221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1120337
Thanh tra các tập đoàn, công ty lớn đã cổ phần hoá
1
Article
null
Tổng thanh tra CP Trần Văn Truyền :
Thanh tra các tập đoàn, công ty lớn đã cổ phần hoá
,

 - Định giá tài sản chưa đúng gây thất thoát, không nộp lại khoản chênh lệch cho nhà nước, phát hành cổ phiếu chưa đúng nguyên tắc... là những sai phạm bước đầu mà Thanh tra Chính phủ phát hiện sau đợt thanh tra các DNNN đã cổ phần hóa. Bên lề phiên họp Quốc hội sáng 22/10, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nói, sang năm 2009 sẽ thanh tra các tập đoàn, tổng công ty (TCT) lớn.

>>>Cổ phần hóa - nhiều kẽ hở để trục lợi cá nhân

Cổ phần hóa DNNN: Hầu hết đều vi phạm

Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền: " Một số người đã lợi dụng chủ trương CPH để trục lợi " Ảnh: VA

Qua đợt thanh tra về cổ phần hóa DNNN vừa qua, ông thấy nổi lên những vấn đề gì?

- Đợt thanh tra năm nay chỉ làm thí điểm một số DN lớn hoặc DN có đơn thư phản ánh sai phạm. Sang năm tới thanh tra Chính phủ mới mở chuyên đề, làm rộng hơn.

Mục đích chính là đánh giá việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa (CPH) xem xét mức độ đúng - sai, tiến trình thực hiện, từ đơn thư phản ánh để xem liệu có vi phạm nào xảy ra không. Kết quả bước đầu cho thấy, hầu hết đều có vi phạm.

Phổ biến nhất là sai phạm gì, thưa ông?

- Phổ biến nhất là do đánh giá tài sản chưa đúng gây thất thoát ngân sách.

Thứ hai, theo quy định thì sau khi CPH, các DN sẽ phải nộp lại khoản chênh lệch cho Nhà nước nhưng một số đơn vị đã kéo dài thời hạn, không nộp, để lại sử dụng trái nguyên tắc.

Ngoài ra, việc phát hành cổ phiếu cho nội bộ, cho cổ đông chiến lược... vẫn chưa làm theo đúng quy định.

Nói chung, mục đích thanh tra là để chấn chỉnh sai sót và không để thất thoát tài sản Nhà nước, góp phần thúc đẩy tiến trình CPH. Bởi vì CPH sai đã đem lại lợi ích cục bộ cho một số người.

Chủ trương CPH vốn rất tốt đẹp, nhằm tạo nguồn lực mới cho DN, thu nhập người lao động tăng lên. Nhưng những việc làm không đúng đã gây thiệt hại cho Nhà nước, nguy cơ biến CPH thành tư nhân hóa, tài sản rơi vào túi một số người.

Báo cáo giám sát mới đây của UBTVQH đã cho thấy thời gian qua chiếm tỷ lệ áp đảo DNNN đã CPH là DN địa phương. Khu vực DN thuộc các tập đoàn, TCT chỉ chiếm 11,6%? Nguyên nhân chậm trễ do đâu, thưa ông?

- Cũng đã có nhiều DN lớn CPH rồi mà chúng tôi đã thanh tra, như Vinaconex. Nhưng vấn đề này mới, khó, bên Thanh tra đang trong quá trình nghiên cứu, chưa có kết luận.

Kiến nghị chấn chỉnh sai sót

82% vốn Nhà nước trong DN chủ yếu đang nằm ở các DNNN lớn, tập đoàn, tổng công ty. Vậy trong năm tới, ông đã lên danh mục những DN lớn nào khác, ngoài Vinaconex làm thí điểm vừa rồi?

- Chắc chắn chúng tôi sẽ làm với hầu hết các tập đoàn, tổng công ty lớn đã CPH và tập trung vào những đơn vị lớn đang có nhiều vấn đề. Kế hoạch đã có nhưng chúng tôi đang đợi Thủ tướng phê duyệt.

