiệp đề xuất cho áp dụng thuế VAT bằng 0% đối với vải sản xuất trong nước dùng cho may hàng xuất khẩu, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho DN.

Trước đó, Bộ Công nghiệp cho biết, dệt may - một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực được kỳ vọng nhiều nhất - chỉ đạt hơn 2 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, bằng cùng kỳ năm trước và đạt gần 40% kế hoạch. Song, tốc độ tăng trưởng của ngành thấp hơn nhiều so với cùng kỳ những năm trước.

Tính đến cuối tháng 6/2005, kim ngạch hàng dệt may vào Mỹ mới đạt 871 triệu USD (con số của bộ Thương mại là 675 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước), giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu có quản lý bằng hạn ngạch chỉ bằng 91% cùng kỳ. Riêng 3 nhóm cat "nóng" là 340/640, 638/639 và 334/335 xuất khẩu vào Mỹ lần lượt tăng 21%, 62% và 6%, còn lại hầu hết các cat quan trọng khác, chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn, lại giảm. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU cũng chỉ đạt 255 triệu USD, giảm 5,37% so với cùng kỳ.

Theo Bộ Công nghiệp, ngoài việc phải cạnh tranh khốc liệt với hàng dệt may của các nước mà lớn nhất là Trung Quốc, các DN Việt Nam còn đang gặp khó khăn do cơ chế chuyển nhượng hạn ngạch dệt may. Hiện có tình trạng nhiều DN có khả năng xuất khẩu nhưng không có hạn ngạch, trong khi đó, nhiều DN có hạn ngạch nhưng không có khả năng xuất khẩu. Tình trạng chuyển nhượng hạn ngạch giữa các DN bị ách tắc do phí chuyển nhượng bị đẩy lên mà các cơ quan chức năng chưa có giải pháp xử lý cương quyết, kịp thời. Tính đến đầu tháng 6, các DN đã thực hiện 293 hợp đồng chuyển nhượng với mức giá các cat tương đối "nóng" ở miền Nam vọt lên mức 7-12 USD/tá. Nhiều DN cho rằng, trong điều kiện ngành dệt may phải cạnh tranh khốc liệt như vậy thì cơ chế, chính sách trong nước đã làm tăng phí sản xuất và giảm khả năng cạnh tranh.

Tại thị trường EU, năm nay chúng ta phấn đấu đạt mức 1,4-1,5 tỷ USD, tăng 50% so với 2004. Song, thực tế xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU lại giảm mạnh trong những tháng đầu năm. Hầu hết các nhóm hàng thuộc cat nóng cũng tăng trưởng không đáng kể, thậm chí còn sụt giảm. Ngoài đối thủ Trung Quốc, một số nước bị thảm họa sóng thần được EU giảm hoặc miễn thuế hoàn toàn như SriLanca, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia... đã gây sức ép đối với hàng dệt may Việt Nam.

  • H.Phương

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Dệt may chuyển sự chú ý vào thị trường nội địa
Trung Quốc - EU giải quyết xong tranh chấp dệt may
Đề nghị Mỹ xem xét lại hạn ngạch dệt may
“Găm” quota dệt may để chuyển nhượng giá cao
Bộ trưởng Bộ Thương mại gửi thư cho doanh nghiệp dệt may
TQ bỏ thuế XK dệt may để trả đũa Mỹ và EU
Đàm phán dệt may EU-Trung Quốc không tiến triển
Dệt may Trung Quốc bị EU kiện lên WTO
Dệt may Việt Nam có thể tăng xuất khẩu qua Bangladesh
Nhật Bản chuyển đơn hàng dệt may từ TQ qua VN
CÁC TIN KHÁC:
Giá lúa giảm mạnh, vì sao? (04/07/2005)
DN XD đạt giá trị SXKD gần 30.000 tỷ đồng (04/07/2005)
Luật điện lực có “thiên vị” bên bán điện? (04/07/2005)
Khi nông dân vẫn phải “tự bơi”… (02/07/2005)
Cá ngừ vây vàng Việt Nam dẫn đầu tại Mỹ (01/07/2005)
Ngành da giày: Thời hưng thịnh đã qua! (01/07/2005)
Dệt may có chỗ đứng chắc chắn trên thị trường Mỹ (30/06/2005)
Chính phủ yêu cầu đảm bảo tiến độ của Dung Quất (30/06/2005)
Ngành điều với “cái chết” được báo trước (30/06/2005)
Nhiều DN dệt may, da giày Hải Phòng phải đóng cửa (30/06/2005)
Xe máy chạy gas sắp được tung ra thị trường (29/06/2005)
1,5 tỷ USD đầu tư để nâng cấp hạ tầng đường sắt (29/06/2005)
Manh mún thị trường lâm sản ngoài gỗ (29/06/2005)
Săm lốp xe nội đánh bạt hàng ngoại (28/06/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang