221
482
Vấn đề
vande
/giaoduc/vande/
906938
"Giảng viên trẻ: Hãy đẩy họ xuống sông!"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'Giảng viên trẻ: Hãy đẩy họ xuống sông!'
,

(VietNamNet) - Liên quan đến câu chuyện "bi kịch", "chỗ đứng" của các giảng viên trẻ ở trường ĐH, nhiều bạn đọc đã gửi thư về bổ sung thêm những câu chuyện, giải pháp khác nhau.  

Chất lượng giảng viên trẻ: Còn lo ngại!

Nhiều giảng viên trẻ sớm được giao việc đứng lớp

Nhiều giảng viên trẻ sớm được giao việc đứng lớp

Bạn  Lâm Quang Vinh, trường ĐH Trà Vinh nhận xét: "Hầu hết, các nhà khoa học đầu đàn của Việt Nam thường được đào tạo ở Nga và một số nước trong khối XHCN cũ; tuổi cũng đã 50 trở lên. Theo cách dạy và học hiện nay ở ĐH,  chắc chắn khi họ ra đi, sẽ để lại một lỗ hổng rất lớn cho khoa học VN, khó có sự thay thế".

Nhiều người đề xuất ý kiến nâng cao chất lượng GV trẻ đều bằng cách đổi mới phương thức tuyển chọn đầu vào.

Bạn Vũ Thanh Hòa, HN (Email: hoaspnv47@yahoo.com) cho rằng "giảng viên trẻ chịu quá nhiều áp lực, nhưng quan trọng nhất là nhiều khi ta chưa chọn được người chịu được những áp lực đó! Việc lựa chọn giảng viên chủ yếu dựa vào "điểm số", nhiều khi chưa công bằng và thiếu khách quan!". Thực khó để phản đối những gì Hòa nói là không có căn cứ: "Khoa tôi học, 2 năm giữ lại giảng viên toàn "hàng gà"; còn 2 thủ khoa đều ra ngoài làm, thế mới biết!".

Điều này, thậm chí, tại cuộc giao lưu trực tuyến với Bộ trưởng GD - ĐT cuối năm 2006, có bạn đọc ở Vinh đã phản ánh: “Các bạn cháu học kém hơn, thi trượt ĐH, nên vào trung cấp, nhờ thân quen ở lại làm giáo viiên. Chỉ mấy năm, trường trung cấp nâng lên thành CĐ rồi ĐH, họ được cử đi học thêm và nghiễm nhiên thành giảng viên ĐH. Người trượt ĐH làm giảng viên ĐH, chất lượng đội ngũ này quả làm cho những người quan tâm đến giáo dục ĐH nói chung và đội ngũ giảng viên ĐH nói riêng phải băn khoăn.

Thành Trung, Hà Nội (ở email: eletth@yahoo.com) thẳng thắn: "Việc tuyển dụng giảng viên ĐH ở nước ta còn sai lầm, chủ yếu là giữ SV có bằng giỏi lại. Điều này khiến cho hoạt động của GV ĐH càng lệch lạc. Sinh viên có bằng giỏi mới ra trường thì không thể có công trình ở các tạp chí uy tín quốc tế đuợc, tức là họ chưa có sản phẩm của chính mình để xứng đáng là GV ĐH".

Bạn so sánh: "GV ĐH trẻ của ta về trường rồi mới tiếp tục đi học thạc sỹ, tiến sỹ. Trong khi đó. ở nước ngoài, họ đào tạo biết bao tiến sỹ mà chỉ có những tiến sỹ có năng lực nghiên cứu thực sự (được chứng minh bằng các công trình nghiên cứu đăng ở các tạp chí hàng đầu thế giới) mới tuyển làm giảng viên. Qua đó ta thấy rằng tình trạng GVĐH làm việc không đúng chức năng (tạo tri thức mới) và nhận lương thấp là hiển nhiên và còn kéo dài".

Bạn đọcTrần Văn Liêu, Nghĩa Tân, Hà Nội (Email: lim20002001vn@yahoo.com) đồng tình: "Thay vì chọn SV giỏi tính theo điểm tôt nghiệp thì hãy chọn GV trẻ bằng cách tổ chức kỳ thi công bằng trên máy tính!".

Liêu đề xuất thêm: "Đứng lớp hay không chỉ cần kiến thức và đạo đức người thấy là đủ, không kể trẻ hay già. Tăng lương cho GV, đồng thời tạo ra các công ty để sử dụng ngay nguồn tri thức mới dù ít hay nhiều đưa thẳng ra thị trường (nếu là tri thức ứng dụng), hoặc giúp họ công bố trên các tạp chí nước ngoài bằng con đường kinh phí ngân sách (nếu là tri thức cơ bản). Hỗ trợ các kinh phí đi hội nghị nước ngoài cho các giảng viên (nếu họ là người được mời đi vì thành tích nghiên cứu và giảng dạy của họ)".

"Hãy đẩy họ xuống sông"

Bạn  Nguyễn Thu Hằng, Việt Trì - Phú Thọ  kể 2 mẩu chuyện để mọi người cùng suy ngẫm.

