221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1130669
Rối ren tập đoàn kinh tế
1
Article
null
Rối ren tập đoàn kinh tế
,

 - Còn quá nhiều vướng mắc, rối ren là điểm nổi bật tại Hội nghị sơ kết thí điểm mô hình Tập đoàn kinh tế thuộc Bộ Công Thương diễn ra chiều 20/11/2008.


Tiếng là hội nghị sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế (TĐKT) nhưng quá nửa thời lượng vốn đã ít ỏi (gói gọn trong một buổi chiều)  đã biến thành diễn đàn… "kêu oan" của bốn TĐKT ngành công thương: Điện lực (EVN) Dầu khí (PVN), Than - Khoáng sản (TKV), là Dệt May (Vinatex). 

"Nghi nhau thì khó làm"!

Lãnh đạo bốn TĐKT tỏ ra bức xúc với những cáo buộc như coi TĐKT là nguyên nhân gây ra lạm phát, thiếu trách nhiệm “chủ công”; phản đối gay gắt việc các TĐKT mở rộng kinh doanh đa ngành, đa nghề ra nhiều lĩnh vực không phải sở trường như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, viễn thông…

 Các tập đoàn kêu rằng bị đánh giá oan! Ảnh: VNN.

Cả bốn đại diện TĐKT đều liên tục khẳng định lại, mô hình này là chủ trương của Đảng và Nhà nước và họ chỉ chấp hành theo.

Theo ông Đoàn Văn Kiển, Chủ tịch Hội đồng quản trị TKV, các văn bản pháp lý quy định rõ, thúc đẩy các tập đoàn kinh tế mạnh trong khu vực. Riêng  các tập đoàn than, điện lực, dầu khí, sẽ phát triển theo mô hình tập đoàn kinh doanh tài chính, thương mại đa ngành trong và ngoài nước. Còn ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch HĐQT EVN thì kiến nghị: “Mô hình TĐKT nên sớm ban hành chứ mới nghe dư luận đã kiểm soát ngay thì doanh nghiệp đúng hay dư luận đúng. Chúng ta nghi nhau khó làm lắm”.

4 tổng công ty muốn lên tập đoàn

Hiện đang có 4 tổng công ty (TCT) thuộc Bộ Công Thương đã hoàn tất đề án chuyển đổi sang mô hình TĐKT đang chờ phê duyệt gồm Hóa chất, Xăng dầu, Thực phẩm và Thép.

Hiện cả nước đã có 8 TCT Nhà nước hoạt động theo mô hình thí điểm TĐKT, trong đó ngành công thương có 4  tập đoàn là  Điện lực, Dầu khí, Than-khoáng sản và Dệt may.

Dường như Hội nghị đã biến thành diễn đàn để các TĐKT phân trần thay vì tập trung tổng kết xem mô hình mấy năm qua được- chưa được thế nào.

Ông Kiển “mở màn”: “Báo chí cứ nói lạm phát là tại tập đoàn” nhưng “thời gian qua nếu không có các TĐKT thì không thể điều tiết được. Còn việc các tập đoàn đa ngành là rất tốt vì đã tận dụng được nguồn lực sẵn có như tập đoàn điện lực đầu tư viễn thông, dầu khí làm điện khí…vậy mà cứ bị “rêu rao suốt”. Thậm chí ông Kiển còn cho rằng việc Bộ Công thương “không lên tiếng bênh vực là khuyết điểm của Bộ”. 

Tỏ ra khá gay gắt, ông Đinh La Thăng, chủ tịch HĐQT tập đoàn Dầu khí phát biểu chúng tôi chỉ chấp hành theo chủ trương mà không hiểu sao lại cứ bị dư luận “vùi dập nhẫn tâm” khiến doanh nghiệp rất nản lòng”. 

"Nản lòng, khủng hoảng niềm tin, không ai muốn làm…" cũng là những điều Chủ tịch HĐQT EVN Đào Văn Hưng than phiền về cách nhìn của dư luận đối với TĐKT. “Tôi cảm nhận nó gây hại cho các tập đoàn, gây nên khủng hoảng niềm tin, không ai muốn làm” - ông Hưng nói.

Tuy nhiên, các “ông tập đoàn” ít đề cập tài chính, ngân hàng, bất động sản - trong khi đây mới là tâm điểm bị dư luận đặt câu hỏi nhiều nhất.

Chuyên viên không cho... thứ trưởng đành chịu!


