221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
611986
Những điều ít biết quanh sự kiện Giáo Hoàng qua đời
1
Article
null
Những điều ít biết quanh sự kiện Giáo Hoàng qua đời
,

Hôm nay (8/4), lễ an táng Đức cố Giáo Hoàng John Paul II sẽ được tổ chức tại Vatican. Xung quanh sự kiện Giáo Hoàng John Paul II qua đời, có nhiều điều còn ít được biết đến. Có những điều lần đầu tiên xảy ra trong nghi thức tang lễ một vị Giáo Hoàng.

Xác nhận cái chết của Đức Giáo Hoàng bằng điện tâm đồ

Cố Giáo Hoàng John Paul II được liệm bằng phẩm phục màu đỏ.

Tòa Thánh lật qua một trang mới khi cho công bố chi tiết về giấy chứng tử của Đức Giáo Hoàng. Trước đây, vị Hồng Y Nhiếp Chính thường dùng búa bằng bạc gõ vào trán 3 lần và kêu tên vị Giáo Hoàng để chắc chắn ngài đã chết.

Lần này, thay vì chỉ dùng búa bằng bạc, vị bác sĩ riêng của Đức Giáo Hoàng John Paul II đã dùng điện tâm đồ. Sau đó, Tòa Thánh công bố toàn bộ chi tiết bệnh trạng dẫn đến cái chết của Ngài. Một điều chưa bao giờ xảy ra.

Tại sao thi hài Đức cố Giáo Hoàng được mặc phẩm phục đỏ?

Màu đỏ "có liên quan tới các ngày lễ của các Thánh Tông Đồ" - Đức Ông Anthony Sherma, Phó Giám đốc Văn phòng Phụng vụ của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ cho biết.

Đức Ông giải thích thêm, Đức Giáo Hoàng là người kế vị Thánh Phê rô Tông đồ, người đứng đầu trong số các tông đồ của Chúa Giê su. Bất cứ ĐGH nào tạ thế thì phẩm phục cũng sẽ là màu đỏ và bất kỳ Ngài tạ thế vào mùa nào, mùa Chay, mùa Vọng. Thi hài của ĐGH khi đưa vào quan tài trong ngày 8/4 chắc chắn sẽ được mặc phẩm phục màu đỏ.

Khi Đức Giáo Hoàng hấp hối, lần đầu tiên quảng trường Thánh Peter để ngỏ

Soạn: AM 344395 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Từ khi Đức GH John Paul II hấp hối, quảng trường Thánh Peter luôn đông nghịt.

Sự bình dân và nổi tiếng của cố GH John Paul II lúc còn sống cũng đã tạo nên nhiều vấn đề về tổ chức cho Tòa Thánh. Khi Ngài đang hấp hối, hàng mấy chục ngàn người tràn vào quảng trường Thánh Peter để cầu nguyện cho Ngài.

Trong đêm thứ Năm, Tòa Thánh còn đóng quảng trường Thánh Peter nhưng sau đó lại để ngỏ. Các viên chức Tòa Thánh cũng tham gia các buổi cầu nguyện diễn ra trước tiền đình Đền thờ Thánh Peter. Trong những giờ phút đó, trước cả hàng trăm ngàn người đứng, quỳ đọc kinh cầu nguyện mà chẳng có viên chức Tòa Thánh nào có bài bản trong tay.

Thông báo tin Giáo Hoàng qua đời bằng Email

Cách thức thông báo cái chết của Giáo Hoàng lần này cũng là một điều chưa từng có: bằng email. Điều này tạo ra một sự hoảng loạn tại phòng báo chí Tòa Thánh, nơi hàng trăm nhà báo ngồi chờ tin tức. Đa số đã trông chờ tiến sĩ Joaquins Navarro-Valls đích thân ra thông báo.

Trong nhiều năm nay, văn phòng báo chí Tòa Thánh đã có ước lệ với các thông tấn xã lớn, trong đó có thông tấn xã CNS của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ là khi có tin tức gì quan trọng, Văn phòng sẽ gởi email cho họ, đồng thời SMS vào điện thoại di động để họ biết mà mở email ra xem hầu thông báo kịp thời trên toàn thế giới.

Vì thế, sau khi Đức cố GH John Paul II qua đời, điện thoại di động của các ký giả trên thế giới rung lên và email thông báo về cái chết của Đức Thánh Cha xuất hiện ngay sau đó. Việc này gây ra hoang mang cho các nhà báo trực ngay tại chỗ. Nhiều người lầu bầu vì nhận được tin trễ. Họ khẩn khoản yêu cầu các nhân viên xác nhận tin Đức Thánh Cha qua đời. Tình trạng lộn xộn tại phòng báo chí Tòa Thánh diễn ra khá lâu. Một lúc sau ông Valls mới xuất hiện để bổ sung thêm các chi tiết.

