221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
536824
Các GS kỳ vọng gì với QH về chấn hưng giáo dục?
1
Article
null
Các GS kỳ vọng gì với QH về chấn hưng giáo dục?
,

(VietNamNet) - Từ Tokyo, Brussels, Paris..., các GS nổi tiếng của Việt Nam đã gửi về VietNamNet những kỳ vọng với Quốc hội khóa XI về chấn hưng giáo dục nước nhà. 

Soạn: AM 178605 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Paris 22/10/2004: Bùi Trọng Liễu, tiến sĩ nhà nước về khoa học, nguyên GSĐH Paris (Pháp): Nhà nước dự báo, kiểm tra nhưng không xen vào thẩm quyền của trường ĐH và cơ sở khác

Tôi mong mỏi Quốc hội lần này sẽ:

1.Khẳng định rằng Giáo dục Đào tạo (GDĐT) có liên quan đến thị trường, tức là quá trình đào tạo phải gắn với nhu cầu của xã hội; nhưng tự nó không phải là một thứ hàng hóa có thể mua bán tự do. Những dịch vụ về GDĐT phải tuân thủ những qui định về chất lượng và nội dung tri thức. 

2. Khẳng định rằng một trọng tâm của GDĐT là đội ngũ nhà giáo: có thày giỏi thì mới có trò giỏi. Thay việc phong chức danh Giáo sư như hiện nay, bằng việc bổ nhiệm chức vụ Giáo sư gắn liền với chỗ làm và chức năng giảng dạy và nghiên cứu ở các đại học. Tiến tới cải tổ lại hệ thống các đại học sư phạm hiện nay : thay tuyến sinh ở mức tú tài, bằng tuyển sinh ở mức cử nhân, để nâng chất lượng, rút ngắn thời gian đào tạo sư phạm, giảm giá thành, đồng thời bảo đảm cho giáo viên khả năng đổi nghề, theo nhu cầu của xã hội, của thị trường.

3. Có ý kiến về công lập và tư lập. Theo tôi, công lập phải được duy trì và củng cố. Tư lập góp phần tích cực, nhưng không để tư lập vượt quá một tỉ lệ vừa phải, lợi tức tài chính phải được giới hạn. Nhà nước dự báo, kiểm tra, điều tiết, nhưng không xen vào những vấn đề thuộc thẩm quyền của các ĐH và các cơ sở khác.

4. Có ý kiến về các biện pháp (hành chính và hình án) để trừng phạt việc gian lận trong thi cử, sử dụng bằng cấp giả hoặc tiếm xưng danh hiệu ở mọi cấp bậc (đối với các cá nhân gian lận và các tổ chức liên quan). 

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của hội dựa trên tri thức với sự đua tranh quyết liệt về mọi mặt giữa các quốc gia trên phạm vi toàn cầu trong bối cảnh phức tạp của tình hình quốc tế, giáo dụcnước ta vai trò vo cung quan trọng trong việc đào tạo lớp người lao động với những phẩm chất: trung thực, năng động, dũng cảm, thông minh đủ kiến thức nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 

Soạn: AM 178607 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Brussels, 24/10/2004, Tôn Thất Nguyễn Thiêm, GSTS viện United Business: Quốc hội chưa có pháp quy về tính chất bất vụ lợi của các hình thái giáo dục! 

Vấn đề "nóng": làm sao để xã hội hoá giáo dục, phát huy chất lượng thị trường lao động mà bản thân lĩnh vực giáo dục không bị thị trường hoá?

Trong kinh tế thị trường, sức lao động là loại hàng hoá mà chẳng ai – cả bán lẫn mua - lại thật sự muốn chất lượng của nó là "dởm"! Nhất là khi nước ta tham gia vào thể chế kinh tế mà sự cạnh tranh dựa trên mức đối chiếu toàn cầu về "người thật việc thật"!

Với người học, giáo dục đào tạo là điều kiện cần để nâng cao chất lượng lao động của họ nhằm trao đổi nó với ‘giá cao’ nhất! Vì thế, nếu có được sự so sánh tử tế giữa ‘thật’ và"‘dởm" (chủ yếu là giữa "thật và dởm" chứ không phải "công và tư"!), quyền lợi lâu dài của họ là chọn cái "càng thật càng tốt"!

