,
221
6881
Bay len VietNam
baylenvietnam
/baylenvietnam/
923052
Có thể nhắc “sử ta” ở đâu cũng vui!
1
Article
null
,

Có thể nhắc “sử ta” ở đâu cũng vui!

Cập nhật lúc 10:24, Thứ Tư, 18/04/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - “Ngay trong năm đầu nước nhà giành độc lập, vào ngày giỗ tổ đầu tiên của nước Việt Nam mới, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã lên Đền Hùng, thay mặt Nhà nước dâng hương cáo tổ với lễ vật là một tấm bản đồ Việt Nam và thanh bảo kiếm, báo cáo với tổ tiên đất nước ta vừa thoát khỏi ách ngoại xâm, giành được độc lập”.

1

Những bài học bên đường, trên sân trường nhắc thanh niên và "dân ta" nhiều điều

Thời gian từ khi đọc câu chuyện lịch sử này cho tới khi thực hiện chương trình “Dân ta phải biết sử ta” nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương khá dài, nhưng đây chính là “tiêu điểm” để ông Nguyễn Thiện cùng đồng nghiệp thực hiện tưởng “dạy lịch sử trên đường phố” lần thứ hai này.

Ông Nguyễn Thiện, Giám đốc Công ty Truyền thông Tiêu điểm cho biết: Chính lễ vật thiêng liêng cụ Huỳnh dâng “bề trên” gợi mở ra góc nhìn: Đất nước có được hình hài như hôm nay trước tiên nhờ Vua Hùng dựng nước, sau đó là nhờ các vị tiên liệt (sau này là các anh hùng liệt sĩ) đã có công giữ và mở mang bờ cõi. Chính vì thế, tuy chủ đề là giỗ tổ Hùng Vương, nhưng sẽ có 798 banner có kích thước 0.8mx2.85m, ghi lại tên, tuổi, công trạng các Vua Hùng và những vị vua về sau, theo thứ tự các triều đại, cho tới vị cuối cùng là Duy Tân.

Hàng trăm banner ghi nhận công ơn các vị vua Việt này nhằm nhắc nhở cháu con nhớ tới những người đã từng dựng nước, mở nước để có một đất nước Việt Nam. Tất cả được treo trên 17 tuyến đường chính, có nhiều cây xanh trong thành phố Hồ Chí Minh như Hùng Vương, An Dương Vương, L‎ý Thái Tổ, Pasteur, Trần Hưng Đạo, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Thị Minh Khai… và trong Công viên văn hoá Đầm Sen, Khu du lịch Suối Tiên – là những nơi có nhiều người dừng chân trong dịp nghỉ lễ sắp tới.

Theo Giáo sư Huỳnh Lứa, Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử TP.HCM, trình tự sắp xếp các đề mục (theo dòng chảy thời gian) là khoa học, hợp l‎ý, có tác dụng giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt từ thời Hùng Vương dựng nước. Qua đó, khi đọc thông tin này, đông đảo nhân dân có dịp nhớ ơn các bậc tiên liệt đã có công dựng nước, giữ nước, mở mang bờ cõi để bản đồ Việt Nam trọn vẹn như hôm nay.

Chương trình “Dân ta phải biết sử ta” lần thứ hai này được phối hợp giữa Công ty Truyền thông Tiêu điểm và Trung tâm Thông tin và Triển lãm, với quy mô rộng hơn, thực hiện từ ngày 17/4 đến 1/5/2007.

Bên cạnh chương trình này, chương trình “Học sử Việt trên sân trường” thể nghiệm lần đầu tại TP.HCM sẽ được Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCM và Công ty Truyền thông Tiêu điểm tổ chức tại 17 sân trường cấp ba trên địa bàn thành phố. Chương trình nhằm mục đích giới thiệu những danh nhân tiêu biểu thời đại Hồ Chí Minh tới tuổi trẻ thế hệ mới để các em hiểu hơn, tự hào về con người thời đại mình đang sống.

Qua các kì thi tuyển sinh đại học gần đây, điểm lịch sử rất thấp, nhiều bài bỏ giấy trắng, không ít học sinh mang một lỗ hổng trắng về lịch sử. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, trong 1800 thanh niên TP.HCM được hỏi, 40% không biết Hùng Vương là ai, 65% không biết Trương Định, 49% không biết Trần Quốc Toản và 73% không biết lai lịch tên đường phố họ đang sống (Nguồn: Thách thức với việc dạy và học sử - Dương Trung Quốc, Lao động, 20/8/2006). Điều này khiến những người làm chương trình “Học sử trên sân trường” – chương trình phương thức xã hội hoá” có thêm động lực để mong đưa “sử ta” đến với thế hệ trẻ - là một thành phần quan trọng. Và, theo họ, đưa được “sử ta” đến với “dân ta” thì bất kể ở đâu cũng vui lòng!

  • Mai Anh

Ý kiến của bạn về vấn đề này?

,
,