Băn khoăn nổi bật của các TĐKT là hành lang pháp lý: thiếu cơ chế hoạt động, địa vị pháp lý không rõ ràng, chưa được quyền tự quyết.... Về vị trí pháp lý của TĐKT, ông Thăng cho rằng đã là TĐKT là tổ chức kinh tế thì phải có tư cách pháp nhân “không thể như đống khoai tây trong bị”. Vì chưa có tư cách pháp nhân nên tên TĐKT thường phải gắn với tên công ty mẹ khiến hoạt động của các TĐKT còn nhiều hạn chế. 

Sự  lúng túng trong tổ chức quản lý, chỉ đạo, phối hợp giữa các Bộ, ngành, giữa Công ty mẹ-Công ty con đã ít nhiều làm cho hiệu quả của tập đoàn chưa được phát huy.

Ông Đào Văn Hưng lấy ví dụ ngay chính tại EVN. “Chúng tôi có hai Thứ trưởng của Bộ Công Thương trong HĐQT nhưng khi muốn triển khai gì vẫn cứ phải trình lên Bộ mà nhiều khi bị ách lại cho chuyên viên  không đồng ý. Chuyên viên mà không cho thứ trưởng cũng đành chịu”. Ông Hưng kiến nghị cần có cơ chế phân cấp mạnh hơn cho hội đồng quản trị để các TĐKT có thể phát huy vai trò “công cụ mạnh”.  

Quản lý tài chính cũng là một câu chuyện đau đầu của các tập đoàn. Ông Thăng cho rằng tập đoàn hiện nay không có tư cách pháp nhân, không có tiền thì làm sao chỉ đạo được các thành viên. “Muốn mạnh phải có tài chính, giờ tập đoàn xuống phát lệnh khởi công mà không có tiền khen thưởng động viên thì còn làm gì được”. 

Ông Hưng thì cho rằng 5 năm qua, EVN đã mất đến 4.000 nhân tài vì cơ chế không cho phép tập đoàn quyết định lương thưởng. Trong DN cũng chưa rõ người đứng đầu vì HĐQT làm việc theo tập thể, chủ tịch cũng chỉ có 1 phiếu trong 7 phiếu có quyền quyết định. Do đó, cần có quy định rõ về trách nhiệm người đứng đầu.

Còn khá nhiều tổng công ty  đang muốn xin lên "tập đoàn"

Liên quan đến cơ chế điều hành, nhưng ở vị trí một tập đoàn đã CPH gần như toàn bộ, địa diện tập đoàn dệt may cho biết thực tế đang rất lúng túng về người đại diện phần vốn Nhà nước trong các công ty sau CPH –nhất là tại những công ty mà Nhà nước không còn nắm quyền chi phối. “Người đại diện này vừa phải giỏi quản lý vừa phải thuyết phục được các cổ đông khác nếu không phần vốn Nhà nước sẽ bị tê liệt và không thực hiện theo các chủ trương của tập đoàn”. Ông cũng tính toán nhu cầu ít nhất cũng phải trên dưới 100 người làm đại diện vốn Nhà nước nhưng thực tế thì không biết tìm đâu ra, thành thử có người phải kiêm nhiệm làm địa diện tại 3-4 công ty khác nhau.

Ở khía cạnh khác, ông Thăng lo ngại việc thiếu các quy định pháp lý là nguyên nhân khiến tình trạng đầu tư chồng chéo giữa công ty mẹ-con, thậm chí công ty cháu chắt trở nên rối rắm và nguy hiểm. Do đó, ông kiến nghị nên quy định không đầu tư chéo lẫn nhau để đảm bảo kiểm soát tài chính rõ ràng, mạch lạc.

Những vướng mắc của mô hình TĐKT hiện nay cũng là mối lo cho những tổng công ty muốn lên tập đoàn. Có mặt tại hội nghị đại diện các tổng công ty thuộc Bộ Công Thương đang xây dựng đề án tập đoàn  như Thép, Xăng Dầu, Hoá chất, Công nghiệp thực phẩm đều kiến nghị Chính phủ cần thiết lập hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động của TĐKT, tạo tư cách pháp nhân và thế chủ động cho hoạt động tập đoàn. 

Nhưng điểm  chung dễ nhận thấy là các tập đoàn kinh tế nhà nước thí điểm hiện tại và 4 tập đoàn xin được thành lập đều muốn giữ nguyên là mô hình kinh doanh đa ngành, đa sở hữu và có các công ty đầu tư tài chính. 

Đứng trước quá nhiều vấn đề rối ren, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng do mô hình còn quá mới nên chưa thể đánh giá đầy đủ và chính xác về những điểm được hay chưa được cần có thêm nhiều thời gian nữa. 

  • Phan Hùng

Ý kiến bạn đọc:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,