221
482
Vấn đề
vande
/giaoduc/vande/
907120
Cổ phần hóa trường ĐH: Giải pháp lương cho giảng viên?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Cổ phần hóa trường ĐH: Giải pháp lương cho giảng viên?
,

(VietNamNet) - Lương của GV trẻ bi kịch, còn lương của những công chức trẻ khác thì đủ sao? Khá nhiều bạn đọc chỉ ra rằng, thay đổi cơ chế quản lý ở các ĐH mới là "chìa khóa" thực sự gỡ các vấn đề về đội ngũ giảng viên ĐH hiện nay.

"Lương GV trẻ còn cao hơn lương chúng tôi!"

Đó là cảm xúc tức thời của nhiều công chức trẻ khi tự so sánh với chính mình. Bạn Lê Minh Lực, chuyên viên Ban Dân vận Bình Định cho rằng "khó khăn của các bạn cũng là khó khăn của tất cả công chức, viên chức trẻ mới ra trường".

Trần Hải (quận Ninh Kiều - Cần Thơ) thậm chí còn bức xúc: "Các bạn giảng viên trẻ than là bi kịch, vậy còn đội ngũ cán bộ, viên chức trẻ như chúng tôi thì sống ra sao? Các bạn còn có thể dạy thêm, dạy tại chức để tăng thêm thu nhập. Chúng tôi  - tuy cũng là cán bộ cũng phục vụ cho ngành giáo dục - nhưng thời gian đâu mà làm thêm?".

Một số độc giả cho rằng đó là mức lương phù hợp với thời gian nhàn rỗi của GV, mà chính từ đó, có thể kiếm thêm thu nhập. Như ý kiến của Đỗ Xuân Hợi (Thanh Hóa, hoimech@nghison.com.vn): "Đứng lớp ít thì lương ít, nhưng lại "giàu" về thời gian, và anh đã sử dụng thời gian đó để kiếm thêm tiền ở các lớp tại chức, chuyên tu, ngắn hạn... Không thể so sánh lương của GV với lương của nhân viên trong các công ty kinh doanh được, vì họ đã làm 8 tiếng một ngày và không bao giờ được nghĩ đến chuyện làm thêm ngoài công việc của mình!"

Chuyện còn "éo le" hơn trong ngành tư pháp: "Mức thu nhập 1,5 triệu đồng của anh Quốc Anh khi nhận đã thấy tủi thân lắm thì những cử nhân, thạc sỹ luật học làm việc ở cơ quan tư pháp cao nhất nước như chúng tôi có lẽ “nước mắt chảy thành sông”. Vì chúng tôi bị cấm làm thêm mọi việc liên quan đến chuyên môn chứ không có thể đi làm thêm. Chúng tôi sống được (dù lay lắt) vì có sự trợ giúp của gia đình. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện ấy (Lê Anh Huy, Ba Đình - Hà Nội)

Một cách khách quan, Thành Trung, Hà Nội (email: eletth@yahoo.com) nhận định: "giảng viên  ĐH chưa làm đúng chức năng" nên phải nhận mức lương thấp".

 "Sự khác biệt giữa giảng viên ĐH và giáo viên phổ thông là ở chỗ GVĐH phải tạo ra được tri thức mới. Tuy nhiên, phần lớn GVĐH ở nước ta chỉ đi dạy như GV phổ thông và ngoài phần lương công chức không đủ sống thì GVĐH được trả thêm tiền đi dạy. Việc nghiên cứu khoa học thích thì làm cho vui, ai đam mê thì làm, đó là loại công việc được khuyến khích chứ không phải là yêu cầu công việc".

Trường ĐH hoạt động như công ty: Giải pháp lương cho giảng viên?

Khi ĐH hoạt động theo cơ chế không còn bao cấp

Nếu các trường cổ phần hóa, có quyền lựa chọn sinh viên giỏi, thu hút những sinh viên có trình độ được đào tạo ở nước ngoài vào môi trường giảng dạy thì chính là nguồn vốn quý giá để đào tạo những lứa sinh viên tiếp sau. Ảnh: LAD

Những ý kiến trên xem ra hợp lý trong bối cảnh thực tế. Nhưng đó là một bất hợp lý đương nhiên, nói một cách ngắn gọn, như bạn cuchuoihh@yahoo.com "lương như vậy làm sao thu hút Việt kiều"?