Một tiêu chí để đánh giá ‘dởm’ và ‘thật’ là: xã hội hoá giáo dục có động cơ gì?

Đa số công nhận là hoạt động của việc ‘trồng người’ phải vì mục đích "phi lợi nhuận" nhưng Quốc hội lại chưa có pháp quy về tính chất bất vụ lợi của các hình thái giáo dục!

Pháp chế trên sẽ thay đổi nền tảng của ngành giáo dục bị lũng đoạn bởi một cơ chế quan liêu hành chính có trong bộ máy Nhà nước và bởi không ít tổ chức dân lập ‘kinh doanh thời vụ’ theo chế độ ‘công ty cổ phần ăn chia siêu lợi nhuận’!

Nguồn nhân lực Việt Nam sẽ là một ‘hàng hoá giá trị’ mang lợi ích bền vững cho bản thân người lao động và cho nền kinh tế khi ngành giáo dục được điều tiết bởi một pháp chế minh định hoạt động bất vụ lợi của nó! Từ đó, sự tương tác giữa Nhà nước, Xã hội và Thị trường cũng sẽ được triển khai đàng hoàng hơn trong lĩnh vực giáo dục đào tạo! Trọng trách trên vai Quốc hội vô cùng lớn!

Soạn: AM 178609 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Paris, 22/10/2004, Trương Nguyên Trân, GS trường ĐH Polytechnique, Pháp:  Cấp thiết tạo điều kiện để cho những nhà khoa học Việt Nam trở lại làm việc ở quê nhà

Cách đây khoảng 7, 8 năm, tôi hân hạnh được GS Nguyễn Văn Đạo, Giám đốc ĐHQG Hà Nội mời làm cố vấn cho ĐHQG và cũng được Đại tướng Võ Nguyên Giáp khuyến khích và thúc đẩy tôi giúp vào công việc này. Tôi đã nhận lời và đã suy nghĩ nhiều về vấn đề này. Những suy nghĩ của tôi về ĐH Khoa học đã được cho đăng lên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật ngày 2/3/1997. Với thời gian qua, 6 đề nghị của tôi đưa ra vẫn chưa được thực hiện, ngoài việc chuyên chọn lọc sinh viên Việt Nam du học tại Pháp ở trường Polytechnique,một trường ĐH Khoa học rất có tiếng ở Pháp và trên thế giới mà tôi hân hạnh được đóng góp vào công trình này. Tôi rất muốn gửi gắm những điều này tới Quốc hội về giáo dục nước nhà ở trình độ ĐH. Tôi xin trích đây những điểm chính: 

1. Hệ thống ĐH phải đa dạng và ĐHQG phải là ĐH kiểu mẫu có chất lượng cao nhất. Trong vài chục năm tới, chúng ta phải nhằm vào trình độ các ĐH có tiếng trên thế giới. 

2. Nâng cao chất lượng kiến thức, chú trọng đặc biệt hai năm đầu của chương trình ĐH và cương quyết đổi mới phương pháp giảng dạy ĐH.

3.Đầu tư cho các phòng thí nghiệm dùng trong việc giảng dạy 2 năm đầu ĐH và tập cho sinh viên thói quen làm việc tập thể (teamworrk). Tôi nhấn mạnh hai năm đầu ĐH vì những phòng thí nghiệm trong giai đoạn này tương đối ít tốn kém và sinh viên được học hỏi nhiều. 

4.Cung cấp đầy đủ sách giáo khoa hiện đại cho thầy giáo và sinh viên, phải có những thư viện tốt với đầy đủ các chuyên ngành của nước ngoài.

