221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
884410
Mong Bộ trưởng “nói không” với bằng tiến sĩ rởm
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Mong Bộ trưởng “nói không” với bằng tiến sĩ rởm
,

(VietNamNet) - Đào tạo ra người đi làm thuê dưới quyền điều khiển của người nước ngoài thì không khó; đào tạo ra người góp phần cho nước mình tự chủ thì khó. Cho nên mới cần thận trọng, cần đổ công sức vào như thế nào cho phù hợp, và không chạy theo chỉ tiêu số lượng. Tác giả Bùi Trọng Liễu, nguyên giáo sư ĐH (Paris, Pháp) nhấn mạnh như vậy khi đề xuất với Bộ trưởng GD-ĐT, cần "nói không" với tiến sĩ rởm.

Tại hội nghị hiệu trưởng tháng 8/2006, Hiệu trưởng ĐH Đà Nẵng Bùi Văn Ga bức xúc: "Ở các nước, người ta tập trung đào tạo 3 năm ròng rã còn chưa được, trong khi ở ta chỉ đào tạo theo bán thời gian thì làm sao có chất lượng?". Ảnh: Hải Châu

Ít có ai năng nổ tận tụy như ông Bộ trưởng GD-ĐT hiện nay. Ông đã liên tiếp có mặt ở nhiều địa bàn để giải quyết những việc cấp bách, khen thưởng, úy lạo (thí dụ như chính ông kể trong bức thư gửi cho báo Thanh Niên trên mạng ngày 29/12/2006).

Với một nhịp độ làm việc như vậy, dù là "mình đồng da sắt", tôi không biết với ông sẽ chịu đựng được bao lâu ở vị thế "vừa là tư lệnh vừa là xung kích" như thế.

Vì vậy, tôi thiết tha mong các cấp lãnh đạo cao hơn ông, dư luận cả nước và các phương tiện truyền thông, hỗ trợ ông để ông có thể thực hiện được nhiệm vụ của người tư lệnh trong ngành. Bởi vì, các vấn đề tầm cỡ vĩ mô, chiến lược, cũng cần rất nhiều thì giờ tập trung suy nghĩ trước khi được đưa ra giải quyết. Trong các vấn đề tầm cỡ vĩ mô đó, có vấn đề quản lý đào tạo tiến sĩ, một trong những khâu chủ chốt của việc chấn hưng Giáo dục đại học.

Tôi mong ông Bộ trưởng có phương tiện "nói không" với bằng tiến sĩ rởm.

Thật vậy, trong một môi trường không lành mạnh, sự trí trá tất nhiên phát triển, và đã có những người gian lận bằng cấp để có địa vị xã hội. Mới đây, đã xuất hiện một số bài báo, có cả văn tế, thơ phú, chê bai những "tiến sĩ giấy", cụm từ mà các tác giả, với thiện chí, dùng để chỉ những tiến sĩ bằng thật học giả. Nhưng tôi nghĩ là hơi oan cho "tiến sĩ giấy thật", nghĩa là oan cho những hình nộm bày làm đồ chơi ngày tết trung thu thuở xưa như câu thơ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến tả: "Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!".

Oan, bởi vì "tiến sĩ giấy thật" mang lại giải trí chốc lát, nhưng không có khả năng để lại những hậu quả tai hại: không vì chức vụ mà lấy những quyết định ngớ ngẩn, không vì nghiệp vụ mà chuyển giao những hiểu biết sai, không có khả năng sản xuất ra những đồng loại mà hậu quả xấu có thể kéo dài nhiều thế hệ.

Thuở xưa, các ông tiến sĩ có được danh hiệu này là do mấy bài văn sách trong trường thi do quan trường theo lịnh nhà vua ra đầu bài và chấm đỗ, nghĩa là thuở ấy đặt trọng tâm vào sự học nhiều, hiểu nhanh, thuộc sách, trả bài đúng ý người ra đầu bài, ....

