221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1253237
Câu chuyện nguy cơ vỡ nợ quốc gia ở Hy Lạp
0
Article
null
Câu chuyện nguy cơ vỡ nợ quốc gia ở Hy Lạp
,

Câu chuyện nguy cơ vỡ nợ quốc gia ở Hy Lạp đang làm nóng bầu không khí lạnh buốt giá ở châu Âu bắc bán cầu tuần này.

Một người đứng lặng trước cửa Ngân hàng quốc gia Hy Lạp. Ảnh Reuters


Huy động gấp vài tỷ để tránh vỡ nợ

Trong một diễn biến mới nhất, đứng trước nguy cơ vợ nợ quốc gia, Chính phủ Hy Lạp hôm 16/12 cho biết đã phát hành một đợt tín phiếu lãi suất rất cao cho 5 ngân hàng lớn tại châu Âu để tạm thời huy động 2 tỷ Euro (2,9 tỷ USD) nhằm ổn định thị trường tài chính trong nước.

Tín phiếu phát hành lần này, đáo hạn tháng 2/2015, có lãi suất cao hơn lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 6 tháng tới 250 điểm cơ bản (tương đương lãi suất Euribor kỳ hạn 6 tháng cộng thêm 2,5%).

Các ngân hàng tham gia đợt mua này bao gồm: National Bank of Greece SA, Alpha Bank AE, EFG Eurobank Ergasias SA, Piraeus Bank SA và Sanpaolo IMI SpA.

Trong hai ngày vừa qua, Thủ tướng George Papandreou đã buộc phải kêu gọi các tổ chức công đoàn và giới chủ trợ giúp chính phủ chống lại khủng hoảng. Trong khi Bộ trưởng Tài chính George Papaconstantiou cho biết chưa có bất cứ cuộc thương thuyết để giải cứu quốc gia này.

“Hiện tại các thị trường vẫn phản ứng đầy lo ngại đối với tình hình tài chính của Hy Lạp trong ngắn hạn. Các chính sách có thể áp dụng được, trong khả năng của nước này, tất cả đều gặp nhiều khó khăn”, - một nhóm chuyên gia phân tích của BNP Paribas SA cho biết.

“Trong vòng 3 tháng tới, chúng tôi sẽ đưa ra những quyết định mà đã không được áp dụng trong nhiều thập kỷ qua”, Papandreou nói và ông cho biết thêm nhiều giải pháp sẽ “đau đớn”, tuy nhiên, ông cũng hứa sẽ bảo vệ những người nghèo và tầng lớp trung lưu.

Theo các chuyên gia, bài phát biểu không thuyết phục của Papandreou khiến các nhà đầu tư gia vẫn còn nhiều nghi ngờ về sự phục hồi của các thị trường. Sở dĩ có tâm lý này là vì ông thủ tướng đã không đưa ra được các phương án cụ thể để giảm thâm hụt ngân sách.

Nguy cơ vỡ nợ quốc gia

Chính phủ Hy Lạp liên tục họp khẩn bàn kế thoát hiểm cho đất nước. Ảnh Reuters


Chuyện vỡ ra khi trong vòng một tuần, tối hôm 16/12, Tổ chức đánh giá tín dụng uy tín Standard & Poors tuyên bố, xếp hạng tín dụng dài hạn của Hy Lạp đã giảm từ mức A- xuống thành BBB+.

Tổ chức này đồng thời cũng cảnh báo rằng, nếu trong một thời gian ngắn nữa mà Chính phủ Hy Lạp không cải thiện tình hình tài chính, có khả năng xếp hạng tín dụng của Hy Lạp sẽ tiếp tục bị hạ xuống.

Trên thực tế vấn đề tài chính của Hy Lạp đã bị phát sinh từ lâu, hiện tại con số thâm hụt ngân sách đang chiếm 12% tổng thu nhập quốc nội (GDP) của nước này, vượt xa so với giới hạn 3% của các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Nợ công của Hy Lạp đã là 110% GDP.

Chính vì vậy mà khi trả lời trước Ủy ban tài chính của Quốc hội hôm đầu tuần, Bộ trưởng kinh tế Hy Lạp đã quy trách nhiệm  tiêu tiền quá trớn này cho chính phủ tiền nhiệm và khẳng định rằng chính phủ mới lên cầm quyền vài tháng qua đã cố gắng cắt giảm chi tiêu.

Giống như sự việc của Dubai, khủng hoảng lần này của Hy Lạp cũng bị giới phân tích cho rằng Hy Lạp có thể trở thành một “Lehman Brothers” thứ hai.

Báo chí phương Tây còn lo ngại thay cho Hy Lạp, rằng bế tắc tài chính hiện nay đang khiến Athenes lo ngại  cho chủ quyền của Hy Lạp.

Chủ tịch nhóm đồng tiền chung, Eurogroup, Jean Claude Junker thậm chí cũng cho rằng ông không loại trừ khả năng nhà nước Hy Lạp phá sản.

Dù vậy, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp đã tuyên bố với báo chí quốc tế rằng Hy Lạp không phải là Iceland hay Dubai và Hy lạp đã có kế hoạch riêng của mình, không cần phải chờ đến nước khác ra tay cứu vớt.

Vài tác động của vụ Hy Lạp tới thế giới

Vụ Hy Lạp lại một lần nữa khiến các nhà đầu tư toàn cầu càng thêm lo lắng về khủng hoảng các khoản nợ đang leo thang trên thế giới.

Trong trường hợp Hy Lạp lún sâu vào khủng hoảng tài chính, các nước thành viên khối Euro cũng sẽ gặp khó bởi đó là cơn địa chấn đủ làm chao đảo đơn vị tiền tệ chung của khu vực.

Công nhân Hy Lạp biểu tình phản đối Chính phủ. Ảnh Reuters


Cũng như trường hợp của Dubai, với rủi ro của các khoản nợ ngày một tăng cao của Hy Lạp thì chính những chủ nợ của Hy Lạp có thể đối mặt với nhiều rủi ro vào năm tới. Chỉ cần tăng thêm những khó khăn cho chính phủ, rủi ro trong việc giải quyết các khoản nợ ngày một tăng thêm.

Vụ Hy Lạp cũng cho thấy, khủng hoảng nợ không phải là bóng ma chuyên đe doạ nước nghèo. Nó đánh thẳng cả những nước đã phát triển giàu mạnh lâu nay.

Theo một báo cáo của Credit Suisse hôm 16/12, từ năm 2007 cho đến nay, nợ của các nước phát triển chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, có thể lên đến 21%. Để có thể ứng phó với khủng hoảng và thúc đẩy nền kinh tế phục hồi, Mỹ và các nước phát triển bắt đầu rơi vào tình trạng ngập trong nợ nần.

Theo một nghiên cứu của Moodys, có thể thấy, từ năm 2007 đến năm 2010 nợ công của toàn thế giới sẽ tăng lên thành 15.300 tỷ USD, trong đó tám phần là đến từ nhóm G7 của Phương Tây. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cảnh báo rằng, đến năm 2014, nợ công của các nền kinh tế phát triển trong nhóm G20 có thể chiếm 118% GDP, cũng không khác gì tình cảnh hiện tại của Hy Lạp ở hiện tại.

Còn với phần còn lại của thế giới, giờ đây ai cũng phải lưu ý một điều rằng, sau các địnhchế tài chính xuyên quốc gia, các tập đoàn toàn cầu, thì giờ đây đã đến lượt một số quốc gia cũng phải đối mặt với nguy cơ bị phá sản.

  • Nhật Vy (Theo Reuters, Financial Times, Bloomberg)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,