221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1019902
Hoàn tất cắm mốc biên giới Việt - Trung tại Lào Cai
1
Article
null
Hoàn tất cắm mốc biên giới Việt - Trung tại Lào Cai
,

(VietNamNet) - Ngày 30/12, tại Lào Cai đã diễn ra lễ mừng công ghi nhận việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên thực địa giữa Việt Nam-Trung Quốc. Đây là sự kiện quan trọng, không chỉ với Lào Cai mà với toàn bộ công việc phân giới căm mốc, mở đường để sáu tỉnh biên giới còn lại sớm hoàn tất cắm mốc trong 2008 như thỏa thuận cấp cao hai nước.

Đại diện hai nước Việt Nam - Trung Quốc tại lễ cắm mốc ở Lào Cai

Tới dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng; đại diện các bộ, ngành liên quan của Trung ương, một số địa phương và đại diện chính quyền các tỉnh biên giới Trung Quốc giáp Lào Cai.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nêu rõ: Phân giới cắm mốc là một công tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các tỉnh biên giới của hai bên. Trong năm 2007, công tác này đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Việc Lào Cai, tỉnh đầu tiên trong 7 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam đã hoàn thành kế hoạch Phân giới cắm mốc trên thực địa với tỉnh Vân Nam là sự kiện đánh dấu bước tiến thực chất, thúc đẩy toàn bộ công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung, phấn đấu đưa đường biên giới trên bộ giữa hai nước thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị và phát triển.

Phấn đấu hoàn tất phân giới cắm mốc vào 2008

Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo giới, trong đó khẳng định "Biên giới lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng của mọi quốc gia". Ông cho biết, Bộ Ngoại giao đã đặt mục tiêu hoàn tất việc cắm mốc trong năm 2008.

- Thưa ông, Hiệp định biên giới kỳ từ năm 1999 mà đến giờ mới có tỉnh đầu tiên là Lào Cai hoàn tất cắm mốc trên thực tế. Ông có thể bình luận gì về sự kiện này?

Đây là sự kiện quan trọng, không chỉ với Lào Cai mà với toàn bộ công việc phân giới căm mốc, là tín hiệu tốt. Đồng chí trưởng đoàn phân giới cắm mốc tỉnh Vân Nam nói đây là bông hoa đẹp, thì đúng như vậy. Đây là bông hoa đẹp của quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam – Trung Quốc, mở đường và khích lệ đối với sáu tỉnh biên giới còn lại sớm hoàn tất cắm mốc trong 2008 như thỏa thuận cấp cao hai nước.

Chúng ta đang đứng ở cột mốc này, nhưng điều quan trọng chưa dừng lại ở cắm mốc, mà là mở đường cho hợp tác kinh tế, phát triển, để đường biên giới Việt – Trung thực sự trở thành biên giới hòa bình, hợp tác và cùng nhau phát triển.

- Ước tính còn khoảng 15% công việc phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới trên bộ chưa tiến hành, mà ngành ngoại giao lại đặt mục tiêu trong 2008 hoàn tất, có nặng nề quá?

Hiện tại chúng ta mới hoàn thành 85-87% công việc. Khu vực tồn đọng, phần lớn là phức tạp, nhạy cảm tồn tại trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, hai nước đã ký thỏa thuận quan trọng để hoàn tất phân giới cắm mốc trong 2008. Có thể ngay sau đây thôi, hai nhóm phân giới cắm mốc của Lai Châu sẽ hoàn thành công việc, còn Hà Giang nhóm công tác số sáu cũng đang hoàn tất. Và một hai tháng nữa thôi, Quảng Ninh cũng hoàn thành công việc biên giới trên bộ. Với đà tạo ra những năm qua, tôi tin rằng trong 2008 chúng ta sẽ hoàn thành toàn bộ việc cắm mốc trên toàn tuyến biên giới trên bộ Việt – Trung. 

- Thưa ông, vừa rồi các diễn đàn trên Internet có thông tin rất khác nhau về Hiệp định biên giới trên bộ. Thậm chí đặt cả vấn đề Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi khi ký Hiệp định này. Là người trong cuộc, ông giải thích thế nào?

Biên giới lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng của mọi quốc gia. Với Việt Nam ta lại càng như vậy. Nhiều thế hệ đã chiến đấu vì chủ quyền, bảo vệ mảnh đất này. Dân tộc ta đi qua nhiều cuộc kháng chiến cũng để bảo vệ chủ quyền đó. Cho nên, biên giới lãnh thổ là vấn đề rất thiêng liêng với từng người dân, và với cả lãnh đạo nhà nước.

Tôi khẳng định thông tin mà bạn nghe thấy là hoàn toàn không có cơ sở. Vì khi chúng ta xây dựng Hiệp ước 1999 với Trung Quốc đã dựa trên nguyên tắc của đường biên giới lịch sử. Tức là đường biên giới được xác định trên hai công ước Pháp – Thanh 1885 và 1897. Có thể nói, Hiệp ước 1999 đã phản ánh đầy đủ nhất, trung thực nhất, chính xác nhất hai công ước đó. Cho nên không thể nói Việt Nam hay Trung Quốc mất đất. 

  • Hà Trường
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,