So với ngày nay, có giống nhau chỉ là cái tên gọi tiến sĩ, còn quan niệm thì hoàn toàn khác. Trong một xã hội đang trên đà phát triển –  nhất là trong môi trường toàn cầu hóa mà sự cạnh tranh luôn luôn hiện diện – nhu cầu giải đáp các vấn đề mới nảy sinh, làm cho vấn đề "đào tạo qua nghiên cứu" trở nên quan trọng. Để đáp ứng được những nhu cầu đó, cho nên mới cần có luận án tiến sĩ.

Tôi nhắc lại câu của người xưa: "ba quân dễ kiếm, một tướng khó tìm", để nói rằng: đào tạo ra người đi làm thuê dưới quyền điều khiển của người nước ngoài thì không khó; đào tạo ra người góp phần cho nước mình tự chủ thì khó. Cho nên mới cần thận trọng, cần đổ công sức vào như thế nào cho phù hợp, và không chạy theo chỉ tiêu số lượng.

Về những tiêu chuẩn cần thiết để có những luận án tiến sĩ thật sự, các nhà khoa học, các nhà giáo đại học chân chính đều biết, tôi không cần nói lại.

Kính chúc ông Bộ trưởng đủ sức "đề kháng" đối với những khuynh hướng đã ô nhiễm giáo dục ĐH từ hơn 20 năm nay, để thẳng tiến trên đường chấn hưng.

  • Bùi Trọng Liễu

************************************

TrinhDan
cee-van@hcm.vnn.vn

Tôi thấy chúng ta tốn khá nhiều giấy mực cho việc bằng cấp Tiến sĩ (cũng như có dịp mất thời gian tranh luận Phó tiến sĩ trở thành Tiến sĩ).

Theo tôi, hãy để "người tiêu dùng" quyết định "sản phẩm" của "đào tạo". Vấn đề là ở chỗ "người dùng" đó chứ không nên tranh luận Tiến sĩ thật hay giả, chính quy hay tại chức, từ nước ngoài hay trong nước. Thực tế cho thấy có khá nhiều PTS đã đóng góp nhiều cho sự phát triển KHCN của đất nước và cũng không ít TS (kể cả đào tạo từ nước ngoài) công trình nghiên cứu rất khiêm tốn.

Có dịp học tập ở Tây Âu, ở chỗ tôi thấy thì các tiến sĩ tập trung rất nhiều ở các Viện nghiên cứu vì đúng là đào tạo họ ra để làm công tác nghiên cứu. Ở trường ĐH thì lại có những GS và PGS không có bằng Tiến sĩ. Vậy thì có nên quá băn khoăn về việc thiếu tiến sĩ dạy ĐH không?

Thái Hòa
 
Vũng Tàu
 
thai_hoa1952@yahoo.com.vn

Tôi thật sự tâm đắc với bài viết của GS Nguyễn Ngọc Lanh “20.000 tiến sĩ: Vẫn khả thi!”. Về vấn đề này, tôi xin góp mấy ý:

- Cần tiến hành rà soát lại chất lượng các tiến sĩ  hiện có. Người nộp thuế cần biết bao nhiêu tiến sĩ có các công trình nghiên cứu đã, đang và sẽ được ứng dụng, bao nhiêu tiến sĩ đang nghiên cứu giảng dạy, và bao nhiêu tiến sĩ làm việc không liên quan đến bằng cấp của họ ? Có người nói rằng, đơn giản chỉ cần kiểm tra trình độ ngoại ngữ, vi tính của các thạc sĩ, tiến sĩ xem còn bao nhiêu người đảm bảo được trình độ như trong hồ sơ của họ thể hiện ? Qua đó mà đánh giá chất lượng. Việc này có thể ngăn được những người kém tài mà muốn mua danh.

- Nếu ai có thời gian, lướt trên website các trường Đại học xem kế hoạch tuần của họ sẽ biết, Đào tạo 20.000 tiến sĩ trong 10 năm là điều khả thi, tuy nhiên chất lượng đến đâu thì không ai biết. Liệu có cần phải “đào tạo phi công để rồi giao cho họ chiếc xích lô”? Việc này tạo điều kiện cho những kẻ bất tài nhưng háo danh.

