221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1178226
Sân golf "chết yểu" nhường đất cho biệt thự, nhà vườn?
1
Article
null
Sân golf 'chết yểu' nhường đất cho biệt thự, nhà vườn?
,

- Một nghịch lý là tại đô thị lớn nhất nước, nơi có hàng trăm ha đất sân golf bị bỏ hoang thì hạ tầng đô thị (đường, công viên, nhà ở...) lại thiếu đất nghiêm trọng.

Theo cơ quan chức năng TP.HCM, số dự án xin đất làm sân golf tại TP lên tới 13 dự án; hiện có 7 dự án sân golf được cấp phép (chiếm 724ha).

 

Điều đáng lưu ý, các dự án sân golf bao giờ cũng đi kèm hạng mục địa ốc như nhà biệt thự, chung cư cao cấp, nhà vườn…

Đến sân golf… thuê biệt thự?

Khu công viên nước bị thua lỗ đang chuẩn bị được chuyển thành khu biệt thự cho thuê. Ảnh chụp tại dự án sân golf Việt - Hoa.      

Ngày 17/3, đến khu vực sân golf Hoa - Việt (diện tích 300ha, tại phường Long Bình, quận 9), chúng tôi thực sự bất ngờ với những thay đổi tại đây. Chính thức hoạt động từ tháng 12/1992 đến nay, dự án sân golf này khá “nổi tiếng” với khu Công viên nước Waterwolrd – công viên nước đầu tiên tại Việt Nam thu hút số lượng khách còn hơn mục tiêu chính bán thẻ vào sân golf. 

Thế nhưng đến nay, trước cổng khu công viên nước này là hàng rào sắt hoen rỉ, vắng bóng người. Một nhân viên làm trong sân golf cho chúng tôi biết, công viên nước đã ngưng hoạt động từ giữa tháng 7/2003 và đã xin chuyển mục đích sử dụng khu đất này.

Thực tế Công ty Hoa - Việt đã xin chuyển đổi khu công viên nước sang xây dựng nhà biệt thự cho thuê và bán từ năm 2005. Việc chuyển đổi đã được UBND TP chấp thuận điều chỉnh quy hoạch, tỷ lệ nhà ở kinh doanh chiếm 38% trong tổng diện tích chuyển đổi là 34ha (quyết định số 2629/QĐ-DA ngày 10/5/2005).

Như vậy, cùng với khu đất xây dựng biệt thự, hội quán 36,58 ha như giấy phép ban đầu, sau khi được phép chuyển đổi thêm diện tích đất từ công viên nước, diện tích đất dành cho địa ốc của sân golf Hoa – Việt lên tới con số kỷ lục: 70,5ha.

Đáng nói trong quá trình cho phép chuyển đổi khu đất này thành khu biệt thự cho thuê và bán, cơ quan chức năng đã “quên” thu tiền giá trị quyền sử dụng theo giá kinh doanh bất động sản (?). Và chỉ mới đây, khi có yêu cầu rà soát việc sử dụng đất sân golf trên địa bàn TP, khoản tiền cần thu này mới được tính toán lại. 

Dự án sân golf Hiệp Bình Phước bị đề nghị thu hồi giấy phép, chấm dứt hoạt động do nhiều năm không triển khai.  

Hiện TP có 6/7 dự án sân golf triển khai chậm, gây lãng phí lớn về đất đai. Do đó, TP yêu cầu các quận, huyện, sở, ngành chức năng đặc biệt lưu ý đối với các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư sân golf phải đảm bảo thi công và hoàn thành công trình đúng tiến độ, nếu vi phạm tiến độ thì thu hồi đất, chấm dứt hoạt động dự án, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư.

UBND TP yêu cầu các ngành xem xét, đề xuất thu hồi đất, thu hồi giấy phép đầu tư ngay trong năm 2009 với bốn dự án sân golf là  sân golf phường An Phú, sân golf Hoa - Việt,  sân golf Hiệp Bình Phước và sân golf Saigon Tourist.

Có điều, trong thời gian từ 1994 đến 2005, hoạt động sân golf của Hoa – Việt không hiệu quả và liên tục thua lỗ, nhưng gần đây, việc kinh doanh biệt thự lại có dấu hiệu “khởi sắc”! Sân golf này hiện có khoảng 90 căn biệt thự cho thuê với mức giá từ 2.000 USD - 4.000 USD/căn/tháng, chủ yếu phục vụ khách nước ngoài, công suất sử dụng khoảng 90%/năm. Dự tính, số biệt thự cho thuê có thể được nâng lên tới 250 căn…  

Việc “làm ăn được” của Hoa – Việt cho thấy: kinh doanh cho thuê biệt thự đang là nguồn thu đáng kể và là “cứu cánh” của dự án sân golf trong thời điểm suy thoái kinh tế hiện nay.