Câu chuyện thứ nhất về 1 giảng viên là "giáo sư, tiến sĩ" :" Trường ĐH mà tôi đang theo học hệ cao học, thường mời các GS, TS ở Hà Nội về giảng dạy. Tháng trước, lớp tôi vừa được đón một GS đầu ngành KHXH và NV lên dạy 5 ngày. Theo “tiền lệ”, cả lớp chưa đến 20 người lại phải góp tiền thuê xe đưa đón thầy, thay phiên nhau đưa thầy đi ăn, đi karaoke để thầy khỏi …buồn. Trước khi thầy về, còn biếu thầy phong bì 500.000 đồng làm “quà”. Hai tuần sau thì Tết, ngày 28 tháng Chạp một chị trong lớp đi Hà Nội, vào thăm và chúc Tết thầy. Nhận quà là …một chiếc phong bì, thầy nói ngay: Thế quà của lớp đâu? Sao cái lớp ấy không chúc Tết thầy? Vừa học xong đã quên luôn thầy rồi à?"

Câu chuyện thứ 2, về 1 giảng viên trẻ: " Đó là người mới được giữ lại làm việc ở một trường ĐH khối kỹ thuật, khi được cử đến Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề của tỉnh dạy một lớp tại chức 90 học viên (theo chương trình liên kết đào tạo), đã “mạnh tay” cho hai phần ba học viên trượt “thẳng cẳng”; sau đó thu mỗi người 300.000 đồng để “phụ đạo”. Khi một người quen rỉ tai: Sao mạnh tay thế? Anh ta không giấu giếm: “Em mất quá nhiều tiền để được có việc làm nên phải thu lại. Với lại, ở khoa em các anh ấy đều đi dạy bằng ô tô cả, cuối năm em phải kiếm được một cái!”"

Hằng bình luận: "Hai câu chuyện này có vẻ như chẳng liên quan đến nhau, nhưng…sóng trước không “đổ đấy” thì sóng sau “đổ đâu”?"

Không ít ý kiến tỏ ra thông cảm với những khó khăn của GV trẻ "Tôi không phải đối việc GV trẻ kêu lương thấp vì đó là một thực tế và như các cụ đã nói: "con có khóc mẹ mới cho bú". Thế nhưng "bà mẹ ngân sách" có quá nhiều con và đứa nào cũng khóc đòi bú vì đói - giải pháp của tôi là: tập ăn bột để mà tồn tại. Cụ thể là với khả năng của mình các giảng viên trẻ có thể kết hợp làm nhiều việc chính đáng để sống và làm việc cho đến khi qua giai đoạn gọi là GV trẻ, khi đó cuộc sống chung của chúng ta chắc chắn sẽ khá hơn nhiều rồi. (Lê Anh Hoàng, Hà Nội (Email: leanhhoanghn@yahoo.com.vn) )

Có lẽ GV trẻ sẽ thấy được động viên rất nhiều nếu họ biết có rất nhiều  người đặt trọn niềm tin vào sức trẻ của họ.

May mắn nhất là bản thân chính những GV này đang có một niềm tin tốt đẹp: "Tôi tin nếu có nhiệt huyết và sự yêu nghề thì các GV  trẻ sẽ tìm thấy sự lạc quan và tin tưởng vào tương lai. Bản thân tôi chỉ mới là một GV tập sự. Tôi cũng thấy những khó khăn trước mắt, nhưng tôi tự nhủ rằng: Công việc mình làm sẽ có ích cho các thế hệ mai sau. Và vì thế, công việc vẫn đem lại cho tôi một niềm hy vọng"  ( Nguyễn Hoàng Thuấn, Cần Thơ   Email: concua1982@yahoo.com).

Thạc sĩ Hà Huy Phượng, GV chính của Học viện Báo chí và Tuyên truyền kể chuyện về thời "GV trẻ" của mình: "Tôi cũng từng là GV trẻ khoảng 12 năm. Tôi đồng ý với ý kiến của tác giả là các GV trẻ chưa thực sự "có đất" để thể hiện năng lực vì một lẽ những người "già"chưa tin tưởng vào khả năng của họ để giao việc. Cũng một thực tế là việc thì ít mà người thì nhiều, do đó GV trẻ cứ phải xếp hàng chờ đến lượt, bởi lẽ do "sinh sau, đẻ muộn" mà.

Thạc sĩ Phượng thấy "thật may mắn cho GV trẻ nào được đặt đúng môi trường thuận lợi thì họ cơ hội để thể hiện khả năng.

Như anh, những ngày đầu tiên làm GV, tôi bị sếp "đẩy xuống sông" bằng cách giao cho luôn một môn học mới, tự soạn, tự giảng.

Tưởng mình "chết đuối" ngay từ những tiết giảng đầu tiên, nhưng chính vì lẽ đó, anh đã phải tìm mọi khả năng để "bơi" được.

"Tôi nghĩ, các GV trẻ sẽ làm được nhiều việc ngay từ khi ở lại trường. Các bạn phải thực sự dũng cảm đề xuất với các giảng viên "già" để được đứng môn và nên chịu khó học hỏi, soạn bài, viết sách. Bài báo khoa học, sách là những điều chứng minh mình có đủ khả năng để làm giảng viên thực sự. Các sếp"của các giảng viên trẻ cũng nên áp dụng biện pháp "ném họ xuống sông", sau những lần quẫy đạp yếu ớt đầu tiên. Họ sẽ trở thành những vận động viên có hạng đấy!"

Nguyên Nhung (tổng hợp)

Ý kiến của bạn:
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,