Kiến trúc Việt có sính ngoại?
>> Không thể giao Hà Nội cho... "những con cáo" tư vấn
LTS: Xung quanh chủ đề kiến trúc Việt, Tuần Việt Nam chúng tôi vừa nhận được bài viết của KTS Ngọc Lâm, mổ xẻ một khía cạnh vì sao các KTS trong nước ít mặn mà đến việc tham gia vào các dự án kiến trúc lớn. Tuần Việt Nam xin đăng tải bài viết dưới đây.
Những cái nhất thiếu sắp đặt
Thực tế lâu nay, các cuộc thi tuyển đồ án kiến trúc của các dự án lớn luôn là nỗi buồn cho những kiến trúc sư tâm huyết trong nước nhưng mà chẳng ai buồn nói ra. Kết quả lựa chọn tư vấn ra sao? Chất lượng công trình thế nào?
Bảo tàng Hà Nội. |
Cái "nhất" mà không sắp đặp phù hợp thì hậu quả nó kinh khủng lắm, đặc biệt là công trình kiến trúc. Nó sẽ sống với lịch sử và sống "dai" hơn chúng ta nhiều. Chúng ta tưởng rằng sẽ để lại cho con cháu cái "nhất" của cái thời cha ông, nhưng có khi lại phản tác dụng bởi thế hệ trẻ, những người trí thức, thường ít suy nghĩ như vậy.
Tôi có dịp thăm một bảo tàng, mà thoạt tiên tôi không nghĩ đó là bảo tàng vì vẻ ngoài nó quá bình thường. Nhưng càng đi vào thêm thì mới thấy ngỡ ngàng và ấn tượng về cách làm bảo tàng. Bảo tàng thực sự như một tiểu thuyết bằng hình ảnh rất chân thực khiến người ta không muốn bước ra khỏi thế giới ấy.
Không gian bảo tàng đem lại cảm giác ấm áp, chân thành, nồng hậu và đọng lại những ký ức rất đẹp trong lòng người xem.
Cách chúng ta làm hoàn toàn ngược. Công trình trông phải to, hoành tráng, mọi thứ bên trong- tính sau! Người ta phải suy nghĩ rất kỹ cái nội dung mình cần truyền đạt tới người xem thông tin gì, khi đó mới quyết định làm công trình ra sao, đó mới là cách làm có văn hóa. Quay trở lại chuyện thi tuyển kiến trúc. Có lẽ khâu tổ chức cần xem xét lại. Tại sao không có phương án nào của các kiến trúc sư trong nước hay kiến trúc sư trong nước lại không tham gia một cách mặn mà? |
Nhưng thôi, đó là chuyện của nước khác.
Làm ngược
Vừa rồi tôi có nghe chuyện chúng ta nên trưng bày cái gì, trưng bày như thế nào trong cái Bảo tàng Hà Nội mà nghe nói còn thiếu đồ để trưng bày lắm. Hay nhà trưng bày quá to?Nghe mới hay làm sao, vì cách chúng ta làm hoàn toàn ngược. Công trình trông phải to, hoành tráng, mọi thứ bên trong- tính sau! Người ta phải suy nghĩ rất kỹ cái nội dung mình cần truyền đạt tới người xem thông tin gì, khi đó mới quyết định làm công trình ra sao, đó mới là cách làm có Văn hóa.
Quay trở lại chuyện thi tuyển kiến trúc. Có lẽ khâu tổ chức cần xem xét lại. Tại sao không có phương án nào của các kiến trúc sư trong nước hay kiến trúc sư trong nước lại không tham gia một cách mặn mà?
Các kiến trúc sư nước ngoài thường tiến hành công việc rất chuyên nghiệp trong công tác tổ chức, nhưng để tìm kiếm ý tưởng kiến trúc, nhất là công trình văn hóa có bản sắc thì lại là chuyện khác.
Tôi tin là kiến trúc sư trong nước cũng có nhiều ý tưởng hay!
Bởi vậy chúng ta cần xem lại các vấn đề sau:1. Thực sự chúng ta có tư tưởng sính ngoại hay không?
2. Cái chúng ta cần là gì? Ý tưởng tốt hay trình bày đẹp, hay là công trình đẹp cho xã hội?
3. Phân tích, đánh giá kỹ kiến trúc sư ngoại hơn kiến trúc sư nội điểm nào, và khả năng kết hợp ra sao?
4. Chúng ta đã tạo điều kiện thuận lợi để khoa học kỹ thuật, nghệ thuật trong nước có cơ hội phát triển hay chưa?
Một vài ý kiến mong sao các cuộc thi tuyển kiến trúc của chúng ta sẽ phải trở thành sân chơi hấp dẫn cho giới kiến trúc sư, trước hết là ở trong nước. Có vậy, kỳ vọng các công trình kiến trúc của kiến trúc sư "nội" mới có thể thành hiện thực hấp dẫn, khiến người xem, người hưởng thụ tâm phục, khẩu phục.
-
KTS Ngọc Lâm