221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
513030
Sẽ có ''Vùng Thủ đô Hà Nội''
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Sẽ có ''Vùng Thủ đô Hà Nội''
,

(VietNamNet) - Bộ Xây dựng đang trình Thủ tướng Chính phủ Đề cương Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội. Theo đó, sẽ  triển khai hàng loạt chương trình, dự án lớn nhằm phát triển hạ tầng, cải thiện môi trường, giao thông, hạn chế tăng dân số... cho cả một vùng rộng lớn với trung tâm là thủ đô HN.

Sự phát triển của các tỉnh xung quanh ảnh hưởng lớn đến HN. Sự phát triển của HN cũng là động lực thúc đẩy các tỉnh xung quanh phát triển.

Nhiều chương trình, dự án quy mô vùng lớn

Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện các chương trình dự án  lớn có quy mô vùng như: giải toả các cơ sở kinh tế, dịch vụ gây ô nhiễm ra khỏi đô thị; hạn chế việc tăng dân số cơ học ở các quận trung tâm theo quy hoạch chung phê duyệt; ưu tiên xây dựng các đường vành đai  và các trục giao thông hướng tâm, tăng tỷ lệ giao thông tĩnh...

Phạm vi Vùng Thủ đô Hà Nội bao gồm: TP.Hà Nội và 7 tỉnh xung quanh: Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Hoà Bình, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 13.370km2 với dân số khoảng 11.800.000 người.
 
Để lập quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội, các nhà chuyên môn sẽ nghiên cứu cả khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và 14 tỉnh, thành phố ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển  Vùng Thủ đô: Bắc Giang, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang; tổng diện tích 75.099,0km2, dân số khoảng 19.053.000 người.

Đề cương Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội nêu rõ các chương trình, dự án lớn cần được triển khai trong quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội gồm: Dự án xây dựng quy hoạch hệ thống đô thị và mạng lưới dân cư trong vùng; Dự án quy hoạch các vùng chức năng (trung tâm vùng, vùng công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ du lịch...); Dự án quy hoạch và xây dựng các trục giao thông vùng (vành đai 4,5 của thủ đô Hà Nội, đường QL 18, QL 5 mới, phát triển mở rộng đường Láng Hoà Lạc, xây dựng hệ thống giao thông công cộng trong vùng)...
 
Các tỉnh trong Vùng Thủ đô có nhiệm vụ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, triển khai các công trình, dự án chuyên ngành có liên quan đến địa phương; chỉ đạo lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh với các nội dung: triển khai quy hoạch chung xây dựng hành lang các quốc lộ đi qua địa phận của tỉnh (QL1, QL2, QL3,  QL5, QL6 và QL18); quy hoạch xây dựng hệ thống các đô thị và khu dân cư nông thôn gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn; xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh gắn với quy hoạch tổng thể phát triển Vùng Thủ đô; phối hợp với TP.Hà Nội có giải pháp đồng bộ để giải quyết cơ bản tình trạng di dân tự do từ các tỉnh về Thủ đô; phối hợp với Hà Nội và giữa các tỉnh trong vùng để lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội phù hợp với quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô.

Tại sao cần toàn vùng góp mặt?

Những năm gần đây, do quá trình đổi mới về kinh tế, thu hút đầu tư, tăng trưởng nhanh, hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung và các khu công nghiệp địa phương thu hút một lượng lớn dân cư từ các tỉnh cả nước về thủ đô  dẫn đến cở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Hà Nội đang quá tải, gặp nhiều khó khăn trong đáp ứng nhu cầu về nhà ở, các công trình dịch vụ công cộng, trường học, bệnh viện, công viên cây xanh, nơi vui chơi giải trí, giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, cấp điện, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, đất phát triển các đầu mối hạ tầng kỹ thuật, đất phát triển đô thị mới...

Song song đó, các tỉnh xung quanh Thủ đô đất chật người đông, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp (503m2/người); nguồn lao động đồi dào nhưng trình độ còn thấp, các kỳ nông nhàn thường di cư tự do ra Thủ đô làm tăng sự di cư bất hợp pháp; hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém; mật độ dân số cao, kinh tế chủ đạo vẫn dựa vào nông nghiệp, tài nguyên khoáng sản nhìn chung nghèo, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, đời sống nhân dân chỉ ở mức dưới hoặc trung bình. Cho thấy, sự phát triển của các tỉnh xung quanh ảnh hưởng lớn đến Thủ đô và sự phát triển của Thủ đô cũng là động lực để phát triển của các tỉnh xung quanh.

Để có sự phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững cho Thủ đô và các tỉnh xung quanh thì một số vấn đề liên quan đến quy hoạch và xây dựng đô thị, đào tạo lực lượng lao động, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng  kỹ thuật và xã hội không thể giải quyết trong phạm vi  từng tỉnh riêng lẻ mà cần sự liên quan và phối hợp của toàn vùng như: các khu công nghiệp, các khu đô thị mới, nguồn nước mặt, các bãi đỗ xe, nhà máy nước, trạm xử lý nước thải, công viên, nghĩa trang, bãi chôn lấp rác... Việc lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội cho các tỉnh trong vùng Thủ đô và giữa các vùng trong cả nước cần có sự phối hợp chặt chẽ  giữa các địa phương và các Bộ, ngành liên quan đồng thời phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô làm cơ sở cho việc chỉ đạo thống nhất và phát huy hiệu quả vốn đầu tư.

Đề cương Quy hoạch xây dựng phát triển vùng Thủ đô Hà Nội định hướng quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô tới năm 2030, quy hoạch đợt đầu tới năm 2015.

  • Kiều Minh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,