5. Cập nhật kiến thức cho các thầy giáo giảng dạy ĐH. 

6. Mời các nhà khoa học nước ngoài đến giảng dạy ĐH.

Ngoài những đề nghị nói trên, một vấn đề cấp bách trong những năm đến là việc tạo điều kiện để cho những nhà khoa học Việt Nam trở lại làm việc ở quê nhà. Như tôi đã nói ở trên, trường Polytechnique ở Palaiseau qua sự giúp đỡ của Pháp, đến năm nay, đã giúp đào tạo gần 100 nhà khoa học tương lai của Việt Nam. Đây không phải là những sinh viên tầm thường mà là tinh hoa của đất nước, với trình độ của các sinh viên được đào tạo ra ở những ĐH có tiếng của Mỹ như Harvard, MIT. Chính phủ phải tạo điều kiện để đem những tài năng này trở lại Việt Nam. Chương trình MSI (Millenium Science Initiatives) của GS  Griffiths nhằm tạo điều kiện đem những tài năng Việt Nam ở nước ngoài về nước là một chương trình phải được suy nghĩ nhiều và phải được ủng hộ.

Soạn: AM 178611 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Tokyo. Nhật Bản: 24/10/2004, Trần Văn Thọ, GS ĐH Waseda, Nhật Bản: Không xem văn bằng tiến sĩ là một trong những tiêu chuẩn để đề bạt

 Nhìn chung, chất lượng đào tạo đại học ở VN thấp. Phân tích kỹ sẽ thấy có nhiều yếu tố đưa đến tình trạng nầy nhưng trong đó có hai nguyên nhân lớn mà chỉ cần một quyết định sáng suốt của nhà nước là giải quyết được ngay.

Thứ nhất là cơ chế phân ly giữa nghiên cứu và giảng dạy vẫn còn tồn tại, người nghiên cứu chỉ ở các viện nghiên cứu, ít tham gia giảng dạy, trong khi giáo viên ở ĐH phải dạy quá nhiều giờ và ít có điều kiện về thì giờ, về cơ sở vật chất và các cơ hội để nghiên cứu. Trong tinh hình đó, trình độ thầy giáo nói chung không cao gây ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Rõ ràng là cần nhanh chóng sáp nhập phần lớn các viện và trung tâm nghiên cứu hiện có vào trong các trường ĐH.

Thứ hai là chuẩn mực bằng cấp ở VN tụt xuống mức thấp nghiêm trọng, đặc biệt là những văn bằng trên ĐH như thạc sĩ và tiến sĩ mà nguyên nhân chính là do cơ chế khuyến khích chạy theo bằng cấp vẫn còn tồn tại một cách vô lý. Nhà nước vẫn tiếp tục cấp kinh phí để quan chức đi học lấy bằng tiến sĩ (!), và các cơ quan nhà nước vẫn xem bằng cấp trên ĐH là một trong những tiêu chí để đề bạt. Kinh nghiệm các nước cho thấy trừ một vài lãnh vực đặc biệt, văn bằng trên ĐH, nhất là văn bằng tiến sĩ, chẳng có lợi gì cho việc quản lý, điều hành ở các cơ quan nhà nước. Xét tình hình cụ thể của VN hiện nay cũng dễ dàng thấy được điều đó. Cơ chế, chính sách hiện tại vừa phí phạm nguồn lực xã hội đáng lẽ để dồn vào việc bồi dưỡng trình độ nghiên cứu và giảng dạy cho giao viên ở ĐH, vừa gián tiếp làm giảm chuẩn mực của thầy giáo dạy ở ĐH vì những bằng cấp họ lấy được ở VN cũng bị ảnh hưởng của trình độ bằng cấp nói chung. 

Do đó, việc cần làm ngay là không xem văn bằng tiến sĩ là một trong những tiêu chuẩn để đề bạt ở các cơ quan quản lý của nhà nước và không cấp kinh phí, không tạo các điều kiện khác cho cán bộ đi học tại chức bậc tiến sĩ.                                         

Soạn: AM 178613 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

TP.HCM 22/10/2004: GS Nguyễn Văn Đạo, GS ĐHQG Hà Nội:  Nhìn thẳng vào yếu kém 

Trong nhiều năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã trở thành vấn đề được toàn hội  rất quan tâm với nhiều vấn đề bức xúc đòi hỏi phải được giải quyết không chậm trễ: như cải cách chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, cải cách thi cử, vấn đề tăng quy nâng cao chất lượng đào tạo, vấn đề huy động mọi nguồn lực  hội tham gia phát triển giáo dục, những tiêu cực trong giáo dục từ phía nhà quản người học, mở rộng mạng lưới các trường , việc làm cho sinh viên sau khi ra trường, v.v 