"Chắc chắn chúng tôi sẽ làm với hầu hết các tập đoàn, tổng công ty lớn đã cổ phần hóa. Tập trung vào những đơn vị lớn đang có nhiều vấn đề. Kế hoạch đã có nhưng đợi Thủ tướng phê duyệt".
Tinh thần là tập đoàn nào có số vốn lớn, đã tiến hành chuyển đổi rồi thì sẽ thanh tra. Phát hiện ra sai sót thì sẽ kiến nghị để chấn chỉnh. Trong quá trình đó kết hợp giải quyết những tiêu cực theo đơn thư tố cáo.

Vậy từ sai phạm sau đợt thanh tra vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã đưa ra kiến nghị gì và tiến độ xử lý đến đâu rồi?

- Kết quả vẫn đang tổng hợp. Thường thì hầu hết kiến nghị Thanh tra gửi lên Thủ tướng đều đồng ý.

Gay go nhất là chấp hành. Vì kiến nghị lên thế nhưng khắc phục khó. Chẳng hạn việc bán cổ phần không đúng. Nhưng nếu kiến nghị thu hồi lại cũng dễ sinh chuyện. Mà cứ để thế không thu là sai.

Hay sai phạm bên Hải quan vừa rồi, Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài chính đang cùng nhau ngồi lại xem xét. Nguyên tắc chung thì thống nhất nhưng khi đánh giá xử lý từng trường hợp vẫn còn ý kiến khác nhau. Người ta hay lấy nguyên nhân khách quan để biện hộ cho sai lầm chủ quan.

Vì thế, chúng tôi đang làm quyết liệt ba việc. Ngoài chỉ đạo phải đeo bám đến cùng, chúng tôi đã kiến nghị Thủ tướng ra chỉ thị để chỉ đạo các bộ, ngành phải chấp thuận kiến nghị Thanh tra.

Chúng tôi đã tính tới một nghị định xử lý sau Thanh tra. Trong đó quy định rõ ai phải xử lý, thời gian và chế tài nếu chậm trễ.

Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) phản ánh rằng nhiều DN khi CPH đã có các "mánh" như  "pha loãng" phần vốn Nhà nước, bán bớt cổ phần để rồi mua lại với giá cao...  Liệu Thanh tra vào cuộc có phát hiện ra được hết sai phạm?

- Thanh tra diện rộng đòi hỏi phải tác nghiệp đồng bộ và thống nhất với các cơ quan quản lý chuyên ngành vì người ta sẽ nghĩ mình vào để ngáng chân.

Sẽ vấp phải khó khăn vì các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn CPH còn chưa hoàn chỉnh.

Chẳng hạn TGĐ trước đây do bộ chuyên ngành, thậm chí do Thủ tướng quản lý, sau khi cổ phần hóa thì ai quản lý? Khi muốn làm một việc trên thẩm quyền thì xin ý kiến ai? Hoặc khi có những phần chưa cho họ toàn quyền quyết định thì ai quyết thay?

Sau CPH có một phần chênh lệch vốn tăng thêm phải nộp cho SCIC. Vậy họ có trách nhiệm và can thiệp gì khi để xảy ra thất thoát?

Chính phủ đã đề ra mục tiêu 2010 sẽ chuyển đổi hết, nhưng thống kê cho thấy cho đến nay vẫn còn 1.700 DN chưa cổ phần hóa và tốc độ này đang chậm lại. Nhưng đến 2009 Thanh tra Chính phủ mới vào cuộc để phát hiện sai phạm thì liệu những kiến nghị đưa ra có còn kịp thời?

- Mục đích là để thúc đẩy tiến trình CPH. Vì Thủ tướng cũng đã nhắc nhở phải làm tích cực hơn nữa.

CPH phải làm chắc chắn, vững chãi để đem lại hiệu quả chứ làm vội để gây thất thoát, mất lòng tin và tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng kinh tế thì không được.

  • Lê Nhung

     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,