221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
741038
Trả chức danh GS về vị trí đời thường
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Trả chức danh GS về vị trí đời thường
,

Chức danh GS, PGS không phải là những gì quá cao siêu và càng không phải là món quà dành để biếu tặng của riêng ai, mà hãy trả nó về đúng vị trí đời thường của nó thông qua các tiêu chuẩn đúng đắn, khách quan được xem như một “bộ lọc chuẩn” đáng tin cậy.

Soạn: AM 642236 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ở nhiều nước, GS, PGS là chức danh trong hệ thống giáo dục ĐH

Tiêu chuẩn để xét phong chức danh GSPGS ở nước ta  đã được bàn luận rất nhiều trên các phương tiện thông tin rộng rãi, nhưng dường như cho đến nay vẫn chưa có những chuyển biến tích cực.

Gần đây nhất, trong bản tin tối của Đài Truyền hình Việt Nam đã nêu lên những con số thống kê cụ thể về số lượng công trình khoa học của Việt Nam được đăng trên các tạp chí quốc tế (300 bài/năm) là quá ít so với Thái Lan, trong khi số lượng GS, PGS của ta cao hơn nước này gấp nhiều lần. Đồng thời, cũng chỉ ra số lượng những người có học vị cao làm khoa học chỉ chiếm khoảng 30%, số còn lại làm công tác quản lý.

Trong khi đó, những GS, PGS đang nghĩ gì về tình hình khoa học hiện nay, có bao nỗi niềm trăn trở về sự tụt hậu này? Đã thế, thời gian gần đây tôi còn thấy các GS, PGS đang phàn nàn về sự đãi ngộ của nhà nước trong câu chuyện “lương GS, PGS bao nhiêu thì vừa?”

Theo tôi, để giải quyết những vấn đề này một cách cơ bản và có cơ sở khoa học, những người có trách nhiệm và trước hết là Hội đồng Nhà nước về chức danh GS cần thiết phải đưa ra những tiêu chuẩn đúng đắn cho việc xét công nhận. Đây sẽ được xem là những “tiên đề” và từ đó mới có thể phát biểu ra những “định lý”.

Tôi tán thành với nhiều ý kiến trước đây cho rằng, chúng ta nên áp dụng các tiêu chuẩn xét công nhận GSPGS của các nước trên thế giới và không nên biện bạch do đặc điểm của mỗi quốc gia.

 Tuy nhiên, tôi thiết nghĩ đối với nước ta điều kiện cần “khá tốt” đối với PGS là 2 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế và đối với GS là 4 bài, với ít nhất 3 bài đăng độc lập và 1 bài có thể đồng tác giả nhưng phải đứng tên ở vị trí thứ nhất.

Còn việc hướng dẫn nghiên cứu sinh hay cao học nên xem như là các tiêu chuẩn phụ, có thể thay thế bởi số lượng công trình khoa học vượt tiêu chuẩn. Điều này là hoàn toàn hợp lý, vì cho dù có hướng dẫn nghiên cứu sinh thì công trình khoa học vẫn là cái cốt lõi cuối cùng. Hơn nữa, nếu lấy tiêu chuẩn hướng dẫn nghiên cứu sinh là điều kiện bắt buộc, thì vô tình ta biến nghiên cứu sinh thành “món hàng phân phối” và lúc đó ai là người sẽ được phần?

Chiếu theo logic hướng dẫn nghiên cứu sinh được công nhận GS, thì một nghiên cứu sinh sau khi bảo vệ nên được phong là “Viện sĩ”, bởi vì đã có công “tạo ra GS” cho đất nước.

Nói tóm lại, từ trước đến nay tôi nhận thấy rằng người ta cứ né tránh tiêu chuẩn về chất lượng công trình khoa học và do đó chúng ta vẫn loay hoay mãi với câu chuyện “cũ rích” và hậu quả là chắng ai phục ai.

Tôi nghĩ rằng chức danh GS, PGS không phải là những gì quá cao siêu và càng không phải là món quà dành để biếu tặng của riêng ai, mà hãy trả nó về đúng vị trí đời thường của nó thông qua các tiêu chuẩn đúng đắn, khách quan được xem như một “bộ lọc chuẩn” đáng tin cậy.

Chắc rằng, đây sẽ là sự mong đợi chung của toàn xã hội. Với “bộ lọc” này, nhà nước nên chăng tiến hành thu hồi lại tất cả các loại chức danh GS, PGS đã phong cho những người còn đang ở vị trí công tác hiện nay và áp dụng lại từ đầu không có trường hợp ngoại lệ cho bất kỳ ai muốn có chức danh này.

Sau đó chúng ta hãy bàn đến chất lượng “đãi ngộ” và tôi tin rằng số lượng GS,PGS sẽ giảm đến con số thú vị bất ngờ! Nếu làm được như thế, tất cả chúng ta sẽ được lợi. Người trong cuộc sẽ cảm thấy yên tâm hơn vì đã có sự nhìn nhận công bằng của xã hội vì không vấp phải những rào cản bất hợp lý của những đồng nghiệp hẹp hòi đi trước. Nhà nước cũng được lợi, vì hiệu quả công việc được mang lại từ những người được công nhận. Và cuối cùng, các thế hệ đi sau sẽ có được cái đích để vươn tới.

  • Trương Công Lý (cán bộ nghiên cứu tại một viện ở Hà Nội) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,