- Chính phủ, Bộ Nội vụ cần xem lại tiêu chuẩn đề bạt cán bộ quá thiên vị bằng cấp hiện nay ; tiêu chuẩn sắp xếp ngạch bậc lương cũng bất cập, một người dùi mài 4 năm trong trường chính quy ra cũng cử nhân 1/8, rồi người thi không đậu chính quy, đi từ cao đẳng tại chức, rồi đại học tại chức vài ba năm ban đêm cũng cử nhân và cũng hưởng ngạch bậc lương 1/8. Việc này khuyến khích tệ học giả, bằng thật.

- Muốn đào tạo được nhân tài thì việc quan trọng là loại bỏ những nhân bất tài. Bởi đó là nhân tố luôn tìm cách kìm hãm phát triển nhân tài. Một người, một tập thể có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục không bao giờ làm dự án xin thành lập trường đại học khi chưa hội đủ các yếu tố đảm bảo đào tạo nhân tài cho xã hội.

Cần có một cuộc kiểm tra đánh giá lại cơ sở vật chất thực chất của các trường đại học, nhất là các trường mới được thành lập xem đã đủ tiêu chuẩn như Bộ quy định chưa, xem đã tương xứng với quy mô đào tạo chưa, hay chỉ “mượn đầu dê bán thịt chó” ?

 Hiện tượng cử nhân dạy cử nhân,  giáo viên cấp 3 dạy cử nhân là hoàn toàn có thật. Nói như GS. Nguyễn Ngọc Lanh, dạy khác, đào tạo khác. Nếu không có đội ngũ giáo sư  đầy đủ kinh nghiệm, nếu không trang bị đủ cơ sở vật chất cho nhà trường thì chỉ mới làm được một việc là tạo điều kiện cho nhà trường thu tiền sinh viên thôi, còn vế quan trọng hơn đào tạo nhân tài cho xã hội thì chưa làm được.

 Xã hội đang hưởng ứng phong trào “nói không với tiêu cực” của Bộ GD- ĐT, liệu quyết định thành lập các trường Đại học khi chưa hội đủ tiêu chuẩn có phải là một hiện tượng tiêu cực ?

Nguyễn Vân Độ
Hà Nội
nguyenvando@engineer.com

Tôi là một tiến sĩ. Tôi muốn làm việc ở một viện để tiếp tục nghiên cứu nhưng không được nhận, đành về một nhà máy với lời hứa "Ở đây cũng có thể nghiên cứu được". Thực ra ở đó chỉ có máy móc sản xuất mà không có trang thiết bị cho nghiên cứu, ít nhất là không có phương tiện đo đạc chính xác cần thiết. Thế là tôi thành kỹ sư như trước khi làm nghiên cứu sinh. Tôi không tự xưng là tiến sĩ nữa. Tiến sĩ không nghiên cứu thật là đau khổ, đồng thời cũng vô duyên và lố bịch nữa.

Ngô Quý Nhâm
ĐH Ngoại Thương
quynham@gmail.com

Tôi hoàn toàn ủng hộ việc chuẩn hóa đội ngũ giảng viên trong các trường đại học ở Việt Nam và đây là một trong những trụ cột quyết định đến chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam.

Tuy nhiên, việc thực hiện ý tưởng thì lại khác. Để thực hiện được mục tiêu mỗi trường đại học có 25% giảng viên là tiến sỹ, Bộ GD-ĐT cần phải có một chiến lược dài hạn trên cơ sở thực tiễn các trường đại học ở khả năng đào tạo tiến sỹ ở Việt Nam hiện nay. Còn nếu đặt ra mục tiêu này đến năm 2010 thì rõ ràng đây là việc làm thiếu thận trọng.

