221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
609854
Nguyên thủ 42 nước về Rome dự tang lễ Giáo hoàng
1
Article
null
Nguyên thủ 42 nước về Rome dự tang lễ Giáo hoàng
,

Theo ước tính ban đầu, tang lễ đức Giáo hoàng John Paul II sẽ có sự tham gia của lãnh đạo 42 quốc gia trên thế giới và Tổng thư ký LHQ Kofi Annan.

Nghi lễ:

Thi hài Giáo hoàng được chuyển từ Vatican tới Nhà thờ St. Peter's để công chúng tới viếng.

Lễ tang và lễ mai táng sẽ được tiến hành vào ngày thứ 6 tuần này (8/4). Các nhà lãnh đạo thế giới cùng nhiều chính khách quan trọng khác sẽ tham dự tang lễ. Nhiều hồng y giáo chủ bao gồm những vị sẽ tham gia Họp kín cũng sẽ có mặt.

Hồng y chủ tế sẽ là Chủ tịch Hội đồng Hồng y giám mục, hiện là Hồng y giáo chủ Joseph Ratzinger, người Đức.

Lễ tang sẽ kéo dài trong hơn 2 giờ đồng hồ.

Trong buổi lễ, các lính gác người Thuỵ Sĩ mặc đồng phục 3 màu hồng, vàng và đỏ sẽ quỳ gối, tay phải cầm kích còn tay trái chào.

Tại lễ tang Đức Giáo hoàng John Paul I năm 1978, quan tài của Ngài được đặt trên một tấm thảm dày ngay trước bệ thờ. Các Hồng y giáo chủ mặc lễ phục màu đỏ thắm xếp hàng đi vào theo thứ tự thâm niên và lần lượt ngồi xuống ghế.

Trong lễ tang hai vị Giáo hoàng trước, một quyển kinh Phúc âm được đặt trên nóc quan tài để tượng trưng cho sự trở lại với địa vị bình thường.

Vài thế kỷ trở lại đây, nhiều Giáo hoàng đã chọn lựa nơi chôn cất ngay tại hầm mộ Nhà thờ St. Peter's. Sau đám tang, quan tài của Giáo hoàng sẽ được khiêng qua "cánh cửa tử thần" ở bên trái bệ thờ chính trong Nhà thờ St. Peter's.

Một hồi chuông sẽ ngân lên.

Rồi quan tài được hạ xuống một chiếc quách bằng đá cẩm thạch và chiếc quách được đậy lại bằng một phiến đá lớn.

Danh sách các vị khách danh dự tới lễ tang Giáo hoàng John Paul II được xếp theo vần chữ cái tên nước:

Albania: Tổng thống Al Moisiu, Thủ tướng Fatos Nano

Argentina: Phó Tổng thống Daniel Scioli, Ngoại trưởng Rafael Bielsa.

Áo: Tổng thống Heinz Fischer, Thủ tướng Wolfgang Schuessel, Chủ tịch Nghị viện Andreas Khol.

Bỉ: Quốc vương Albert II, Hoàng hậu Paola, Thủ tướng Guy Verhofstadt.

Brazil: Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva.

Anh: Thái tử Charles, Thủ tướng Tony Blair.

Bulgaria: Tổng thống Georgi Parvanov.

Canada: Thủ tướng Paul Martin.

Chile: Ngoại trưởng Ignacio Walker.

Colombia: Phó Tổng thống Francisco Santos.

Costa Rica: Tổng thống Abel Pacheco.

Cộng hoà Czech: Tổng thống Vaclav Klaus, Ngoại trưởng Cyril Svoboda.

Cộng hoà Dominica: Đệ nhất phu nhân Margarita Cedeno và Đại sứ Dominica tại Vatican Carlos Rafael Marion-Landais.

El Salvador: Đệ nhất phu nhân Ana Ligia Mixco de Saca, Ngoại trưởng Francisco Lainez.

Estonia: Tổng thống Arnold Ruutel.

Phần Lan: Thủ tướng Matti Vanhanen.

Pháp: Tổng thống Jacques Chirac và Phu nhân Bernadette.

Đức: Thủ tướng Gerhard Schroeder, Tổng thống Horst Koehler.

Guatemala: Tổng thống Oscar Berger cùng phu nhân; Ngoại trưởng Jorge Briz và người được giải Nobel Hoà bình Rigoberta Menchu.

Haiti: Thủ tướng lâm thời Gerard Latortue.

Hungary: Tổng thống Ferenc Madl, Thủ tướng Ferenc Gyurcsany.

Ấn Độ: Phó Tổng thống Bhairon Singh Shekhawat.

Ai Len: Tổng thống Mary McAleese, Thủ tướng Bertie Ahern.

Lativa: Tổng thống Vaira Vike-Freiberga.

Lebanon: Tổng thống Emile Lahoud, Thủ tướng Omar Karami.

LIECHTENSTEIN: Hoàng tử Hans-Adam II, Công chúa Marie, Hoàng tử Nicholas.

LITHUANIA: Tổng thống Valdas Adamkus.

LUXEMBOURG: Đại Công tước Henri và Nữ Đại công tước Maria Teresa, Thủ tướng Jean-Claude Juncker.

