221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
735631
Cộng nhận chức danh GS: Thế nào cho hợp lý?
1
Article
null
Cộng nhận chức danh GS: Thế nào cho hợp lý?
,

(VietNamNet) - Phải chăng cứ cố gắng công tác, học tập trong điều kiện khó khăn là đóng góp cho nước nhà?Chúng ta tạo được những điều kiện gì cho người tài trong bối cảnh  hiện nay? Nhiều bạn đọc tranh luận sau "2 kiến nghị với Thủ tướng" của bạn Hoàng Tâm Giao.

Soạn: AM 628500 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các GS trong đợt công nhận chức danh năm 2004

Họ tên: Trịnh Minh Hai
Địa chỉ: 249 - Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
Email: trinhminhhai28@yahoo.com

Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Hoàng Tâm Giao rằng việc công nhận chức danh GS cần thiết phải là người có đóng góp cho nước nhà. Nhưng thế nào là đóng góp cho nước nhà? Phải chăng cứ cố gắng công tác và học tập trong điều kiện khó khăn là đóng góp cho nước nhà? Vậy thử hỏi, chúng ta tạo được những điều kiện gì cho người tài trong bối cảnh kinh tế hiện nay?

Tại sao bạn không ở lại học tập trong nước? Những ý kiến và dẫn chứng minh hoạ của bạn, tôi thấy không ổn! Nếu chỉ vì bạn có điều kiện học tập chung một bằng ngoại ngữ A với anh Châu mà tự cho rằng mình có quyền so sánh và đánh giá anh Châu và anh Đức thì tôi nghĩ bạn đã quá phiến diện trong lối suy nghĩ của mình!

Tôi có theo dõi nhiều bài báo về sự kiện này, và tôi ủng hộ quan điểm đặc cách công nhận chức danh GS cho anh Châu. Một đơn cử rõ ràng và dễ nhận thấy là việc NSND Đặng Thái Sơn: anh không công tác tại Việt Nam nhưng vẫn thường có nhiều hoạt động tại quê hương trong các sự kiện âm nhạc lớn và nhiều người nước ngoài biết đến âm nhạc đương đại Việt Nam qua thành tựu của cá nhân anh, người Việt Nam và NSND Việt Nam.

Giáo dục Việt Nam có bị tụt hậu hay không? Người tài Việt khi có thành tựu nhất định còn muốn quay về với quê hương hay không phụ thuộc rất nhiều vào chính sách đãi ngộ của Nhà nước mà tôi cho rằng việc đặc cách công nhận chức danh GS cho anh Châu là một con đường tiên phong cho việc kéo chất xám Việt về phục vụ đất nước.

Họ tên: Bùi Đình Tuấn
Địa chỉ: Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam
Email: TuanVEC@yahoo.com.vn

Tôi thấy đây là một cách nhìn mới, tư tưởng mới trong quan niệm của Đảng và Nhà nước ta. Việc công nhận chức danh GS cho những người thực sự tài năng là một việc hết sức đúng đắn. Từ trước tới nay, chúng ta vẫn quan niệm rằng chức danh GS chỉ được phong tặng cho những người có những đóng góp lâu dài cho nền giáo dục Việt Nam là một quan điểm lạc hậu cổ hủ mang tính phong kiến. Để hội nhập quốc tế, thu hút và kích thích các tài năng trẻ nhiệt huyết trong nghiên cứu khoa học chúng ta cần phải đổi mới tư duy.

Tôi là người cùng thế hệ với anh Châu, là những người đại diện cho lớp người mới, thấy rằng việc thay đổi cách nhìn đối với vấn đề trên là hoàn toàn đúng đắn. Có như thế, đất nước của chúng ta mới phát triển được.

Tôi hoàn toàn ủng hộ việc này, tuy nhiên không nên lợi dụng việc đó để công nhận chức danh các GS "rởm" (cần phải cân nhắc kỹ trước khi công nhận chức danh). Nếu xảy ra tiêu cực trong việc này là một vấn đề rất nguy hiểm, nó sẽ ảnh hưởng đến tương nay của đất nước.

