221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
879964
Luận án tiến sĩ: "Lễ bảo vệ" hay "lễ thông qua"?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Luận án tiến sĩ: 'Lễ bảo vệ' hay 'lễ thông qua'?
,

(VietNamNet) - Để "trả đũa" người đã bỏ phiếu chống, ông nghè tân khoa đã moi móc quá khứ của vị GS mạnh dạn chỉ ra những lỗi ngớ ngẩn trong luận án của mình. 

>>GS Đỗ Trần Cát: "Hội đồng bảo vệ luận án TS dễ dãi với nghiên cứu sinh"

Các đại biểu dự hội nghị tổng kết 30 năm đào tạo sau ĐH tham khảo sản phẩm nghiên cứu trưng bày tại hội nghị. Ảnh: Lê Anh Dũng

Vừa qua, tại một trường đại học lớn đã có một buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp nhà nước. Người ta tưởng mọi chuyện cũng sẽ như mọi khi: luận án dù thế nào đi nữa cũng được thông qua (tức là 100% số phiếu Hội đồng đánh giá đạt yêu cầu), vấn đề là bao nhiêu phiếu sẽ đánh giá xuất sắc: 7/7, 6/7, 5/7 hay "chỉ có" 4/7 ... 

Tuy nhiên, trong buổi đánh giá này, một giáo sư thành viên Hội đồng đã bỏ phiếu chống (sau khi đã đọc một bản phản biện gay gắt chỉ ra những chỗ quá yếu kém của luận án, trong đó có một điểm tuy nhỏ nhưng không khỏi khiến người tham gia giật mình: là luận án tiến sĩ ngữ văn, mà có trang gồm 12 câu thì đến 8 câu mắc lỗi sai ngữ pháp, sai về cách dùng từ). Sáu thành viên còn lại bỏ phiếu đạt yêu cầu, trong đó có hai phiếu đánh giá xuất sắc.  

Trước đó, những người trong cuộc (những người trong ngành, có quan tâm đến đề tài luận án, và những người thuộc bên "bị", tức nghiên cứu sinh, cùng với giáo sư hướng dẫn) đã cảm nhận được sự căng thẳng của buổi bảo vệ.  

Trước khi Hội đồng họp kín để bỏ phiếu đánh giá luận án, người hướng dẫn đã phát biểu rằng chuyện bỏ phiếu chống là chuyện bình thường của các cuộc bảo vệ luận án, nếu Hội đồng nhất trí thông qua, thì ông cảm ơn tất cả, nếu ai đó quá khắt khe mà bỏ phiếu chống, thì ông sẽ... không cảm ơn người ấy nữa, thế thôi.  

Ông cũng bóng gió nói rằng, chuyện mất phiếu khi bảo vệ luận án ở nước ngoài là bình thường, có người từng bị mất phiếu khi bảo vệ ở nước ngoài, nhưng khi về nước, mấy người biết được điều đó! 

Trở lại với buổi lễ bảo vệ. Sau khi ban kiểm phiếu thông báo kết quả bỏ phiếu, vị tân tiến sĩ đã có lời phát biểu gây chấn động: tân tiến sĩ tỏ ra bất bình vì giáo sư nọ đã bỏ phiếu chống và để trả đũa, ông nghè tân khoa đã  bật mí cho mọi người biết chính ông giáo sư bỏ phiếu chống đó là người đã từng bị bỏ phiếu chống khi ông ta bảo vệ luận án ở nước ngoài trước kia! 

Đến đây thì không cần bình luận thêm gì nữa.  

Hai đề xuất về chất lượng luận án tiến sĩ 

Thực hiện đào tạo bậc học trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ) là nhiệm vụ đầu tàu của giáo dục,  cung cấp những người có trình độ cao, tức cung cấp "máy cái" cho nền giáo dục nước nhà.  

Để làm tốt bậc đào tạo này, đầu tiên, phải đặt lên hàng đầu chất lượng luận án. Lâu nay, có rất nhiều trường hợp "du di", tức luận án chất lượng kém vẫn được bảo vệ, bởi vì hoặc quan hệ đặc biệt giữa giáo sư hướng dẫn và những thành viên hội đồng (anh ủng hộ tôi, rồi sau này tôi ủng hộ anh, có qua có lại), hoặc quan hệ giữa thành viên hội đồng với cơ sở đào tạo (tham gia hội đồng cấp nhà nước mà bỏ phiếu chống, thì khác nào bảo rằng trình độ của các thầy ở hội đồng cơ sở nói riêng và cơ sở đào tạo nói chung là... dốt!).  

Cần đưa càng nhiều những người thật sự có công tâm vào hội đồng, tránh trình trạng các hội đồng chuyên ngành chỉ quanh đi quẩn lại một vài tên tuổi quen thuộc. Xưa nay, ở Việt Nam, chưa thấy luận án tiến sĩ nào bị đánh trượt bao giờ. Nếu tình hình mãi mãi vẫn thế thì nên thay tên "lễ bảo vệ luận án..." thành "lễ thông qua luận án... 

Điểm thứ hai, có liên quan đến điểm thứ nhất, là trình độ thực sự của hội đồng. Thực chất, trình độ của các giáo sư Việt Nam hiện nay ra sao, tôi nghĩ nên là đề tài cho một cuộc thảo luận nghiêm túc.  

Trong buổi bảo vệ trên đây, tôi thấy cất lên những tiếng nói bênh vực, ngợi ca nghiên cứu sinh hết lời. Vị phản biện thứ nhất đã có một bài phát biểu chung chung, mà theo nhận xét của nhiều người, là đem áp dụng cho luận án nào khác cũng được, để rồi kết luận rất hùng hồn là luận án này là luận án xuất sắc. 

Đề nghị Bộ GD-ĐT (và hai ban đào tạo của hai ĐHQG) chỉ nên mời những người thực sự đang làm việc, đang nghiên cứu thực sự tham gia vào hội đồng. Tiêu chuẩn rất dễ và thuyết phục: không mời những người mà trong hai năm gần đây không có công trình khoa học nào, đặc biệt không có bài nghiên cứu mới nào đăng trong tạp chí chuyên ngành.

  • Hoàng Xuân 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,