NICARAGUA: Tổng thống Enrique Bolanos, Ngoại trưởng Norman Caldera, Đại sứ tại Vatican Armando Luna.

PANAMA: Đệ nhất phu nhân Vivian Fernandez de Torrijos.

Ba Lan: Tổng thống Aleksander Kwasniewski và Phu nhân, Thủ tướng Marek Belka, Cựu Tổng thống Lech Walesa.

Bồ Đào Nha: Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jose Manuel Barroso, Tổng thống Jorge Sampaio.

ROMANIA: Tổng thống Traian Basescu, Thủ tướng Calin Popescu Tariceanu.

Nga: Thủ tướng Mikhail Fradkov; Tổng giám mục Kirill, Ngoại trưởng theo Nhà thờ chính thống Nga.

Serbia và Montenegro: Tổng thống Kosovo Ibrahim Rugova.

Slovakia: Tổng thống Ivan Gasparovic, Chủ tịch Quốc hội Pavol Hrusovsky.

Tây Ban Nha: Thủ tướng Jose Luis Rodriguez Zapatero, Quốc vương Juan Carlos và Hoàng hậu Sofia.

Thuỵ Sĩ: Tổng thống Samuel Schmid.

Syria: Tổng thống Bashar Assad.

LHQ: Tổng thư ký Kofi Annan.

Mỹ: Tổng thống George Bush và Đệ nhất phu nhân Laura.

Uruguay: Đệ nhất phu nhân Maria Auxiliadora Delgado de Vazquez.

Venezuela: Ngoại trưởng Ali Rodriguez, Bộ trưởng Kế hoạch Jorge Giordanni.

(HT - Tổng hợp) 

Hai triệu người sẽ dự lễ tang Giáo hoàng

Rome đang gấp rút tiến hành những công việc cần thiết để sẵn sàng tiếp đón 2 triệu người hành hươngtới nói lời vĩnh biệt với Giáo hoàng John Paul II.


 

Chùm ảnh: Thế giới tưởng niệm Giáo hoàng John Paul II
Thi hài của Giáo hoàng đang được quàn tại Toà thánh Vatican trong niềm tiếc thương vô hạn của hơn 1 tỉ tín đồ Thiên chúa giáo trên thế giới.
 

 

Thế giới bày tỏ tình cảm trước tin Giáo hoàng qua đời
Hôm nay, Thủ tướng Phan Văn Khải đã gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Tòa Thánh Vatican sau khi được tin Đức Giáo Hoàng John Paul II qua đời.
 

 

Chùm ảnh mọi người tiếc thương Đức Giáo hoàng
Trước tin Giáo Hoàng John Paul II qua đời thọ 84 tuổi, người dân trên khắp thế giới đau buồn, tiếc thương trước sự ra đi của người.

 

Đức Giáo hoàng qua đời tại Toà thánh Vatican
Giáo Hoàng John Paul II, vị giáo hoàng trị vì lâu nhất lịch sử, đã từ trần tại Toà thánh

 

Italia hoãn mọi hoạt động thể thao cuối tuần
 

Ủy ban Olympic Italia quyết định ngừng mọi sự kiện thể thao cuối tuần để tỏ sự kính trọng đối với Giáo hoàng John Paul II, người đang sắp về bên Chúa.

 

 

Chuyển giao quyền lực tại Vatican thời hậu John Paul II
Theo John Paul II, vị Giáo hoàng kế tiếp sẽ là một Hồng y giáo chủ tuổi từ 62-72, nói được tiếng Italia và tiếng Anh. Người này sẽ phản ánh quan niệm của ông...
 

 

Vatican âm thầm chuẩn bị hậu sự cho Giáo hoàng
Trong lúc hàng triệu tín đồ Thiên chúa giáo đang đợi giờ phút vĩnh biệt Giáo hoàng, tại Rome, công việc chuẩn bị hậu sự cho Ngài đang được âm thầm tiến hành.
 

 

Lo âu đợi tin về Giáo hoàng
Mặt trời lặn dần, màn đêm buông xuống Quảng trường Thánh Peter, nhưng rất nhiều người vẫn đứng đó nguyện cầu và đợi tin về tình hình sức khoẻ của Giáo hoàng.
 

 

Cuộc đời Giáo hoàng John Paul II
Sự kiện Karol Wojtyla được phong làm Giáo hoàng năm 1978 là một bước ngoặt đối với Nhà thờ Thiên chúa giáo.
 

 

Chùm ảnh thế giới nguyện cầu cho Giáo hoàng
Tín đồ Thiên chúa giáo trên khắp thế giới đang nguyện cầu cho Giáo hoàng John Paul II, sau khi Vatican tuyên bố Giáo hoàng đang cận kề giây phút về bên Chúa.

 

 

 

 

 

Thương tiếc Đức Giáo hoàng John Paul II

GH John Paul II qua đời để lại niềm tiếc thương không chỉ với những người Công giáo mà cả những người thuộc tôn giáo khác. Lời chia sẻ của độc giả VietNamNet... 

 

 

Bạn đọc VietNamNet cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng
Sức khỏe của Đức Giáo Hoàng đang ngày một xấu đi nghiêm trọng. Giờ phút Ngài đang lâm chung. Bạn đọc VietNamNet

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,