Họ tên: Hoàng Tuấn Minh
Địa chỉ: Tây Sơn - Hà Nội
Email: Hoangtuanminh1402@yahoo.com

Tôi cũng thấy rằng, khi đã đi học ở nước ngoài thì mong muốn làm việc tại nước đó là rất nhiều. Vì vậy, để khuyến khích người Việt Nam trở về Việt Nam công tác, ngay từ trong việc công nhận chức danh GS cũng cần khuyến khích người có trình độ về nước phục vụ trực tiếp cho tổ quốc.

Và tôi xin bổ sung thêm, nếu là người Việt Nam ở nước ngoài làm công việc giảng dạy nhưng có nhiều đóng góp cho công việc giáo dục tại Việt Nam và có công với nền giáo dục ở Việt Nam trong thời điểm xét công nhận thì cũng được coi như là người giảng dạy trong nước.

Bởi nếu ở trong nước mà không có nhiều công lao thì chẳng khác gì ở nước ngoài. Vì có người có nguyện vọng ở nước ngoài nhưng lại có tâm huyết và công sức cho nền giáo dục trong nước thì cũng được coi là có công như người ở trong nước. Do đó nếu chỉ là khả năng giỏi mà không có đóng góp gì nhiều cho nền giáo dục trong nước thì chỉ nên phong chức "giáo sư danh dự" mà thôi!

Họ tên: Richard
Dia chi: Viet Nam
Email: tigon1995@yahoo.com

Giáo sư của Việt Nam không nhất thiết ở độ tuổi lớn hay nhỏ mà cần xét ở họ theo tiêu chuẩn "Đức và Tài" .  "Đức": đạo đức tốt và có công hiến ít nhất 01 công trình nghiên cứu khoa học mang tính khả thi ở Việt Nam và 01 công trình mang tầm thế giới được đăng báo bằng ít nhất 2 thứ tiếng: tiếng Việt và một ngoại ngữ khác do chính người  đó viết ra; đồng thời công tác giảng dạy tại Việt Nam ít nhất 05 năm.  "Tài": học vị đương nhiên là Tiến sỹ trở lên, công trình nghiên cứu được đưa vào thực hiện tại Việt Nam và mang lại hiệu quả tích cực lớn được công chúng thừa nhận. Tránh việc nghiên cứu quá vĩ mô, không thực tế và "cất tủ" để có thời gian nghiên cứu thêm.

Cần tránh triệt để việc công nhận chức danh học hàm, học vị cho những cá nhân mà chỉ sống, làm việc và phục vụ chủ yếu ở nước ngoài và chỉ có một điểm duy nhất là trong họ có dòng máu Việt hoặc quốc tịch Việt Nam.

Họ tên: Trịnh Công Vân
Địa chỉ:  TP.HCM
Email: cee-van@hcm.vnn.vn

GS là chức danh do trường ĐH chọn lọc và bổ nhiệm. Thường thì trong mỗi trường chỉ có một số "ghế" GS thôi, mỗi khoa chừng 1-2 người. Họ chọn lọc những vị rất có uy tín về lĩnh vực chuyên môn nhất định để làm "đầu ngành" cho lĩnh vực khoa học đó (khá nhiều GS lại không có bằng TS). Nếu GS nào đó làm việc lâu năm thì cũng rất ít khi bổ nhiệm một vị GS khác....

Cần sớm cải cách thực sự GD ĐH theo hướng hội nhập, nếu không thì việc Việt Nam cứ tụt hậu mãi và cũng sẽ là "có tội" với quốc gia và dân tộc.

