221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
602710
“Tôi không muốn chọn phương án nào”
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
“Tôi không muốn chọn phương án nào”
,

2 năm thí điểm tại 11 tỉnh, thành, chương trình THPT phân ban đã bộc lộ những khó khăn, bất cập về cơ sở vật chất, nội dung chương trình. Ban chỉ đạo xây dựng chương trình và biên soạn SGK THPT đã đề xuất 3 phương án điều chỉnh chương trình THPT phân ban đang được thí điểm. Quản lý giáo dục, tác giả viết sách, phụ huynh học sinh đã nói gì về sự điều chỉnh này?

"Lên cấp 3, mình sẽ được học theo phương án phân ban nào nhỉ...?"

Xem chi tiết 3 phương án điều chỉnh

PGS-TS Trần Văn Hảo, Tổng chủ biên bộ sách toán chương trình THPT phân ban thí điểm:
“Tôi không muốn chọn phương án nào”

Theo dõi trên các báo, tôi thấy hầu hết các đại biểu chọn phương án 3. Riêng tôi, 3 phương án tôi không muốn chọn phương án nào cả. Nếu để các em học đến lớp 12 mới phân hóa thành 4 ban sẽ rất cập rập và không thể phân hóa, phân luồng. Lớp 12 là giai đoạn các em chuẩn bị thi ĐH. Mặt khác, chương trình phân ban thí điểm đang bộc lộ những bất cập cần phải điều chỉnh. 2 ban KHTN, KHXH&NV chưa đáp ứng nguyện vọng và năng lực của HS.

Tuy nhiên, nếu ta chưa chuẩn bị kịp để phân hóa sâu từ lớp 10 thì nên để cho HS khối này học một chương trình chuẩn (chương trình giao thoa giữa ban A và ban C). Chương trình này sẽ được viết theo hướng giảm tải và có thể thực hiện ở các vùng miền có những điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau. Đến lớp 11, HS sẽ được học theo 4 ban. Phân hóa sâu không thể làm trong 1 năm mà ít nhất phải từ 2 năm.

Thay mặt cho đội ngũ các tác giả viết sách, chúng tôi mong muốn Bộ nên sớm đưa ra một phương án phù hợp. Dù theo ban nào, phương án nào cũng phải điều chỉnh theo hướng giảm tải chương trình. Chương trình phân ban đang thí điểm rất nặng, GV các trường đều than phải tăng tiết để dạy kịp yêu cầu, PHHS kể khổ con em họ học đến 11, 12 giờ khuya. Nhiều người trách oan chúng tôi là viết nặng nề nhưng thật sự tác giả chỉ được viết dựa trên chương trình đã ban hành.

Ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD – ĐT TPHCM: “Phương án 3 có nhiều ưu điểm”

Trong 3 phương án, TP.HCM chọn phương án 3, phương án phân ban sớm ở đầu cấp và phân hóa sâu ở cuối cấp. Phương án này có nhiều ưu điểm, giúp HS định hướng chọn ngành nghề một cách thuận lợi. Rõ ràng nó hơn phương án 2 (mà nhiều ý kiến cho rằng đó là cách tổ chức luyện thi đại học chứ không phải chương trình phân ban) khi tạo điều kiện cho các em chọn ban tự nhiên hay xã hội ngay từ lớp đầu cấp. Sau 2 năm học tập, HS sẽ có 4 ban, 4 hướng đi để chọn lựa theo khả năng, sở thích của mình.

Phương án 3 kế thừa được những mặt tích cực của phương án 1 và có điều kiện chỉnh sửa theo yêu cầu. Cách tổ chức của phương án 3 cũng khá mềm dẻo, Bộ GD – ĐT không áp đặt tất cả các trường thực hiện phân ban mà tùy theo điều kiện của từng trường. Tại TP.HCM, phương án 1 đang thí điểm tại 7 trường THPT. Góp ý cho chương trình phân ban, các trường đều cho rằng sách giáo khoa viết khá hay, tạo điều kiện đổi mới phương pháp dạy học. Nhưng phương án 1 còn ít ban và sách cũng cần phải điều chỉnh vì nội dung chương trình quá nặng.

Ông Nguyễn Thiện Minh, Hiệu trưởng trường THPT Mạc Đĩnh Chi: Nhiều băn khoăn chờ Bộ giải đáp

HS và giáo viên của trường rất lo khi lại nghe các phương án điều chỉnh phân ban. Phương án 3 hợp lý nhưng tôi rất băn khoăn và muốn chờ Bộ GD – ĐT giải đáp. Nếu theo phương án này, Bộ có tính đến tỉ lệ chênh lệch giữa các ban với nhau? HS vào các ban theo nguyên tắc tự nguyện hay là có sự can thiệp từ phía nhà trường? Thực tế, ở Trường Mạc Đĩnh Chi chỉ có 7% theo ban C trong khi 93% đổ dồn vào ban A. Nếu đến lớp 12 mới phân thành 4 ban sẽ gây khó khăn và làm trường bị động trong sắp xếp đội ngũ GV, cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Trường chỉ thí điểm 2 ban ở 2 khối 10 và 11 mà số tiết ở các môn tự chọn đã lên đến 384 tiết, không đủ phòng, đủ thầy, chưa kể 13 môn học tự chọn làm HS quá tải, hình thức tổ chức tự chọn không khác dạy thêm – học thêm không thu tiền. Từ những khó khăn trên, chúng tôi kiến nghị không nên thực hiện đại trà chương trình phân ban tại những khu vực chưa có điều kiện; cần phải có lớp không phân ban cho khoảng 60% HS không đủ năng lực theo học cả ban A lẫn ban C.

Phụ huynh học sinh Nguyễn Minh Tâm, đường Trần Quang Khải, quận 1: Sao không phân 4 ban từ lớp 10?

Chúng tôi muốn hỏi Bộ GD – ĐT tính thí điểm con em chúng tôi đến bao giờ? Vì sao chương trình giáo dục không ổn định, cứ lên xuống như giá thị trường mà không tính ở tầm vĩ mô? Dù Bộ nói phân ban để phân luồng, để phát triển năng lực, sở thích cá nhân của HS nhưng hiện phân ban thí điểm chưa làm nổi mục tiêu đó lại gây lãng phí. Nếu đã phân 4 ban thì nên phân ngay từ lớp 10 để các em có hướng đầu tư xuyên suốt cho việc học. HS qua 2 năm học đã quen với 2 ban, khi lên lớp 12, HS lại chia thành 4 ban. Đến lớp 12 HS mới được “phân ban sâu” thì cập rập, cấp bách quá!

(Theo Sài Gòn Giải Phóng)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,