Nhà nước chỉ giữ 100% vốn đối với 21 loại DN
15:00' 25/08/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Thủ tướng Chính phủ hôm qua (24/8) đã ký QĐ số 155/2004/QĐ-TTg ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty nhà nước. Quyết định này nêu rõ 21 lĩnh vực quan trọng mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn.

Sẽ mở rộng diện CPH các DNNN.

Đó là các công ty hoạt động trong các ngành, lĩnh vực: sản xuất, cung ứng vật liệu nổ, hóa chất độc, phóng xạ; hệ thống truyền tải điện quốc gia; mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế; điều hành bay; in tiền và chứng chỉ có giá; xổ số kiến thiết; các nhà xuất bản; chiếu sáng đô thị; thoát nước... Những công ty nhà nước đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất, phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa cũng được liệt vào danh mục các DN 100% vốn nhà nước. Bên cạnh đó là những công ty có vốn nhà nước lớn hơn 30 tỷ đồng; mức thu nhập bình quân 3 năm liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên, như dầu mỏ, khai thác quặng có chất phóng xạ, đóng và sửa chữa phương tiện vận tải đường không...

Cũng trong quyết định này, các DN thuộc diện CPH sẽ được mở rộng. Một loạt ngành nghề sản xuất các sản phẩm quan trọng trước đây nằm trong danh mục DN 100% vốn nhà nước: sản xuất điện, khai thác khoáng sản; sản xuất kim loại đen - màu; sản xuất phân bón; khai thác - lọc - cung cấp nước sạch; kinh doanh tiền tệ - bảo hiểm, cung cấp hạ tầng mạng viễn thông... nay có thể CPH, trong đó Nhà nước nắm trên 50% tổng số cổ phần.

Một số lĩnh vực mà Nhà nước sẽ không còn nắm quyền chi phối cũng sẽ được CPH, đó là sản xuất muối ăn, đường, sữa, bia (dưới 50 triệu lít/năm), cồn và rượu (dưới 10 triệu lít/năm), dầu thực vật, kiểm định hàng hóa và in các loại (trừ nhãn mác, bao bì).

Thủ tướng cũng quy định rõ phương thức xử lý với các DN 100% vốn nhà nước khi kinh doanh không có hiệu quả, thua lỗ kéo dài và không thực hiện được việc chuyển đổi sở hữu: 2 năm thua lỗ liên tiếp nhưng chưa đến mức giải thể, phá sản sẽ bị sáp nhập (nếu không thể trả được nợ thì phá sản); 3 năm thua lỗ liên tiếp, mất khả năng thanh toán khi đến hạn thì giải thể.

Đối với tổng công ty nhà nước, ngoài những yêu cầu về lĩnh vực hoạt động (sản xuất kinh doanh những mặt hàng quan trọng), có vốn nhà nước từ 500 tỷ đồng trở lên, đối với ngành đặc thù là không dưới 100 tỷ đồng, phải đảm bảo mức nộp ngân sách từ 50 tỷ đồng trở lên và ngành đặc thù phải nộp ngân sách hằng năm tối thiểu 20 tỷ đồng (thay vì 10 tỷ đồng như hiện nay). Bên cạnh đó các tổng công ty còn phải đảm bảo có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Không đáp ứng được các điều kiện này, theo QĐ 155, tổng công ty nhà nước sẽ phải sắp xếp lại theo hướng sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể sau khi sắp xếp lại các công ty thành viên.

  • H.Y

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đà Nẵng: 5 giải pháp lớn phát triển kinh tế biển (21/08/2004)
Ban hành quy chế khen thưởng DN, giám đốc tiêu biểu (19/08/2004)
Vĩnh Long: hỗ trợ 50% quảng cáo cho nhà đầu tư (19/08/2004)
Hà Nội cần 9 tỷ USD phát triển công nghiệp chủ lực (18/08/2004)
Lộ trình xây dựng Luật Giao dịch điện tử sẽ "siêu ngắn"? (17/08/2004)
VCCI cùng Hội Luật gia hỗ trợ DN (12/08/2004)
Hợp nhất Luật DN: Không dễ! (12/08/2004)
TCT phải bồi thường nếu gây thiệt hại cho thành viên (11/08/2004)
TP.HCM: Giải quyết hơn 500.000 hồ sơ nhà đất (07/08/2004)
Lao Bảo sẽ trở thành "Thâm Quyến" của Việt Nam? (05/08/2004)
171 thương hiệu vào chung kết giải Sao Vàng đất Việt (04/08/2004)
J.W Thompson VN không được trực tiếp làm dịch vụ quảng cáo (31/07/2004)
Không được đấu thầu TPCP nếu bị kiểm soát đặc biệt (30/07/2004)
Tham gia hội nhập, năng lực DN mới mạnh lên (29/07/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang