221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1260425
"Cần thiết thì chính quyền phải xin lỗi dân"
1
Article
null
Chủ tịch nước:
'Cần thiết thì chính quyền phải xin lỗi dân'
,

– Giám sát, phản biện và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền là 3 nhiệm vụ của MTTQ trong tình hình mới, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh.

Ngày 27/1, tại TP.HCM, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MMTQ) đã tổ chức “Hội nghị lần thứ hai Ủy ban Trung ương MTTQ VN (khóa VII)”.

Sức mạnh mềm của dân tộc

Góp ý tại Hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho rằng, năm 2010 là năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bên cạnh những thuận lợi, nhưng cũng còn nhiều thách thức, khó khăn. Để vượt qua được, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị và phát huy đại đoàn kết- sức mạnh mềm của dân tộc.

“Mặt trận các cấp cần công khai, minh bạch số lượng, giá trị từng công trình ở địa phương, hạn chế tiêu cực - như đã từng xảy ra - khiến người dân mất lòng tin”, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhắc nhở. Ảnh: Đoàn Quý

Năm 2010, theo Chủ tịch nước, còn là năm có nhiều ngày kỷ niệm lớn, trọng đại. Nhưng Chủ tịch cũng nhấn mạnh rằng nói đến ngày kỷ niệm không phải để lễ lạt rình rang mà nhân ngày kỷ niệm lịch sử khơi gợi lại tinh thần dân tộc mạnh mẽ, khí phách đất nuớc hào hùng để tập hợp nhân dân, tạo thế trận đoàn kết và sức mạnh cho Tổ quốc.

“Đây cũng là năm chúng ta tiến hành đại hội Đảng các cấp, một dịp để Đảng và các cấp chính quyền nhìn lại những yếu kém, khó khăn. Những cái dân không đồng tình thì cần khắc phục, sửa chữa, cần thiết thì phải xin lỗi dân. Chúng ta phải làm tất cả để cho Đảng trở thành niềm tin, ý chí của dân tộc”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước cũng gợi ý nhân năm 2010 có nhiều sự kiện lớn, MTTQ dịp này nên phát động phong trào hát Quốc ca và hạn chế hát bằng máy thu sẵn. “Quốc ca là hồn thiêng sông núi, là tiếng của dân tộc, phải trân trọng”.

Cũng theo Chủ tịch nước, ngày nay muốn bảo vệ Tổ quốc, bên cạnh xây dựng lực lượng vũ trang, thì việc xây dựng Đảng, xây dựng thế trận lòng dân cũng không kém phần quan trọng. Để làm được điều này, rất cần sự góp sức của các cấp Mặt trận từ Trung ương tới địa phương, rất cần MTTQ tăng cường vai trò giám sát, tăng cường tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.

Liên quan đến vấn đề xây dựng nếp sống văn hóa mới, Chủ tịch nước đề nghị MTTQ các cấp tiến hành vận động người dân chọn việc chọn hỏa thiêu khi chết.

“Đi nhiều địa phương, tôi thấy nhiều nơi xây dựng chốn chôn cất người chết như một thành phố, bê-tông cốt thép hết, rất lãng phí. Trong khi đó, dân số ngày càng tăng, đất ngày càng thu hẹp, cứ làm như vậy thì vài chục năm sau chúng ta không còn đất. Tôi cũng đã làm di chúc cho mình về việc này rồi”, Chủ tịch nước nói.

Giám sát trách nhiệm đại biểu Quốc hội

Theo giáo sư Trần Ngọc Đường, chuyên gia cao cấp của Quốc hội, kinh tế đã có sự đổi mới hết sức căn bản, nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội cũng có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, khi kinh tế đã đổi mới một cách căn bản mà thượng tầng kiến trúc chưa đổi mới kịp thì sự tha hóa của quyền lực nhà nước tất yếu xảy ra.

Theo giáo sư Trần Ngọc Đường “Luật bầu cử hiện nay, các đại biểu của dân bầu ra nhưng dân không kiểm soát được và nhiều đại biểu trong số đó không có trách nhiệm gì với dân”. Ảnh: Đoàn Quý

Giáo sư Đường cho rằng năm 2010 là năm Đại hội Đảng các cấp, đồng thời cũng chuẩn bị cho Quốc hội khóa XII. Với vai trò phản biện, giám sát của mình, mặt trận phải làm sao thể hiện được vai trò tham vấn thực sự đối với những quyết sách của nhà nước.

“Trước tiên, phải sửa cho được luật bầu cử Quốc hội, vì Luật bầu cử như hiện nay, các đại biểu của dân bầu ra nhưng dân không kiểm soát được và nhiều đại biểu trong số đó không có trách nhiệm gì với dân. Phải làm sao để đại biểu gắn chặt với cử tri và cử tri kiểm soát được đại biểu”, ông Đường nói.

Tuy nhiên, theo giáo sư Đường, để kiểm soát được quyền lực nhà nước và quyền lực nhà nước thực sự là của nhân dân, giám sát được trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đảm bảo cho quyền lực nhà nước không bị tha hóa, thì ngoài cơ chế kiểm soát quyền lực trong nội bộ của bộ máy Nhà nước, rất cần một cơ chế kiểm soát từ bên ngoài mà trong đó, vai trò hết sức quan trọng là MTTQ.

Ở một góc nhìn khác, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng trên cơ sở lý luận, pháp lý, vị thế, trách nhiệm được giao đã đủ nhưng tính chiến đấu, tính dũng cảm - vốn đã có trong giai đọan kháng chiến cứu nuớc - thì nay trong thời bình, MTTQ lại chưa phát huy hết.

“Chúng ta vẫn bị ràng buộc bởi những mối quan hệ trên dưới, bị ảnh hưởng bởi bộ máy quan liêu và lợi ích chi phối khiến chúng ta chưa phát huy hết vai trò của mình”, ông Quốc nói.

Đồng quan điểm với ông Dương Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình Dương Quang Phòng cho rằng, Mặt trận cứ hô hào chống tham nhũng, tiêu cực và lãng phí nhưng đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp quy nào cho phép MTTQ cấp dưới báo cáo trực tiếp lên MTTQ cấp trên mà vẫn phải báo cáo cho cấp ủy tại tỉnh.

“Chẳng nơi nào muốn lộ ra cái chưa tốt trong nội bộ của mình. Tôi cũng từng chống tham nhũng, tiêu cực nhưng rốt cục tôi bị “trị” một trận. Mặt khác, nếu tự ý “xé rào” báo cáo lên mặt trận cấp trên sẽ vi phạm quy định "những điều đảng viên không được làm”, ông Phòng nói.

  • Đoàn Quý
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,