221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1125717
2009: Đánh giá toàn diện hoạt động các tập đoàn
1
Article
null
2009: Đánh giá toàn diện hoạt động các tập đoàn
,

 - Với 87,63% số đại biểu tán thành, chiều nay, QH đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009. Chính phủ đã chủ động điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng năm 2009 xuống 6,5%. Chỉ số giá tiêu dùng sẽ được kiềm chế ở mức dưới 15%.

Lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước khi vào phiên khai mạc QH. Ảnh: LAD

Theo phó Chủ nhiệm UB Kinh tế QH Nguyễn Văn Phúc, mục tiêu tổng quát cho năm 2009 là tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, chủ động ngăn ngừa suy giảm, bảo đảm an sinh xã hội. 10 nhiệm vụ chính được đặt ra để thực hiện các mục tiêu trên.

Nghị quyết nêu rõ, năm 2009, cần theo dõi chặt chẽ và nâng cao chất lượng phân tích, dự báo tình hình trong và ngoài nước. Từ đó chủ động xây dựng các phương án ứng phó, hạn chế tác động bất lợi của khủng hoảng từ bên ngoài đến hệ thống tài chính, ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.

Đặc biệt, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Kiểm soát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả chi tiêu công ngay từ việc phê duyệt kế hoạch đầu tư, triệt để tiết kiệm chi tiêu công. Năm 2009, Chính phủ sẽ phải công khai danh sách các công trình dự án trọng điểm sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Nhiệm vụ quan trọng khác là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các DN, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận vốn, nhất là DN vừa và nhỏ, DN xuất khẩu, DN ở các làng nghề, các DN sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ trực tiếp đời sống nhân dân, tạo việc làm và tăng thu nhập. Giao Chính phủ xây dựng phương án cụ thể hỗ trợ các DN thông qua các chính sách tài chính, thuế phù hợp với những cam kết gia nhập WTO. Nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ DN và hệ thống ngân hàng để đối phó với khủng hoảng tài chính.

Nghị quyết nhấn mạnh, cần đánh giá toàn diện hoạt động của các DNNN, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế, TCT nhà nước, báo cáo QH tại kỳ họp cuối năm 2009. Hoàn thiện khung pháp luật để chấn chỉnh, tăng cường quản lý hoạt động của các TĐ, TCT, nhất là hoạt động đầu tư bằng vốn nhà nước. "Cần khẳng định vị trí chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế quốc dân để có các chính sách phù hợp".

Xử lý 65% cơ sở gây ô nhiễm môi trường

Nghị quyết cũng nhấn mạnh mục tiêu từ năm 2009 đến 2010 phải xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước năm 2008, kết hợp vốn đầu tư từ nhà nước và thu hút thêm các nguồn vốn khác. Cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tăng ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản cho các tỉnh nghèo.

Để hạn chế nhập siêu, cần kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, đặc biệt là nhập hàng tiêu dùng thiết yếu, hạn chế xuất  khẩu một số loại tài nguyên, khoáng sản.

2009 cũng là năm QH nhấn mạnh mục tiêu tăng cường công tác kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất thải tại các bệnh viện. Chỉ tiêu đề ra là 65% các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Xử lý được 65% các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

Với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 12% và tạo việc làm cho 1,7 triệu lao động, Quốc hội ra Nghị quyết cần thực hiện đầy đủ các chính sách đã ban hành nhằm hỗ trợ người nghèo. Đặc biệt, cần đơn giản hóa các thủ tục trợ cấp để người dân kịp thời nhận được.

Quốc hội cũng quyết nghị nhiều vấn đề chung quan trọng khác như đấu tranh phòng chống tham nhũng, đề cao trách nhiệm người dứng đầu và nâng cao chất lượng giáo dục...

Tranh cãi trước khi ấn nút

Nguyên Thống đốc NHNN Cao Sĩ Kiêm: "Tiền đâu đổ vào cho vừa?". Ảnh: LN

ĐB Cao Sĩ Kiêm: Nghị quyết của QH có nhiều nội dung rất mơ hồ mà nếu không sửa lại thì không thể biểu quyết.

Chẳng hạn, Nghị quyết nói "nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng để đối phó với khủng hoảng tài chính". Tại sao lại hỗ trợ cho tất cả các DN? Tôi đề nghị chỉ lập quỹ hỗ trợ DN vừa và nhỏ, những đối tượng bị yếu thế lại đang gặp khó khăn trong bối cảnh lạm phát.

Chúng ta đang có chủ trương siết lại hoạt động các tập đoàn, TCT nhà nước, giờ sao lại lập quỹ hỗ trợ? Đang nỗ lực chống lạm phát, tiền đâu đổ vào cho vừa?.

Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM: "Tại sao lại DNNN giữ vai trò chủ đạo?". Ảnh: LAD

ĐB Trần Du Lịch: Nghị quyết phải sửa lại một vài điểm thì chúng tôi mới  biểu quyết. Chẳng hạn trong mục tiêu thứ nhất, nói là "các tổ chức tín dụng điều hành lãi suất cho vay theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước". Làm như vậy là không hợp lý vì đây chỉ là mức trần đưa ra.

Mục tiêu thứ hai, tại sao lại là "doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế"? Như vậy là sai với Nghị quyết của Đảng. Nghị quyết nói, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế chứ không nói "doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo".

Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Kiên: "ĐB cứ biểu quyết, chúng tôi sẽ sửa NQ sau". Ảnh: LN

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên: Chúng tôi sẽ nghiên cứu sửa cho chuẩn xác hơn. Ý kiến của ĐB Trần Du Lịch rất chuẩn xác.

Nhưng cần nói lại cho rõ, không phải DNNN giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế mà là vai trò chủ đạo trong hệ thống các doanh nghiệp để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

  • Lê Nhung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,