221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
731104
Tuổi trung bình của các GS năm 2005 là 58
1
Article
null
Tuổi trung bình của các GS năm 2005 là 58
,

(VietNamNet) - Lễ công nhận chức danh Giáo sư (GS), Phó GS cho 353 người đợt năm 2005 được tổ chức trang trọng sáng nay (12/11), tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã tới dự.

Soạn: AM 616895 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm trao giấy chứng nhận chức danh GS cho các GS

Theo GS-TSKH Phạm Minh Hạc, Chủ tịch hội đồng chức danh GS Nhà nước, số GS, PGS được  công nhận năm nay chiếm 60,9% số GS, PGS đăng ký tại các cơ sở giáo dục theo các khối ngành như sau: nhiều nhất là khối ngành Khoa học kỹ thuật với 11/41 GS, chiếm tỷ lệ 26,8%; kế đến là Y - Dược có 10 người, chiếm 24,4%...

Hai ngành được công nhận chức danh GS, PGS nhiều nhất là ngành Y với 52 người (10 GS và 37 PGS) và Kinh tế với 39 người (2 GS và 37 PGS). Số GS thuộc đối tượng giảng viên trực tiếp giảng dạy trong các trường ĐH tăng từ 65,6% năm 2001 lên 82,9% năm 2005; tỷ lệ PGS ở các trường ĐH từ 72,9% năm 2001 lên 76,3% năm 2005.

GS trẻ tuổi nhất là Nguyễn Thế Hùng (48 tuổi), ngành Thủy lợi trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng.

Năm nay, độ tuổi trung bình của các GS được công nhận là 58 và PGS là 47.

Hội đồng chức danh GS nhà nước cũng đã xét và đề nghị Chính phủ công nhận đặc cách chức danh GS cho TSKH Ngô Bảo Châu (sinh năm 1972)  người đoạt giải thưởng quốc tế về Toán học năm 2004 và đã được phong GS tại ĐH Paris Sud. 

GS Hạc cho biết, so với 3.000 bộ môn và gần 40.000 giảng viên công tác ở các trường ĐH và chỉ tính số GS, PGS làm việc ở các trường ĐH thì trung bình 1 bộ môn có 1 GS và 0,67 PGS; tính theo tỷ lệ số giảng viên thì trung bình 1 GS/ 110 giảng viên và 1 PGS/18 giảng viên.

Việc xét công nhận chức danh GS, PGS năm nay được đánh giá chất lượng được nâng lên; quy trình thực hiện đúng thủ tục...Tuy nhiên, một số GS có đề xuất: việc đề ra các tiêu chí xét duyệt là cần thiết nhưng cũng có chỗ vẫn thừa và không chặt.

GS Đỗ Văn Phức, giảng viên Khoa Kinh tế (trường ĐH Bách khoa Hà Nội) dẫn dụ một số tiêu chí đưa ra chỉ là hình thức như: việc đưa tiêu chí bài báo thì nên quan tâm đến chất lượng chứ không nên chú trọng bài báo đăng ở Tạp chí khoa học cụ thể; hoặc giáo trình in ở trường thì không được mà chỉ tính điểm những giáo trình in tại Nhà xuất bản...

Theo ông Phức, việc phân bổ kinh phí 25 triệu đồng cho đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ là quá hẻo. Với số tiền này chỉ đủ công tác từ Hà Nội vào TP HCM hai lần là bay hết, chưa kể tài liệu...Để được công nhận chức danh GS năm nay, ông Phức cũng đã hai lần "bắt tay" hoàn thành đề tài nghiên cứu cấp Bộ, nhưng phần lớn kinh phí tự bỏ ra.

Phần nữa khiến cho các giảng viên các trường băn khoăn trong nghiên cứu khoa học là cơ chế, ông Phức nói: đáng ra khi ký quyết định công nhận chức danh phải là Chủ tịch nước, còn Hội đồng chỉ công nhận về chuyên môn. Đằng này, Hội đồng vừa đánh giá vừa ký Chứng nhận nên đôi khi giá trị của nghiên cứu của những GS, PGS có vẻ chưa được đánh giá đúng.

Được biết, trong đề án đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam mà Chính phủ vừa phê duyệt đã đặt ra vấn đề thay đổi cách thức công nhận chức danh GS, PGS theo hướng đưa về các trường ĐH.

  • Oanh Anh 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,