221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1239576
Đảng không làm thay
1
Article
null
Đảng không làm thay
,

 - Ta đang chủ trương "Đảng không ôm đồm, Đảng không làm thay". Đây chính là khâu đột phá để phát huy tính năng động của mỗi ngành, mỗi cấp.

Chấm dứt hội chứng "kính chuyển"

Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn cho rằng Đảng độc quyền lãnh đạo tức là Đảng phải đưa nhiều cán bộ xuất sắc có chuyên môn sang bên Nhà nước để quản lý Nhà nước. Quản lý Nhà nước tốt chính là thành tích của Đảng. Đảng lãnh đạo bằng nghị quyết. Sau khi nghị quyết ra, người thực hiện là Nhà nước, Nhà nước có mạnh thì Đảng mới mạnh.

Mô tả ảnh.

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tại Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương khóa X đang diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Trong Cương lĩnh cũng đã nói rõ vấn đề này. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền, đoàn thể và phải chịu trách nhiệm trước Đảng. Vậy thì nên chăng chúng ta bỏ đi những khâu trung gian làm giảm đi sự lãnh đạo trực tiếp.

Không làm rõ và cụ thể hóa, sẽ tạo đất cho tình trạng dựa dẫm và rào cản đối với tính năng động của từng bộ, ngành. Không ai dám quyết, bởi vì khi có thành tích thì là chung nhưng nếu sai thì cá nhân gánh họa. Từ đó mới dẫn đến căn bệnh “kính chuyển”. Cái gì cũng kính chuyển, xin ý kiến trên mặc dù đó là công việc của mình. Điều đó lý giải vì sao có chuyện bắt ai, xử ai vi phạm pháp luật là chuyện của công an, của tòa án nhưng đều phải xin ý kiến.

Ngay ở địa phương cũng có hội chứng “kính chuyển”. Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên phó Ban Tổ chức Trung ương cho rằng: Dân của tỉnh nào, chủ tịch tỉnh ấy phải chịu trách nhiệm. Anh để dân lên Trung ương kiện nhiều thì tôi phải xử anh trước. Cứ địa phương nào không làm được, để dân kiện nhiều thì tôi cách chức anh, lấy ghế của anh đi. Họ kiện sai, anh có cả một bộ máy to đùng từ công an, tòa án, thanh tra, anh phải gặp dân, nói rõ rằng họ kiện thế này là sai. Kiện đúng thì phải giải quyết cho người ta.

Trở lại vấn đề phân cấp, cần phân rõ Đảng làm gì, Nhà nước, Quốc hội làm gì, mối quan hệ giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp sao cho có một cơ chế rõ ràng. Đảng cũng không thể vượt qua pháp luật. Đảng lãnh đạo nhưng không thể đứng trên Nhà nước, làm thay Nhà nước. Đảng làm theo pháp luật. Đảng quyết định cái gì nhưng đã ra pháp luật rồi thì Đảng là một thành viên trong hệ thống cũng phải chấp hành.

Cái mạnh nhất của Đảng là định ra đường lối, tổ chức cán bộ và kiểm tra. Đây là ba trụ cột để Đảng thực hiện quyền lãnh đạo của mình. Vậy thì khi đã có định hướng rồi, cứ để những người được Đảng giao thực thi nhiệm vụ. Khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao, tổ chức đảng sẽ xem xét, cân nhắc xem chức danh của anh có xứng đáng không.

Lãnh đạo không có nghĩa việc gì cũng làm

Khi chúng ta tin và giao quyền, sẽ không còn chuyện ỷ lại trông chờ.

Khi những người được giao không hoàn thành nhiệm vụ, phải thấy rằng không chỉ anh ta là người có lỗi mà cả những người đưa anh ta vào vị trí ấy nữa.

Ở ta, từ rất lâu có tình trạng cơ quan tổ chức bố trí nhân sự nhưng không được đánh giá một cách sòng phẳng. Bố trí đúng người, đúng việc cũng không được tuyên dương, sai chẳng ai chịu trách nhiệm.

Cách nhìn người cũng rất lạ, cứ có chân trong đảng uỷ, trong ban chấp hành thì có thể làm lãnh đạo bất cứ cấp gì, bất cứ ngành nào.

Trong hoạt động xã hội, mỗi ngành, mỗi việc đều có đặc thù của nó, với những cách giải quyết riêng, phù hợp với ngành, mỗi việc đó.

Chỉ có trong thực tiễn, con người mới tìm ra cách giải quyết của mình. Chúng ta có chủ quan không khi một người một bộ phận lại có thể hiểu hết, nắm hết và giải quyết hết mọi vấn đề của xã hội?

Công tác cán bộ thể hiện đầy đủ nhất sự lãnh đạo của Đảng. Đảng mạnh hay yếu, Đảng có thông suốt từ trên xuống đến cơ sở hay không, tất cả đều phụ thuộc vào công tác này.

Như Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nói, đánh giá đúng thực chất tình hình công tác tổ chức cán bộ chính là để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

  • Nguyễn Đăng Tấn

    Bài tiếp theo: Đảng phải dân chủ hơn

    Tại sao chúng ta không dám đưa nhiều người để lựa chọn? Bầu một người nhưng danh sách có một thì có quá hình thức không? Lâu nay, cứ mỗi kỳ đại hội Đảng, đảng viên bầu các đại biểu đi dự hội nghị các cấp. Bầu xong coi như hoàn thành nhiệm vụ mà không có cơ chế để giám sát những người mình bầu ra.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,