221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1132025
Phát hiện hơn 600 tỷ đồng tiền điện chênh lệch của EVN
1
Article
null
Phát hiện hơn 600 tỷ đồng tiền điện chênh lệch của EVN
,

 - Qua kiểm toán, số tiền chênh lệch tăng giá bán điện năm 2007 được xác định là 3.402,940 tỷ đồng chứ không phải là 2.763 tỷ đồng như EVN báo cáo.

Kiểm toán Nhà nước đã công bố báo cáo tài chính năm 2007 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Phạm vi kiểm toán bao gồm: kiểm toán báo cáo tài chính năm 2007 và các thời kỳ trước, sau có liên quan của công ty mẹ và 32/54 đơn vị sản xuất kinh doanh thành viên thuộc EVN.

Đầu tư ra ngoài ngành chưa hiệu quả

Kết quả kiểm toán cho thấy, tổng tài sản của EVN tính đến 31/12/2007 là 185.180 tỷ đồng, trong đó tổng tài sản (nguồn vốn) của công ty mẹ là 118.242 tỷ đồng.

Khả năng thanh toán nợ của EVN tại thời điểm 31/12/2007 cơ bản đảm bảo. Khả năng thanh toán hiện hành (tổng tài sản/tổng nợ phải trả) của công ty mẹ là 1,85 lần, của EVN là 1,73 lần. Tỷ lệ nợ phải trả /vốn chủ sở hữu khá lành mạnh, tại công ty mẹ là 1,17 lần và cả EVN là 1,44 lần cho thấy EVN và công ty mẹ hoạt động chủ yếu bằng vốn tự có. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tại Công ty mẹ là 1,6 lần, EVN là 1,94 lần.

Các chỉ tiêu trên phản ánh khả năng thanh toán nợ, khả năng tài chính của EVN tại thời điểm 31/12 2007 là cơ bản đảm bảo, lành mạnh.

Đầu tư ra bên ngoài của EVN có lợi nhuận khoảng 600 tỷ đồng trong năm 2007, riêng lĩnh vực viễn thông chỉ có lãi 60 tỷ đồng.

Ông Vương Đình Huệ, Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết đã cảnh báo EVN về vấn đề này. Đầu tư vào viễn thông  tuy vẫn có lãi nhưng lợi nhuận không cao so với tổng vốn đầu tư và làm nảy sinh một  vấn đề có thể gây ảnh hưởng tiêu cực trong tương lai.

Một số cá nhân và tập thể thuộc Công ty Viễn thông điện lực thời gian qua đã  thiếu trách nhiệm trong quản lý để phát sinh công nợ khó đòi, quyết toán vốn đầu tư chậm, kéo dài.

Tổng tài sản của EVN tính đến 31/12/2007 là 185.180 tỷ đồng. Ảnh TTXVN

 Tóm lại, EVN chưa huy động và tập trung hết các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu chính của mình (trong tổng số vốn đầu tư tài chính dài hạn 49.718 tỷ, thì lượng vốn đầu tư ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện như viễn thông điện lực, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản và lĩnh vực khác là 3.590,494 tỷ đồng, chiếm 7,22%/vốn đầu tư và 4,82 %/tổng nguồn vốn chủ sở hữu). Với số vốn đầu tư ra ngoài ngành này, nếu tập trung lại cũng có thể xây dựng được 1 nhà máy nhiệt điện công suất  200 MW.

Vướng xử lý số tiền điện chênh lệch năm 2007

Qua kiểm toán, số tiền chênh lệch tăng giá bán điện năm 2007 được xác định là 3.402,940 tỷ đồng chứ không phải là 2.763 tỷ đồng như EVN báo cáo. Nếu tất cả chênh lệch tăng giá điện (3.402,940 tỷ đồng) đều được tính vào kết quả kinh doanh thì tổng lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ là 2.348,406 tỷ đồng, bằng 5,92% trên doanh thu và 3,27% trên vốn chủ sở hữu; của EVN là 4.376,415 tỷ đồng, bằng 7,52% trên doanh thu và 5,88% trên vốn chủ sở hữu.

Trường hợp tách riêng chênh lệch thu được từ tăng giá điện (3.402,940 tỷ đồng), chuyển thẳng vào quỹ đầu tư mà không hạch toán vào kết quả kinh doanh thì lợi nhuận của EVN sẽ còn 973,475 tỷ đồng, tính riêng lợi nhuận điện thì EVN lỗ  trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện là 506,077 tỷ đồng.

Theo ông Huệ, việc xử lý số tiền này phải tuân thủ 3 văn bản pháp luật là Luật thuế thu nhập DN, Thông tư số 64/1999/TT-BTC về chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong DN nhà nước ngày 7/6/1999 và Quyết định số 276/2006/QĐ-TTg ngày 4 tháng 12 năm 2006 về giá bán điện của Thủ tướng Chính phủ. Việc thực hiện như thế nào phải căn cứ vào con số 3.402 tỷ đồng chứ không phải là con số 2.763 tỷ như EVN báo cáo.

