221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1279605
Không để doanh nghiệp "chỉ đạo" điều chỉnh quy hoạch khoáng sản
1
Article
null
Không để doanh nghiệp 'chỉ đạo' điều chỉnh quy hoạch khoáng sản
,

Dự án Luật khoáng sản sửa đổi cần xác định vấn đề quy hoạch khoáng sản là cốt lõi, đồng thời bổ sung các quy định về phân cấp, đấu giá, bảo vệ môi trường sau khi khai thác.

Hôm nay (14/5), Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Tài nguyên - Môi trường tổ chức hội nghị truyền hình giới thiệu dự án Luật khoáng sản (sửa đổi) đến các đoàn đại biểu Quốc hội trong cả nước.

"Nóng" chuyện quy hoạch và phân cấp

Mô tả ảnh.
Một mỏm núi ở Cao Bằng trơ trọi các mỏ khai thác quặng lậu. Ảnh: VNN
Điểm mới trong dự thảo là đã luật hóa một số quy định trong các văn bản dưới luật liên quan đến nguyên tắc, căn cứ và nội dung quy hoạch, đồng thời bổ sung quy định về việc điều chỉnh, lấy ý kiến và công bố quy hoạch khoáng sản.

Đại biểu từ các địa phương đều cho rằng, nghiên cứu quy hoạch cần được xác định là vấn đề cốt lõi.

Theo phó trưởng đoàn đại biểu QH TP Hồ Chí Minh Trần Du Lịch, quy hoạch là khâu quan trọng nhất bởi nhiều khu mỏ chưa qua thăm dò nên chưa biết rõ trữ lượng, dẫn tới không đưa vào quy hoạch, gây khó khăn trong việc khai thác và bảo vệ.

Các đại biểu từ đầu cầu Tây Ninh cũng cho rằng, dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) cần bảo đảm việc thực hiện chính xác quy hoạch khoáng sản, không để doanh nghiệp "chỉ đạo" điều chỉnh quy hoạch như hiện nay.

Việc phân cấp quản lý nhà nước và thẩm quyền lập quy hoạch khoáng sản vẫn nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Một số đại biểu đề nghị tiếp tục phân cấp mạnh hơn thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

Theo phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng Trần Ngọc Vinh, luật nên giảm bớt thủ tục hành chính, phân cấp cho UBND tỉnh, thành phố trong quản lý khoáng sản bởi bên cạnh những loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, vẫn còn nhiều điểm mỏ nhỏ lẻ không nằm trong vùng dự trữ tài nguyên quốc gia rất cần quản lý.

Bỏ cơ chế xin - cho

Khoáng sản là một lĩnh vực có mối liên hệ hữu cơ với môi trường và quản lý, sử dụng đất đai, nên theo đại biểu Trần Văn, ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, cần có quy định về những vấn đề phát sinh hoặc tiềm ẩn trong và sau quá trình khai thác.

Việc sử dụng đất sau khi đóng mỏ cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Phương án khả thi nhất là quy định chặt chẽ việc sử dụng đất theo hướng để chủ mỏ lập quy hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch của địa phương và được ưu tiên tiếp tục thuê đất.

Vấn đề môi trường cũng là lo ngại của nhiều đại biểu. Các đại biểu từ đầu cầu Lai Châu, Hà Nam, Kiên Giang đều mong muốn có quy định rõ ràng hoặc bổ sung dự án bảo vệ môi trường vùng khai thác khoáng sản.

Một trong những vấn đề được thảo luận nhiều nhất là việc chuyển nhượng, đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng đề nghị ban soạn thảo làm rõ thêm một số nội dung về đấu giá. Ông Thắng cho rằng, chỉ nên áp dụng hình thức đấu giá đối với các khu mỏ đã được xác định rõ trữ lượng, chất lượng khoáng sản và giải phóng xong mặt bằng, tạo điều kiện cho nhà đầu tư khai thác mỏ ngay.

Về chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản, để tránh những kẽ hở có thể dẫn đến tiêu cực, đại diện các địa phương đề nghị chỉ nên chuyển nhượng khi đã có kết quả thăm dò cụ thể.

Nhất trí cao về việc xóa bỏ cơ chế “xin - cho” nhưng nhiều đại biểu vẫn cho rằng cần xây dựng cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, có năng lực và kinh nghiệm trong khai thác thăm dò.

Khi các nhà đầu tư đã hoàn thiện hồ sơ gồm cả đề án chế biến, biện pháp bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền nên tạo điều kiện giới thiệu thêm địa điểm khai thác mỏ, không để tình trạng doanh nghiệp thiếu nguyên liệu sau khi đã bỏ vốn lớn đầu tư thiết bị, công nghệ.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,