221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
1006462
Bão lũ miền Trung xin Quốc hội quan tâm
1
Article
null
Thư bạn đọc trong tuần (từ 12/11 - 18/11)
Bão lũ miền Trung xin Quốc hội quan tâm
,

(VietNamNet) - Nội dung kỳ họp Quốc hội, tình hình bão lụt miền Trung là những vấn đề được bạn đọc VietNamNet quan tâm nhất trong tuần vừa qua. Ngoài ra, các vấn đề xã hội, giáo dục khác như chuyện "Hai doanh nhân làm đơn xin ở tù" hay những bất cập xung quanh vấn đề đào tạo cao học... cũng thu hút sự chú ý của độc giả.

Góp ý cho kỳ họp Quốc hội, bạn Vũ Thị Hồng Nhựt, hongnhut305@... có ý kiến: "Dù biết rằng Quốc hội đại diện cho người dân, nhưng thiết nghĩ, những Đại biểu Quốc hội cũng không nên chỉ là người "trung chuyển" thông tin của quần chúng! Bản thân mỗi người cũng phải tự chịu trách nhiệm chứ không phải làm việc theo kiểu chất vấn Chính phủ từ những ý kiến của người dân! Mong Quốc hội đưa ra những quy định để tăng tính trách nhiệm của các thành viên trong Quốc Hội, các Đại biểu Quốc hội! Ví dụ như: các Đại biểu Quốc hội khi chất vấn các thành viên trong Chính phủ, thì Bản thân của Đại biểu Quốc hội đó phải tự đưa ra một giải pháp khắc phục về vấn đề mà mình đang hỏi, rồi cũng với Chính phủ bàn bạc, thảo luận để đưa ra một giải pháp cuối cùng, giải pháp chung! Có như thế mới có thể đánh giá được người có năng lực, có thể Đại diện cho quần chúng hay không. Đồng thời cũng hạn chế được những câu hỏi không cần thiết, không mang tầm vĩ mô trong một thời gian cuộc họp có hạn!"

Sau đợt lũ lụt từ 9 - 13/11 ở miền Trung, đã có 50 người chết và mất tích. Tuy nhiên, con số có khả năng tiếp tục tăng khi một trận lũ khác lại đang rình rập vùng đất này.Những thông tin ấy luôn luôn làm cho những bạn đọc lo lắng chia sẻ.

Bạn đọc Võ Thành, vothanhtnmt@...: "Mấy hôm nay đọc báo, xem tivi lòng ai cũng quặn đau về những mất mát, đau thương to lớn mà người dân miền Trung đang phải gánh chịu. Mọi người dân trong nước, kiều bào ở nước ngoài và cả bạn bè quốc tế đang hướng về miền Trung, sẻ chia cùng đồng bào. Người dân quê có tài sản lớn nhất là ngôi nhà, lúa gạo, lợn gà. Khi cơn lũ lụt đi qua, họ trở thành tay trắng, màn trời chiếu đất, nghèo đói. Sau mỗi đợt thiên tai, họ lại gắng gượng dậy, gây dựng lại cuộc sống. Rồi sau một vài năm nỗi đau chưa kịp lành thì lại đến đợt bão lũ khác, lại trắng tay. Cái vòng xoáy ấy cứ đeo đẳng mãi người dân miền Trung, không chịu buông tha cho số phận họ.  Người dân miền Trung đang cần lắm một chiến lược tầm quốc gia cho khu vực này để ổn định dân sinh nơi đây. Mỗi cuộc họp Quốc hội đều bàn đến những vấn đề lớn của đất nước, Vậy thì việc ổn định cuộc sống, một chiến lược lâu dài cho miền Trung nghèo mong sẽ sớm được Quốc hội quan tâm... Đã đến lức vấn đề đối phó với thiên tai ở miền Trung phải được đặt lên bàn bàn nghị sự của Quốc hội. Người dân đang chịu cảnh màn trời chiếu đất, đang đói rét, cần lắm những quốc sách để ổn định cuộc sống lâu dài, chứ không thể trông chờ vào những tấm lòng cưu mang sau mỗi trận lũ lụt. Hãy tạo niềm tin cho người dân nơi đây, hãy để họ thấy rằng họ là một phần của Tổ quốc, đang được Quốc hội quan tâm đúng mức.

