221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1006958
Đại biểu Quốc hội "chấm điểm" chất vấn
1
Article
null
Đại biểu Quốc hội 'chấm điểm' chất vấn
,

 (VietNamNet) - "Chấm điểm" các đại biểu và Bộ trưởng sau phiên chất  vấn, có người cho rằng câu hỏi đại biểu còn chưa nêu hết bức xúc cử tri. Lại có người chia sẻ: "biết rằng Bộ trưởng không thể nói khác".

Đại biểu Nguyễn Hoàng Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: "Không phải cứ hễ có việc gì vừa xảy ra là đại biểu lại hỏi Bộ trưởng"

ĐB Nguyễn Hoàng Anh. Ảnh N.L

Nhiều cử tri cho rằng lũ lụt miền Trung đang xảy ra mà đại biểu Quốc hội không quan tâm nêu câu hỏi chất vấn thì cũng không phải.  Bởi chất vấn là một hình thức giám sát của Quốc hội. Từ các giám sát chuyên đề, qua tiếp xúc cử tri cũng như tự tìm hiểu về hoạt động của các bộ ngành để phát hiện ra những bất cập trong thực hiện chính sách pháp luật cũng như Nghị quyết Quốc hội. Nếu đại biểu phát hiện thấy Chính phủ thực hiện chưa đúng những điều trên thì nêu chất vấn. 

Không phải cứ hễ có việc gì vừa xảy ra là đại biểu lại đưa ra hỏi Bộ trưởng, như thế không gọi là chất vấn. Hơn nữa, vấn đề lũ lụt miền Trung đã được đề cập nhiều tại kỳ họp này, với rất nhiều ý kiến từ các buổi thảo luận về tình hình thực hiện kinh tế xã hội và thực tế đã được nêu trong chất vấn Bộ trưởng Cao Đức Phát. Vì vậy những nội dung mà đại biểu đang quan tâm cũng chính là những vấn đề mà Chính phủ cũng đang dốc sức, đang bắt tay vào xử lý.

Phần trả lời chất vấn của các bộ trưởng lần này, có nội dung đã đạt yêu cầu, nhưng nhiều nội dung chưa sâu cả về chính sách chung lẫn giải quyết vụ việc cụ thể.

Các thành viên Chính phủ đã rút ra được nhiều kinh nghiệm nên trả lời ngắn gọn hơn. Chẳng hạn cách trả lời của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã tạo được không khí đối thoại cởi mở và thẳng thắn.

Hoặc Bộ trưởng Bộ GD Nguyễn Thiện Nhân cũng trả lời được những vấn đề mà ông đã hứa từ các kỳ họp trước và đưa ra giải pháp tương đối sáng rõ trong những khoảng thời gian nhất định.

Lời hứa của Bộ trưởng cũng dựa trên khả năng và điều kiện từng Bộ ngành. Nếu đại biểu hỏi trúng vấn đề nóng, bộ trưởng hứa giải quyết vào kỳ họp tới thì việc quan tâm giám sát sẽ tốt hơn.

Tất nhiên, nhiều đại biểu vẫn hỏi chưa trúng trọng tâm, như về chính sách về bảo hiểm y tế hoặc các vấn đề kinh tế khác.

Đại biểu Dương Trung Quốc: "Tôi biết Bộ trưởng không thể nói khác đi"

ĐB Dương Trung Quốc. Ảnh K.M

Tôi đánh giá rất cao phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tranh luận vẫn còn tiếp tục, chẳng hạn như chuyện mắm tôm... Hay những vấn đề khác có thể nói thẳng, đối thoại thẳng hơn là cái lối "thoát hiểm" thường thấy khi trả lời chất vấn.

 Tôi cũng hoàn toàn chia sẻ với Bộ trưởng Bộ Nội vụ khi tôi hỏi về vấn đề tuyển dụng người ngoài Đảng vào vị trí lãnh đạo. Bởi vì Bộ trưởng cũng không thể nói khác đi được. Tất nhiên tôi vẫn có thể tranh luận lại là nếu nói như Bộ trưởng là Chính phủ đã chủ trương tất cả những ai có tài có sức đều có thể tham gia quản lý Nhà nước.

Nhìn vào thực trạng hiện nay, người ngoài Đảng chiếm hơn 90%  vì 85 triệu dân mới có 3 triệu đảng viên thì với  tỷ lệ người ngoài Đảng làm quản lý hiện nay sẽ cho thấy những người ngoài Đảng đều ít người đủ năng lực phẩm chất.

Nhưng tôi đã không hỏi tiếp là vì biết cơ chế của chúng ta là như thế. Nhưng tôi tin chắc đại biểu ai cũng hiểu, vì nó có thực. Và thực trạng này cũng không thể kéo dài mãi.

Dù biết không nhận được câu trả lời nào khác nhưng tôi vẫn chất vấn Bộ trưởng bởi vì chất vấn là gì, là để nhận ra một thực trạng và tìm ra một giải pháp. Tôi chia sẻ với Chánh án Toà án Nhân dân Nguyễn Văn Hiện (với câu nói Không đủ thẩm phán, tòa án phải vơ vét. PV) vì ông ấy đã nói ra được một thực trạng. Không vòng vo tam quốc nhận lỗi này kia.

GS Nguyễn Lân Dũng (Tổng thư ký Hiệp hội vi sinh vật Việt Nam): Câu hỏi đại biểu còn chưa nêu hết được bức xúc cử tri

ĐB Nguyễn Lân Dũng. Ảnh TTXVN

Tại kỳ họp này tôi không hài lòng với chất lượng câu hỏi của đại biểu. Nhiều câu hỏi quá dài,  nhỏ nhặt, chưa nêu lên được vấn đề bức xúc của xã hội. Tôi không thích kiểu hỏi "Bộ trưởng có suy nghĩ gì về vấn đề này, nọ...?", như thế không phải là cách hỏi của một đại biểu Quốc hội.

Tôi nghĩ đại biểu Quốc hội phải nắm được vấn đề bức xúc. Mỗi đại biểu chỉ nên hỏi một vấn đề nhưng hay và sâu hơn thì phần trả lời chắc chắn sẽ hay hơn.

Tân Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu lần này đã trả lời chất vấn rất thành thực, thoải mái. Tuy vậy cũng chưa trả lời đúng câu hỏi của tôi về mắm tôm. Hơn nữa, hôm nay lần đầu tiên tôi nghe thấy Bộ trưởng nói “Bệnh tiêu  chảy cấp có nguồn gốc từ vi khuẩn tả”, trước đó, chỉ nghe thấy nói đến tiêu chảy cấp thô. Cần phải trả lời trung thực. Là bệnh gì thì phải gọi đúng tên bệnh đó. Không nên né tránh. Có như vậy mới ngăn cản được việc lây lan bệnh ra nước ngoài.

  • Lê Nhung - Vân Anh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,