Trong thời đại Internet, phát sinh trong triều đại Giáo Hoàng John Paul II, cái chết của Ngài cũng được đánh dấu bởi những dấu chỉ của thời đại. Trang chủ website Vatican được thay đổi ngay sau cái chết của Ngài với chủ đề "Sede Vacante" (Tòa Thánh trống ngôi) và hàng loạt những hình ảnh trong suốt 26 năm 5 tháng 18 ngày của triều đại Giáo Hoàng John Paul II.

Lần đầu tiên, thi hài của một Giáo Hoàng được truyền hình trực tiếp

Hình ảnh thi hài một vị Giáo Hoàng theo truyền thống vẫn được xem là điều gì đó cần phải được bảo vệ khỏi giới truyền thông. Phải có những phép tắc đặc biệt lắm mới có thể chụp hình. Lần này, cả những phóng viên đang đứng lang thang ngoài đường cũng được nhanh chóng mời vào. Một chương trình truyền hình trực tiếp được cho phép quay hình và truyền đi toàn thế giới.

Số nguyên thủ quốc gia đến viếng đạt mức kỷ lục

Đoàn Hoa Kỳ viếng thi hài Đức cố Giáo Hoàng John Paul II.

Hơn 200 vị nguyên thủ quốc gia sẽ đến Roma tham dự tang lễ Đức Cố Giáo Hoàng John Paul II được tổ chức vào 10 giờ sáng nay, 8/4.

Trong tang lễ của vị tiền nhiệm Đức Giáo Hoàng John Paul I, không có sự hiện diện của vị Tổng thống nào. Và trong tang lễ của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI qua đời năm 1978 chỉ có ba vị nguyên thủ quốc gia là Tổng thống xứ Malta, Zambia và Lebanon.

Mặc quần Jeans hay đội mũ bóng rổ cũng được vào viếng

Yêu cầu ăn mặc chỉnh tề vẫn được duy trì với những người đến viếng thi hài Đức Giáo Hoàng. Nhưng lần này, người ta thấy một người đội mũ chơi bóng rổ và các thanh niên thiếu nữ mặc quần jean cũng được cho phép vào viếng.

Những người khiêng thi hài sẽ không thay đổi

Theo cuốn sách nghi lễ an táng Giáo Hoàng, nếu Đức Giáo Hoàng được chôn cất dưới hầm Đền Thờ Thánh Phêrô, thì những người đã khiêng thi hài Đức Giáo Hoàng từ Dinh Tông Tòa đến Đền Thờ Thánh Phêrô, sẽ là những người đưa linh cữu Giáo Hoàng xuống hầm Đền Thờ.

Sau Thánh Lễ an táng là Thánh Lễ Tưởng Niệm được gọi là "novendiali" được tổ chức 9 ngày và công chúng được phép tham dự. Những vị cử hành Thánh Lễ này được luân phiên và thuộc vào trong 7 nhóm: nhà nguyện giáo hoàng, giáo sĩ cự ngụ trong thành Vatican, Giáo Phận Roma, giáo sĩ thuộc các Vương Cung Thánh Đường chính tại Roma, Giáo Triều Roma, Giáo Hội Đông Phương và cuối cùng là các Dòng Tu.

Khi các Thánh Lễ tưởng niệm 9 ngày kết thúc, giáo hội Công Giáo bước sang giai đoạn khác là các nghi thức và phụng vụ theo như trong cuốn “Ordo Ritưm Conclavis” (Nghi Thức của Cơ Mật Viện).

Bầu tân Giáo Hoàng: chỉ có 3 vị Hồng y cũ

Trong ngày hội nghị các Hồng Y lần thứ 3 vào ngày 6/4, Hồng Y Đoàn đã quyết định ngày khai mạc Cơ Mật Viện để bầu Tân Giáo Hoàng vào ngày thứ Hai 18/4, sau khi vừa kết thúc đúng 9 ngày lễ tưởng niệm Đức cố Giáo Hoàng John Paul II.

Lần họp Cơ Mật Viện lần này chỉ có 3 vị Hồng y đã từng ở trong Cơ Mật Viện bầu Đức GH John Paul II tham dự, còn tất cả đều là những vị Hồng y đầu tiên đi bầu tân Giáo Hoàng. Trong đó có Đức Hồng y từ Việt Nam Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn.

Thông báo Giáo Hoàng mới không chỉ có khói trắng mà còn cả chuông

Một trong những ước mong và trăn trối của Đức Giáo Hoàng trước khi chết là lần tới, khi bầu cử thành công vị tân Giáo Hoàng, thì ngoài làn khói trắng trên ống khói nguyện đường Sistine còn có thêm chuông Đền Thánh Phêrô sẽ reo vang nữa. Đức TGM Piero Marini, Trưởng ban Nghi lễ Phủ Giáo Hoàng, cho biết.

Lý do là trong quá khứ đã có những lần dân chúng đứng đợi ở dưới quảng trường Thánh Peter không thể phân biệt được rõ ràng khi nào thực sự là khói đen và khi nào là khói trắng.

  • V.T (Tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,