Thực tế không đơn giản. Nếu cho hết vào Quỹ đầu tư phát triển, thì EVN lỗ 506 tỷ đồng, dẫn đến Nhà nước phải thoái thu thuế thu nhập DN cho EVN sơ bộ tính toán cũng hàng trăm tỷ đồng mà khoản này đã đưa vào ngân sách Nhà nước. 

Tiến độ đầu tư các dự án điện chậm

Qua kiểm toán cũng cho thấy thực hiện tiến độ đầu tư theo quy hoạch phát triển hệ thống điện quốc gia giai đoạn 2006 -2015 (Tổng sơ đồ 6) trong 2 năm 2006, 2007 còn chậm.  Với 6 dự án nguồn điện, EVN chỉ đảm bảo tiến độ (năm) được 3 dự án (Đuôi hơi Phú Mỹ 2.1 MR, Thủy điện Sê San 3, Thủy điện Quảng Trị); còn 2 dự án (Thủy điện Tuyên Quang 1, Thủy điện Đại Ninh) chậm tiến độ đến năm 2008 mới đưa vào vận hành, dự án Nhiệt điện Uông bí MR 1 đưa vào vận hành (năm 2007) thường xuyên bị sự cố chưa thể phát điện ổn định.

Ngoài ra, một số công trình nguồn điện chưa đến thời hạn đưa vào vận hành nhưng không đạt tiến độ mục tiêu do các hạng mục công trình bị chậm (thủy điện Bản Vẽ, Huội Quảng, Bản Chát, Sông Tranh 2, Sông Ba Hạ, An Khê-KaNak, Sêsan 4, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4) sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu phát điện các năm tới theo kế hoạch.

Thuỷ điện Buôn Kuốp một trong những dự án chậm tiến độ của EVN.

Bên cạnh đó tổn thất điện năng năm 2007 của EVN là 6.905.833.774 kWh, tỷ lệ tổn thất là 10,56% vượt 0,06% so với kế hoạch EVN đề ra (10,50%).

Cân nhắc mức và thời điểm tăng giá điện

Hiện nay, giá bán điện thực tế bình quân 860,14đ/KWh. Giá thành bình quân nhiệt điện chạy dầu là 2.203,62đ/kWh, chạy than 450,46 đ/kWh, chạy khí 519,13 đ/kWh và thủy điện là 157,90 đ/kWh. Chi phí mua điện bên ngoài là 12.134,8 tỷ đồng, đơn giá bình quân là 882,85đ/kWh, chiếm 37,69% tổng chi phí mua, nhận điện.

Trong chi phí giá thành điện chưa phản ánh đúng giá trị nhiên liệu (than theo giá thị trường, khí theo giá so sánh với đơn vị sản xuất điện chạy khí trong nước), ước tính chênh lệch giá nhiên liệu là 8.479,264 tỷ đồng.

Ngoài ra, năm 2007, EVN còn được sử dụng 474.706.420 kWh trong giai đoạn Nhà máy điện Uông Bí MR 1 (chạy không đạt công suất đặt) không thanh toán thương mại, nên trong chi phí giá thành chưa phát sinh khoản chi này.

Kiểm toán Nhà nước cho biết, xét về mục tiêu dài hạn, để đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và tăng trưởng bền vững nhằm tái tạo, nâng cao năng lực cung ứng điện cho các năm tiếp theo trong điều kiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, nếu không điều chỉnh giá bán, EVN sẽ dần mất đi thế chủ động trong việc sử dụng lợi thế nguồn thủy điện giá rẻ để điều tiết lợi nhuận chung cũng như bù đắp chi phí tăng do huy động bổ sung các nguồn khác như hiện nay.

Bên cạnh khó khăn về khả năng tự chủ về vốn để đầu tư phát triển, những vướng mắc trong huy động vốn và triển khai thực hiện tổng sơ đồ 6 sẽ ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung ứng điện theo kế hoạch cho các năm tiếp theo. 

Kiểm toán Nhà nước đã đề nghị EVN xây dựng, trình các Bộ, ngành có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ phương án giá bán điện 2009. Trong điều kiện thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát và tình hình kinh tế thế giới, trong nước có khó khăn như hiện nay, cần cân nhắc mức tăng và thời điểm tăng giá cho phù hợp.

Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước cũng yêu cầu tiến hành đánh giá, phân tích tính hợp lý của giá mua bán điện nội bộ trong Tập đoàn để xác định và thực hiện hệ thống giá nội bộ hợp lý, vẫn đảm bảo lợi nhuận của các đơn vị thành viên, vừa đảm bảo mức hợp lý của giá thành toàn bộ sản phẩm điện thương phẩm và cân nhắc đến yếu tố này trong phương án điều chỉnh giá bán điện.

Hiện nay, EVN vẫn vẫn duy trì giá bán điện nội bộ trong các nhà máy thuộc EVN quản lý thấp hơn 70 đồng/Kwh so với giá bình quân bên ngoài. Đây là yếu tố gây nhiều nghi ngờ về tính hợp lý của giá điện cũng như việc duy trì giá nội bộ có là cách để EVN chuyển lợi nhuận giữa các thành viên trong Tập đoàn?

  • Trần Thuỷ

    Ý kiến bạn đọc:

     

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,