Họ tên: Nguyễn Văn Hiệp
Địa chỉ: Học Viện AIT
Email: nguyenvanhiep@yahoo.com

Việt Nam chúng ta có rất nhiều người "quá giỏi". Nếu phong GS cho anh Châu thì nên phong GS cho toàn bộ những người gốc Việt còn lại đang giảng dạy tại nước ngoài. Tôi xin lấy ra đây một ví dụ của một người Việt Nam bắt đầu được phong GS tại Canada từ khi anh mới 28 tuổi. Anh là Nguyễn Hà, hiện là GS tại trường University of Saskatchewan, Canada. Anh đã tốt nghiệp thạc sĩ AIT - Thái lan trước đó xuất sắc và được rất nhiều trường ĐH hàng đầu ở Mỹ và Canada mời làm tiếp TS. Sau khi hoàn thành TS ở Canada, anh được mời làm GS khi mới 28 tuổi. Địa chỉ website của anh là: http://engrwww.usask.ca/research/ee/faculty/hhn404/.

Tôi nghĩ còn rất nhiều người "quá quá giỏi" gốc Việt khác cần được phong GS. Nếu chúng ta phong đặc cách thì nên làm công khai và đồng bộ.

Họ tên: Trần Xuân Tú
Địa chỉ: Nghiên cứu sinh tại Pháp
Email: tranxuantu@gmail.com

Chưa từng gặp nhưng tôi rất ngưỡng mộ tài năng của anh Bảo Châu. Tuy nhiên, tôi lại không ủng hộ đề nghị xét đặc cách công nhận chức danh GS tại Việt Nam cho anh vì lý do như sau: Anh đã là một GS tại một trường ĐH danh tiếng tại Paris, việc công nhận chức danh GS sư cho anh tại Việt Nam liệu có tăng thêm uy tín cho anh trong giới khoa học hay chỉ đem lại cho anh sự phiền toái?

Tôi hoàn toàn ủng hộ 2 kiến nghị với Thủ tướng. Chúng ta cần phải sớm xây dựng lại quy trình công nhận chức danh theo hướng thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học, tránh đề cao tiêu chí thâm niên công tác. Về vấn đề này đã có nhiều bài viết đăng trên các diễn đàn báo chí trong vài năm gần đây, đặc biệt là của GS Hoàng Tụy, tiếp đến là Nghị quyết đổi mới giáo dục được đưa ra gần đây.

Họ tên: Trung
Email: quanvantruong@gmail.com

Tôi xin có một số ý kiến phê phán bạn Hoàng Tâm Giao về những luận điểm chính của bạn: "Nếu lý do là công nhận để tôn vinh tài năng hơn hẳn hay “quá giỏi” càng thừa vì họ đã khẳng định điều đó bằng vị trí làm việc tại các trường ĐH danh giá ở các nước có nền giáo dục, khoa tiên tiến hơn Việt Nam nhiều."

 "Nếu công nhận cho anh Châu, tại sao không công nhận cho nhiều GS hay PGS gốc Việt khác cũng rất giỏi và đang làm việc tại các nước tiên tiến?". Người Việt ở nước ngoài nhiều người rất giỏi, nhưng đóng góp như thế nào, quan hệ với giới học thuật trong nước như thế nào. Với lại đây là phần mở đầu, bước đầu thì chưa bao giờ trọn vẹn được.

"Tóm lại, nếu công nhận GS đặc cách như vậy chỉ càng khuyến khích trí thức Việt Nam ở lại làm việc nước ngoài bởi sau đó, họ sẽ vẹn cả đôi đường."Ở lại nước ngoài thì sao? Ở lại nước ngoài nhưng không đóng góp cho học thuật trong nước thì không được công nhận chức danh, còn đóng góp thì được công nhận chức danh. Đây là GS Việt Nam chứ đâu phải Universe.

Họ tên: Lê Hoài Ân
Địa chỉ: Giảng viên tiếng Đức, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Tây, Trường ĐHNN, ĐHQG Hà Nội
Email: an@sav-gtz,org

Việc anh Ngô Bảo Châu được đặc cách công nhận GS ở tuổi còn rất trẻ tôi thấy đây là một bước đi tương đối mạnh dạn trong việc công nhận các chức danh cao quý này, nhưng để những chức danh này thực sự cao quý, chúng ta không được làm tuỳ tiện. Theo tôi, đặc cách công nhận GS, PGS cũng phải có những quy định cụ thể và chúng ta phải tuân thủ những quy định đó.

