221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1006248
Vấn đề nông thôn: Chất vấn nhiều nhưng trật trọng tâm
1
Article
null
Vấn đề nông thôn: Chất vấn nhiều nhưng trật trọng tâm
,

(VietNamNet) - Được Quốc hội "đặc cách" ưu ái nhiều thời gian hơn so với hai bộ trưởng trước đó để trả lời chất vấn đại biểu, nhưng trong 105 phút đăng đàn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cũng mới kịp giải đáp cho 15 đại biểu. 11 đại biểu khác đã bấm nút chờ gửi câu hỏi sẽ được trả lời bằng văn bản sau đó.

Đại biểu hỏi chưa đúng trọng tâm

Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời báo chí ngày 29/10. Ảnh: Lê Nhung

2 trọng tâm của nông nghiệp, nông thôn là "đời sống, thu nhập của nông dân trong xu thế đô thị hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất" và "nông dân sau gia nhập WTO" mà Chủ tịch QH lưu ý ngay đầu phiên chất vấn lại chưa được nhiều đại biểu xoáy vào. 

 

Nhiều câu hỏi thậm chí đã lặp đi lặp lại những vấn đề mà Bộ trưởng Phát đã trả lời trước đó hoặc đã báo cáo cặn kẽ trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội ngày 26/10 như "dịch bệnh", "chế biến và tiêu thụ nông sản","trồng cây gì, nuôi con gì" (Nguyễn Tấn Tuân, Khánh Hòa)...

...  Suốt buổi chất vấn, Bộ trưởng cũng nhiều lần lặp lại: "vấn đề này tôi vừa trả lời, xin không nói tiếp" hoặc "nhiều vấn đề mà tôi cũng đã trả lời, xin không báo cáo tiếp"...

"Chốt" lại phiên chất vấn mà theo Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng lẽ ra sẽ giải đáp được nhiều nội dung của một vấn đề đang nổi bật trong suốt kỳ họp và được cử tri đặc biệt quan tâm, Chủ tịch QH cũng tỏ ý chưa hài lòng vì "đại biểu đặt câu hỏi chưa tập trung".

Ngay suốt buổi chất vấn, sau khi đại biểu đặt ra nhiều thắc mắc hy vọng Bộ trưởng đưa ra những giải pháp xử lý chuyện cây giống kém chất lượng (Võ Văn Liêm, Vĩnh Long), một đại biểu băn khoăn về "giải pháp cho thuốc sâu giả" hoặc "giải pháp cho dịch bệnh trong năm tới" (Sùng Chúng, Lào Cai)...  chủ tọa Nguyễn Phú Trọng cũng đề nghị "Bộ trưởng và đại biểu nên tránh tản mát".

4 trong số 15 đại biểu chưa hài lòng với chất vấn đã tiếp tục đứng lên để tiếp tục "truy" bộ trưởng Phát. Ông Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) phản ứng: "khi tôi hỏi về bức tranh nông thôn VN sau gia nhập WTO như thế nào là tôi muốn nói về tư duy của Bộ trưởng. Tôi không hỏi về đề án Tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân. PV). Bộ trưởng không nên né câu hỏi của tôi".

Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời ngay: "câu hỏi của đại biểu lớn và rộng nên tôi trả lời bằng cách liệt kê một số việc cụ thể mà Bộ đang làm". Theo ông Phát: "Chúng tôi luôn hướng tới những hành động cụ thể chứ không suy nghĩ chung chung"...

Sẽ xây nơi tránh lũ cho bà con miền Trung

Dân miền Trung sơ tán tránh lũ. Ảnh: Vũ Trung

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) về một chương trình hành động cho bà con miền Trung đang liên miên đối phó với bão lũ, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, trong phiên họp hôm qua, Thủ tướng đã đồng ý giao bộ NN&PTNT chủ trì đề án sống chung với lũ.