Lý do thứ nhất là tỷ lệ giảng viên trình độ đại học hiện nay vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn cộng với xu hướng các trường vẫn tuyển sinh viên tốt ngihệp đại học vào ngạch giảng viên nên tỷ lệ này tiếp tục gia tăng.

Thứ hai, thời gian đào tạo tiến sỹ thường cũng phải mất 3 năm đối với người đã tốt nghiệp thạc sỹ, vậy thì các trường đại học sẽ làm thế nào để có đủ số lượng tiến sỹ trong tay.

Thứ ba, chất lượng đào tạo tiến sỹ của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay vẫn rất yếu. Nhiều người tốt nghiệp tiến sỹ còn không nắm được những phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực của mình, không có khả năng viết được một bài báo khoa học theo chuẩn mực quốc tế (chưa nói đến những đóng góp mới).

Vậy thì, yêu cầu 25% tiến sỹ đặt ra của Bộ GD -ĐT sẽ ép các trường phải cấp tốc "gia công" ra thật nhiều các tiến sỹ kém chất lượng. Hậu quả của việc này sẽ thật khó lường.

 Một vấn đề nữa là hiện nay, các trường đại học vẫn có xu hướng chọn những người có bằng tiến sỹ vào làm các vị trí quản lý, rất nhiều trong đó là quản lư hành chính và kiêm nhiệm giảng dạy, thì việc đặt ra tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ như vậy có vẻ thiếu chặt chẽ và mang tính hình thức. Vì vậy, Bộ trưởng nên chăng đặt ra cho các trường ĐH đạt một tỷ lệ nhất định về giảng viên có bằng thạc sỹ đến năm 2010 và sau đó là đến năm 2015 sẽ phải đạt tỷ lệ giảng viên có bằng tiến sỹ là 25 hoặc 30%. Bên cạnh đó, Bộ cũng phải có chiến lược đào tạo tiến sỹ cho đội ngũ giảng viên ở các nước phát triển hoặc chương trình liên kết. Việc làm này vừa giảm sức ép lên các trường phải đào tạo cấp tốc tiến sỹ, vừa đảm bảo chất lượng giảng viên trong tương lai.

Hà Hải
Khoa Tin Học, ĐH Sư phạm Huế
HaVietHai@Gmail.com

Quy định về số lượng tiến sĩ sẽ tạo sức ép tốt

Khi bàn về số lượng 20.000 tiến sĩ, nhiều ý kiến nghi ngờ về tính khả thi. Khi nghe tỷ lệ tối thiểu 25% tiến sĩ cho trường ĐH, nhiều người lo lắng về việc chạy bằng. Tuy nhiên, theo tôi, đây là một việc cần phải làm. Đào tạo ở bậc ĐH cần phải có chất lượng cao, trước hết thể hiện ở người thầy chất lượng cao. Khi đã làm luận án tiến sĩ, tầm của người đó được nâng cao về mọi mặt, do đó, hiệu quả giảng dạy cao hơn nhiều. Thực ra, vấn đề bắt buộc có học vị tiến sĩ khi giảng dạy ở bậc đại học đã được thực từ lâu ở các nước tiên tiến. Một số nơi bắt buộc người được nhận vào ngạch giảng viên phải hoàn thành luận án trong một thời gian nhất định (không quá lâu). Do vậy, tất cả mọi người đều nhất quyết phải thực hiện. Ở ta, nhiều giảng viên không quyết tâm làm do năng lực, do điều kiện và cả do việc để dành thời gian làm thêm nữa. Vì vậy, đưa ra số lượng tiến sĩ phải đạt là cần thiết để tạo áp lực cho các trường và bản thân các giảng viên. Có thể trong những thời gian đầu sẽ làm nảy sinh một số tiêu cực hoặc chất lượng chưa được như mong muốn. Nhưng đây là bước đột phá cần thiết để có một sự thay đổi toàn diện trong tương lai. 

 

Ý kiến của bạn:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin liên quan

,
,
,
,