221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
926072
Tất cả các dự án điện đều bị chậm tiến độ
1
Article
null
Tất cả các dự án điện đều bị chậm tiến độ
,

(VietNamNet) - Đoàn công tác Chính phủ do ông Thái Phụng Nê - Phái viên Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn mới đây đã đi kiểm tra tình hình thực hiện các dự án điện tại miền Bắc.

Trong 9 dự án đoàn đến kiểm tra thì hầu hết tiến độ đều bị chậm nhiều so với kế hoạch. Nguyên nhân là do phê duyệt thiết kế kỹ thuật và cung cấp bản vẽ thi công chậm, giải phóng mặt bằng thi công chậm, cung cấp thiết bị công nghệ không kịp thời và không đồng bộ...

Chậm nhất có lẽ là nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư và Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) làm tổng thầu. Do công tác cung cấp thiết bị, thi công xây lắp và thí nghiệm hiệu chỉnh bị kéo dài nên không đáp ứng được tiến độ phát điện vào tháng 12/2006 phải lùi tới ít nhất là quý III/2007. 

Trên công trường xây dưngnhà máy nhiệt diện Uông Bí mở rộng

Trên công trường xây dựng nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng. (Nguồn: www.lilama.com.vn)

Với dự án nhiệt điện Uông Bí mở rộng 2 (300MW) quá trình đàm phán giữa EVN và Lilama kéo dài nên dự án đã không đáp ứng được đúng tiến độ yêu cầu.

Nhiệt điện Hải Phòng 1 (600MW) do Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng làm chủ đầu tư, tồn tại lớn nhất là chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng. Nhiệt điện Hải Phòng 2 (600MW) cũng chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng và thu xếp vốn...

Nhiệt điện Quảng Ninh 1 (600MW) do Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh làm chủ đầu tư thì giải phóng mặt bằng đáp ứng yêu cầu, nhưng thực hiện thiết kế chi tiết lại bị chậm và lực lượng thi công của nhà thầu chưa đáp ứng yêu cầu nên cuối cùng cũng chậm.

Thuỷ điện Huội Quảng do EVN làm chủ đầu tư (520MW) có thời gian hiệu chỉnh phát điện tổ máy 1 chậm tới 1 năm so với dự kiến ban đầu.

Thuỷ điện Tuyên Quang cũng do EVN làm chủ đầu tư do việc cung cấp thiết kế và thiết bị công nghệ của nhà thầu không kịp thời và không đồng bộ nên khả năng chậm tiến độ phát điện theo kế hoạch ít nhất là 2 tháng...

Ở hầu hết các dự án, nhân lực và thiết bị xe, máy của các nhà thầu thi công đều chưa đáp ứng yêu cầu. Một số tổng thầu như Lilama (nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1) và Tổng Công ty Sông Đà (Thuỷ điện Tuyên Quang) mới lần đầu làm tổng thầu dự án lớn nên còn lúng túng và chưa chủ động trong điều hành, quản lý.

Các dự án đều nằm trong tình trạng chậm phê duyệt thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công. Ở các dự án nhiệt điện như Quảng Ninh, Cẩm Phả còn có sự khác nhau giữa tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam và Trung Quốc, tư vấn nhà thầu ở xa nên làm chậm công tác thẩm tra, thoả thuận và hiệu chỉnh thiết kế. Lực lượng giám sát không đủ nên việc hiệu chỉnh thiết kế không kịp thời gây chậm tiến độ.

Việc chuẩn bị hồ sơ mời thầu cho các dự án thường bị chậm do phụ thuộc vào tiến độ phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Cung cấp bản vẽ công nghệ và cung cấp thiết bị công nghệ của nhà chế tạo thường không đáp ứng yêu cầu tiến độ và không đồng bộ...

Với những đánh giá này có thể thấy việc đảm bảo tiến độ các dự án điện để phục vụ cho phát triển kinh tế đặt ra là rất khó khăn và tình trạng thiếu điện sẽ còn tồn tại trong nhiều năm tới.

  • Trần Thuỷ
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,