 

Dự kiến, ở những địa phương liên tiếp xảy ra thiên tai, sắp tới sẽ cho củng cố cơ sở hạ tầng, đường giao thông, xây nơi tránh lũ "không để nửa đêm phát lệnh hãy cứu lấy đồng bào rồi bơi xuồng đi rước người ngồi trên mái nhà, đưa người đi từ làng đang gặp lũ này sang làng sắp gặp lũ khác. Dưới là mồ mả, trên đầu là dây điện", ông Phát nhấn mạnh.

Đồng thời, một chiến lược phòng chống giảm nhẹ thiên tai cấp quốc gia cũng đã được Chính phủ phê duyệt và sắp tới Bộ sẽ triển khai cho các địa phương lập đề án.

Trong phiên giải lao chiều qua, các đại biểu Quốc hội cũng đã tổ chức quyên góp "nóng" cho bà con miền Trung.

Phát triển KHCN để bà con ly nông bất ly hương

Ảnh: TTXVN

Chia sẻ với băn khoăn của đại biểu Nguyễn Hạnh Phúc (Thái Bình) về hiện tượng nông dân bỏ ruộng, Bộ trưởng Phát kể lại câu chuyện ở Thanh Hóa vừa qua, khi huy động nhân lực tránh bão số 5 mới nhận ra địa phương đang rất thiếu nhân lực trong độ tuổi lao động. 

 

Đại biểu Bùi Thị Hòa lại quan tâm đến câu chuyện cuộc sống của bà con nông dân do tác động từ quá trình đô thị hóa, "Bộ sẽ đề xuất Chính phủ những giải pháp gì, khi vừa qua 627 ngàn hộ nông dân đã mất đất sản xuất?".

Ông Phát khẳng định: "Sẽ tạo điều kiện cho bà con sống được trên đồng ruộng của mình". Ông cũng chia sẻ, do sức hút của khu vực đô thị và các ngành nghề dịch vụ nên người nông dân đã dễ dàng bị cuốn theo sức hấp dẫn này tìm tới các đô thị lớn. Tiến tới, sẽ phát triển những ngành nghề, dịch vụ khác để bà con ly nông bất ly hương.

Bộ trưởng Phát bổ sung thêm một số thống kê mới, đất lúa để lại từ xưa đến nay chỉ có 4,3 triệu hecta. Đến năm 2005 còn lại 4 triệu160 ngàn hecta. Đất trồng lúa mỗi năm đang giảm đi 1% trong khi dân số tăng 1,3%. Lao động trong nông nghiệp cũng giảm mỗi năm 200 ngàn người.

Để nông dân sống được trên đồng ruộng, chỉ còn trông vào KHCN và vốn, trong đó KHCN là trọng điểm. Về vốn, ông Phát  tỏ ra lo âu khi đưa ra con số chỉ có 15% vốn từ phía DN. Vốn đầu tư nước ngoài cho khu vực nông thôn chưa đến 5%. "Nông nghiệp, bản thân không thể giải quyết việc làm cho bà con", ông Phát khẳng định. Cùng với chiến lược phát triển bền vững là đẩy mạnh công nghiệp và dịch vụ lan tỏa về nhiều vùng thay vì tập trung, bộ trưởng cũng nhấn mạnh: "chiến lược xóa đói giảm nghèo bền vững nhất là phát triển giáo dục".

"Nhiều nơi không thể công nghiệp hóa, đô thị hóa nếu không chuyển đổi đất nông nghiệp. Nhưng quan điểm là phải hạn chế tối đa", Bộ trưởng Phát nhấn mạnh.

Chiều nay, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng và Bộ trưởng Bộ Công thương sẽ tiếp tục đăng đàn trả lời chất vấn. Dự kiến, buổi chất vấn của Bộ trưởng Bộ GTVT sẽ "nóng" bởi số câu hỏi của đại biểu gửi tới vị bộ trưởng này đang nhiều nhất.

  • Lê Nhung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,