Chính vậy, toàn dân ta, đặc biệt các nhà khoa học, nhà giáo tâm huyết, đang hướng về kỳ họp tới đây của Quốc hội, mong rằng với tinh thần nhìn thẳng vào những yếu kém, tồn tại trong giáo dục nước ta mạnh dạn đổi mới duy về giáo dục, Quốc hội sẽ đề ra được những biện pháp đúng đắn kiên quyết để chấn hưng giáo dục. Với tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay, lẽ chúng ta cũng cần phải cảnh báo (dựa theo một khẩu hiệu của Cuba): “Đổi mới căn bản giáo dục hay chịu tụt hậu? Chúng ta nhất định phải tiến lên!" 

Soạn: AM 178617 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Brussels, 22/10/2004, Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư trưởng, trường ĐH Liège, Bỉ: Ba đột phá cấp thiết

Tôi thiết tha mong mỏi lần này Quốc hội sẽ đi đến những bước đột phá cần thiết trong việc cải cách hệ thống giáo dục Việt Nam bao gồm ba điểm sau đây: 

1. Đổi mới tư duy về giáo dục.

 1.1. Đổi mới tư duy về quản lý giáo dục, quản lý tốt phải đồng nghĩa với phục vụ tốt, nhanh chóng trao quyền tự quản cho các trường đại học.

1.2 Trở về thực học để đào tạo người có thực tài, phân luồng, phân tầng trong việc tổ chức giáo dục, mềm đầu vào và cứng đầu ra, mở thêm các trường ngắn hạn, có cơ chế liên thông rõ ràng minh bạch giữa các ĐH và các trường .

1.3 Không lẫn lộn giữa giáo dục và tuyên truyền, trả lại cho nhà trường chức năng "thế nhân" của nó.

1.4 Tổ chức giáo dục hướng tới tri thức quốc tế, dạy ngoại ngữ sớm từ cấp tiểu học, mở rộng sử dụng Internet, dần dần đưa yếu tố quốc tế thành tiêu chí căn bản trong việc đánh giá chất lượng các đại học, các thành viên, các giáo sư, các nghiên cứu sinh. 

Soạn: AM 178621 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Từ tháng 2 đến tháng 9 năm nay, 23 nhà trí thức trong và ngoài nước đã đều đặn tham gia xemina về chấn hưng giáo dục do GS Hoàng Tuỵ khởi xướng.

2. Cần phải có thời gian, lộ trình  để cải tổ nền giáo dục đào tạo: Nhưng có những hướng có thể giải quyết ngay mà không tốn nhiều ngân sách lại có hiệu ứng tức thì:

2.1 Bỏ việc cấp bằng cho các khóa chuyên tu, tại chức, chỉ cấp chứng chỉ mà thôi.

 2.2 Trừ những viện nghiên cứu chiến lược quốc gia, sát nhập các cơ sở nghiên cứu và giáo dục tương đồng lại với nhau.

 2.3. Chỉ nên có hai hệ thống trường công lập và trường tư thục.

2.4 Việc quan trọng nhất là đừng để cho giáo dục trở thành hàng hóa thuần tuý bằng cách kịp thời xây dựng một khung pháp lý cần thiết.

3. Để thực hiện cải tổ phải có người mới trong và ngoài nước, có thành phần đã từng cọ xát với các nền giáo dục của các nước tiên tiến tham gia vào ban đề xuất ý kiến, ban tổ chức, ban thực hiện, ban kiểm tra... 

Những ý kiến này đã được triển khai chi tiết trong bài viết 12 trang kèm theo đây: "Một số đề nghị cụ thể về đổi mới tư duy và việc chọn lựa hướng giải quyết cho ngành giáo dục trong cơ chế thị trường".

VietNamNet sẽ giới thiệu tới các bạn bài viết này. 

  • Hạ Anh (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,