Xung quanh chuyện đó, tôi có những đề nghị như sau:

- Chúng ta nên tham khảo quy trình công nhận chức danh GS, PGS của nước ngoài để có một quy trình xét tuyển chặt chẽ. Nếu có quy trình xét tuyển chặt chẽ, khoa học thì tôi tin rằng những người được phong cũng tự hào và những người chưa được phong cũng lấy đó là điều vinh quang để phấn đấu.

- Quy trình xét tuyển của chúng ta nên cụ thể và phải tập trung vào những tiêu chí để đánh giá được năng lực khoa học thực sự của nhà khoa học đó. Ở Việt Nam ta quy trình nghe có vẻ rất chặt chẽ, nhưng thực chất còn rất nhiều quy định chỉ mang tính hình thức.

- Nên tiến hành phỏng vấn (như thi vấn đáp giống như các công ty nước ngoài tuyển giám đốc điều hành vậy) để tuyển được những cán bộ khoa học giỏi cho ngành, bộ môn, trường của mình. Tôi rất thích cách làm này bởi vì qua đó tạo ra được sự cạnh tranh giữa các nhà khoa học. Ai giỏi, có năng lực khoa học thực sự thì sẽ trở thành GS/PGS, bất kể người đó ở độ tuổi là bao nhiêu.

- Tôi thấy hiện nay chúng ta có rất nhiều GS/PGS "già" và đây chính là đội ngũ "xếp hàng để đợi về hưu“. Nếu tôi là một trường ĐH đang có nhu cầu tuyển GS/PGS thì chắc chắn tôi sẽ không chọn những nhà khoa học đã có tuổi. GS/PGS ở tuổi 58, 60 như ở ta thì khả năng cống hiến còn được bao nhiêu? Điều này nghe có vẻ khắc nghiệt, nhưng đây là việc tuyển những người làm khoa học cho nên quy trình tuyển chọn cũng phải khoa học, để câu nói "sống lâu lên lão làng" không đúng đối với chức danh GS/PGS. Có nghĩa là nên chăng có quy định về tuổi đối với các GS/PGS.

Không nên gia hạn đối với các GS/PGS như một số thông tin trên báo chí đã đưa. Nếu GS/PGS đã đến tuổi về hưu thì về hưu để dành chỗ cho những người trẻ tuổi có năng lực phát huy khả năng của mình. Những GS/PGS đã về hưu mà muốn cống hiến cho khoa học thì chúng ta không thiếu gì cách làm. Có thể có người cho rằng: Nếu vậy thì chúng ta sẽ rất thiếu GS/PGS. Tôi xin nói thẳng: Chúng ta không thiếu GS/PGS mà chỉ thiếu GS/PGS có năng lực thực sự mà thôi.

- Theo tôi không nên có trường hợp đặc cách công nhận GS và PGS. Theo tôi biết thì ở châu Âu (Đức) việc công nhận chức danh GS hoàn toàn do trường ĐH làm, bởi vì hàng năm các trường đều có chỉ tiêu chức danh GS/PGS cho những bộ môn, chuyên ngành, chuyên khoa nhất định. Nếu ai gửi hồ sơ và thi đỗ thì được nhận ghế GS/PGS của trường đó. Nếu chúng ta làm sòng phẳng được như vậy thì tôi nghĩ là sẽ không có ai phải "bàn tán nhiều".

- Hội đồng công nhận chức danh GS Nhà nước chỉ nên đưa ra một khuôn khổ về những chỉ tiêu công nhận GS/PGS, còn những việc xét, tuyển cụ thể nên để cho trường ĐH có nhu cầu làm.

Ý kiến của bạn:


 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,