Không chịu thua kém Hoa - Việt, một dự án sân golf khác trên địa bàn quận 9 cũng “thẳng tiến” trên lĩnh vực kinh doanh địa ốc, đó là sân golf Tourist thuộc Công ty cổ phần (CP) Sài Gòn Gôn. Đây là công ty CP có sự góp vốn của “đại gia” du lịch và địa ốc gồm Tổng Công ty du lịch Sài Gòn, Công ty dịch vụ du lịch Thủ Đức, Công ty CP địa ốc Thành Nhơn.

Mục tiêu của dự án này là biến 156 ha đất thuộc khu vực nông trường Vườn Dừa (thuộc phường Long Trường, quận 9) thành một sân golf 18 lỗ hiện đại cùng dãy biệt thự cho thuê nhằm vào đối tượng là khách du lịch.

Được biết, diện tích xây dựng biệt thự cho khách thuê lên tới 18,34 ha; chiếm 11,7% diện tích toàn dự án.

Thế nhưng, nếu làm phép so sánh, hai dự án trên “chưa là gì” so với dự án sân golf 36 lỗ Tân Sơn Nhất (diện tích 162 ha). Với lợi thế là vị trí “vàng” ngay tại khu sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình), sân golf vừa được cấp phép vào tháng 3/2008 này sẽ “ra mắt” trong tương lai một khu liên hợp bao gồm: khách sạn, nhà hàng, khu chung cư và biệt thự cho thuê lên tới trên 10 ha. Theo nhận xét của một doanh nghiệp kinh doanh địa ốc có tiếng: ngay khi có quyết định quy hoạch 1/500 được phê duyệt, dự án sân golf – địa ốc này đã làm “nóng” nhiều nhà đầu tư bất động sản trên địa bàn TP.     

Đã đến lúc… “siết ” các dự án sân golf?

Có một nghịch lý, trong khi 7 sân golf của TP.HCM sử dụng 1.400 ha đất đô thị vẫn đang bị “treo” thì cũng tại chính các quận, huyện này, chính quyền phải giải tỏa thêm đất của người dân để xây dựng các công trình phúc lợi.  

Dự án sân golf của Công ty Hoa - Việt có mức chuyển đổi sang kinh doanh bất động sản đứng "đầu bảng" hiện nay với diện tích lên tới 70,5ha.    

 

Trong khi TP.HCM kêu “đất chật người đông” rất thiếu quỹ đất cho nhu cầu hạ tầng như: bệnh viện, chung cư, trường học... thì dự án sân golf hàng trăm ha, đền bù với giá rất thấp, không giải quyết được bao nhiêu lao động, hiệu quả kinh tế không rõ ràng thì có đáng để chúng ta hi sinh một quỹ đất lớn như vậy hay không?
Ông Đặng Văn Khoa – đại biểu HĐNDTP cho rằng: việc các dự án sân golf chậm chạp triển khai rồi “biến thể” thành các dự án biệt thự, nhà vườn, chung cư (trường hợp sân golf Hoa – Việt là một điển hình) thì TP.HCM cần xem xét lại việc cấp phép đối với các dự án này.

Theo ông Khoa: “TP nên nói “không” với các dự án sân golf. Trong khi TP kêu “đất chật người đông” rất thiếu quỹ đất cho nhu cầu hạ tầng như: bệnh viện, chung cư, trường học... thì dự án sân golf hàng trăm ha, đền bù với giá rất thấp, không giải quyết được bao nhiêu lao động, hiệu quả kinh tế không rõ ràng thì có đáng để chúng ta hi sinh một quỹ đất lớn như vậy hay không?”

“Quan điểm của tôi không đồng tình với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với các dự án sân golf như kinh doanh bất động sản, địa ốc…, các dự án sân golf là đáng nên dừng. Đây là một sai lầm trong quy hoạch của chúng ta.

 

Tất cả những lý do xin thành lập sân golf như để phục vụ thu hút đầu tư, nhu cầu giải trí của doanh nhân, của những nhà đầu tư đến TP này, bố trí đất ở những nơi sản xuất không tốt, tôi cho là hoàn toàn ngụy biện" – ông Khoa thẳng thắn.

 

Việc phát triển của sân golf hiện nay cũng làm “chóng mặt” ngay chính cơ quan cấp phép là Sở KH&ĐT. Sở này cho rằng, hiệu quả đầu tư của các sân golf chủ yếu là kinh doanh bất động sản và bán thẻ hội viên; việc thu phí chơi golf từ khách chơi khoảng từ 100 -250 USD/ngày/lượt, hiệu quả không cao, chậm thu hồi vốn đầu tư.  

 

Sở đã kiến nghị UBND TP xem xét lại nhu cầu và đối tượng chơi golf với quy hoạch mạng lưới golf trên địa bàn. Bởi, hiệu quả đem lại từ các dự án golf chưa rõ về các khoản thu cho ngân sách (đất đai, thuế), tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương.

 

 

  • Thái Thiện – Đoàn Quý  

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;