Bởi vậy, nhìn nhận vấn đề một cách khái quát hơn, như bạn T.Nguyen (ở ĐH Montreal, Canada), từng là GV trẻ ở Việt Nam: " Tôi không lạ gì chuyện GV hay bất cứ công chức trẻ nào của VN, ở bất kỳ đâu, bất cứ cơ quan nào, mọi người đều phải xoay xỏa, "đánh quả", làm đủ thứ nghề tay trái. Điều này đáng thương hơn đáng trách. Để giải quyết, chỉ còn một con đường duy nhất là giải pháp tầm vĩ mô. Tôi không đồng ý với quan điểm: nhận nguồn kinh phí NCKH để giải quyết 1 phần thu nhập. Có lẽ, chúng ta đã hiểu vì sao phần lớn nghiên cứu khoa học ở VN nhìn chung không hiệu quả. Muốn nghiên cứu khoa học vượt lên, chúng ta phải nhìn nhận nghiêm túc vấn đề này!"

Khá nhiều bạn đọc chỉ ra rằng, chỉ khi thay đổi cơ chế quản lý ở các ĐH mới là "chìa khóa" thực sự gỡ các vấn đề về đội ngũ giảng viên ĐH hiện nay.

Bạn Tô Thị Thanh (số 8 Tràng Thi, Hà Nội) nhận thấy vấn đề cốt lõi là ở chỗ "cách quản lý của các trường ĐH, CĐ nước ta vẫn còn mang dáng dấp của thời bao cấp": "...Hàng năm, nước ta có rất nhiều cử nhân, kỹ sư được đào tạo ở nước ngoài. Các em đều có chung mong muốn là được học kiến thức ở các quốc gia tiên tiến, để rồi được vận dụng chúng ở nước mình. Nhưng số lượng trở về làm việc ở VN rất ít".

Bạn Thanh cho rằng, nếu các trường cổ phần hóa, có quyền lựa chọn sinh viên giỏi, thu hút những sinh viên có trình độ được đào tạo ở nước ngoài vào môi trường giảng dạy thì chính là nguồn vốn quý giá để đào tạo những lứa sinh viên tiếp sau.

Bạn Phạm Na (Email: Na_phao@yahoo.com) đề xuất biến ý tưởng biến các trường đại học thành các công ty cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội, chứ không phải trường đại học độc quyền của Nhà nước, sống bằng ngân sách của Nhà nước: "Các kỹ sư cử nhân mới ra trường khi đi làm hầu như không có kỹ năng trong chính ngành nghề được học. Các em muốn phát triển đều phải nỗ lực học tập kinh nghiệm thực tế vài năm. Như vậy, sản phẩm của các trường ĐH chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội thì đương nhiên lương của các ông thầy phải thấp. Hãy để các trường đại học tự chủ như một công ty, được quyền quyết định chất lượng, số lượng sản phẩm của mình cho xã hội. Nếu như SV của trường ĐH tốt nghiệp ra trường làm việc có hiệu quả cao, có năng lực thực sự thì việc tăng học phí xã hội dễ chấp nhận".

Nguyễn Tiến Đạt, thành phố Hải Dương (Email: datnpv@yahoo.com.vn) chỉ ra rằng, nếu các giảng viên vẫn có nhiều thời gian làm thêm, điều đó có nghĩa là chúng ta đã không khai thác hết năng lực của họ, tức là giống như các doanh nghiệp không tạo đủ việc làm cho nhân viên. Điều này là bởi các trường vẫn được bao cấp. Nếu được chuyển sang hình thức cổ phần hoá, hoạt động đào tạo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế thì bộ máy sẽ tinh gọn và giảng viên trẻ sẽ có cơ hội phát triển hơn rất nhiều".

Cũng như vậy, bạn Hà Bình, Hà Nôị (Email: habinh1207@yahoo.com) lo lắng: "Hàng ngày khi nghe tin trên đài báo thấy có một uỷ ban mới thành lập, hay có một hội nào đó được mở ra là tôi lại lo lắng cho đồng lương của công chức. Lương thấp, một điều căn bản là nhà nước ta phải nuôi một bộ máy quá cồng kềnh. Chính vì thế, mọi cố gắng giảm biên chế, tinh giản công chức là một yếu tố góp phần đưa lương các bạn tăng lên".

Vẫn là vấn đề cơ chế, tuy nhiên, bạn Trần Duy Hưng (ở National maize research Ins, duyhung2003_@yahoo.com) lại đặt vấn đề rất cân nhắc: "Người ta dễ đổ cho "cơ chế của đất nước". Cuối cùng không ai phải chịu trách nhiệm. Ở đây, ta nên bàn tới việc ai là người xây dựng cơ chế? Còn nếu cơ chế sai thì ai phải chịu trách nhiệm? Ai sửa? Bao giờ sửa? Thời kỳ mới đang đòi hỏi những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm!"

Nguyên Nhung (tổng hợp) 

Ý kiến của bạn:
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,