Nguyễn Trí, 222 Quang Trung, P.10, Q. Gò Vấp chia sẻ với những người dân vùng lũ với những băn khoăn: "Thật đau lòng khi nhìn miền Trung chịu cảnh tàn phá của thiên nhiên, và lại càng đau xót hơn khi những người dân chịu cảnh màn trời chiếu đất. Tôi nghe chính quyền tỉnh cũng đã hỗ trở khẩn cấp cho nhân dân gạo và mì tôm, thật hoan nghênh những hành động tương thân tương ái. Nhưng tôi cũng buồn vì lương thực cứu trợ chỉ là: 1 hộ gia đình, 5,6 miệng ăn mà chỉ có vài gói mì tôm, 1 ít gạo. Thiên tai là điều không thể tránh khỏi, nhưng phòng và chống thì sẽ làm nhẹ đi những mang người, những nỗi đau về người, về sự thiếu thông tin thiên tai. Trong chúng ta ai sẽ có trách nhiệm của chính mình và cộng đồng?"

Ông Trương Thành Niên, PGĐ Công ty TNHH Nhật Tân ký tên  vào đơn xin ở tù của 2 anh em. (Ảnh Thanh niên)
Ông Trương Thành Niên, PGĐ Công ty TNHH Nhật Tân ký tên vào đơn xin ở tù của 2 anh em. (Ảnh Thanh niên)
Có một câu chuyện vô cùng lạ đã xảy ra, hai doanh nhân tự nguyện viết đơn xin đi ở tù. Lý do: "Cách hành xử sai luật của Cục Thuế Tây Ninh đã làm công ty tôi phá sản, chúng tôi bị chủ nợ truy đuổi. Vì cùng đường nên tôi làm đơn này kính xin quý cấp lãnh đạo cho hai anh em chúng tôi được ở tù để trốn nợ".

Bạn Mạnh Tiến, Kim Tân,  Lào Cai: "Doanh nghiệp đi nộp thuế còn mất 1500 giờ thì việc hoàn thuế GTGT của Công ty TNHH Nhật Tân bị cơ quan thuế tỉnh Tây Ninh chây ỳ là chuyện thường. Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế cần phải loại khỏi những con sâu mọt của đất nước, hiện nay cần đổi tên các cơ quan thuế thành "Quan Thuế" cho phù hợp."

Theo bạn Lê Minh Vũ, HCM, guimailchominh123@... cần phải thay thế những cán bộ thiếu năng lực và thiếu trách nhiệm. "Thực tế hiện nay một số cơ quan đã có nhiều thay đổi tích cực trong việc tiếp nhận hồ sơ và quy trình giải quyết hồ sơ nhanh hơn, thông thoáng hơn. Tuy nhiên, ngành thuế của chúng ta vẫn còn nhiều điều cần phải thay đổi để bắt nhịp kịp sự phát triển của nền kinh tế hội nhập. Tôi nghĩ không phải tự nhiên mà các doanh nghiệp kêu rất nhiều khi phải làm việc với cơ quan thuế. Kết quả đợt điều tra về thời gian để doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục thuế đã cho thấy doanh nghiệp phải hao tốn rất nhiều thời gian. Cơ quan thuế thì cứ đổ thừa là doanh nghiệp đã "nói quá" hoặc "chơi xấu" khi đưa ra những con số thời gian cho cơ quan thống kê để "kêu ca" và "làm bẽ mặt" cơ quan thuế. Nhưng nếu những người lãnh đạo cơ quan thuế có chầu chực để nộp hồ sơ, để kê khai xong rồi sửa chữa hồ sơ vì nhân viên thuế hướng dẫn không rõ ràng, thì mới biết thế nào là nỗi khổ của doanh nghiệp, của người đi nộp thuế. Hãy nhìn nhận thẳng thắng sự thật, đừng biện hộ và rũ bỏ trách nhiệm của mình! Tôi nghĩ, cơ quan thuế nên thay thế những cán bộ thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm. Nhân lực không bao giờ thiếu, vì tôi biết có rất nhiều người có năng lực và nhiệt huyết vẫn đang muốn vào làm tại cơ quan thuế nói riêng và cơ quan nhà nước nói chung."

Vấn đề học cao học tại Việt Nam cũng gây ra bức xúc trong dư luận gần đây. Liệu với cơ chế tuyển sinh cao học ồ ạt như hiện nay, chất lượng thạc sĩ đào tạo ra sẽ đi đến đâu?

Theo bạn Nguyễn Huynh, lovemyparentsforever@..., các "ngài thạc sỹ" phải biết mình là ai. "Vấn đề đào tạo Thạc sỹ một cách bừa bãi trong nền giáo dục nước ta thì ai cũng đã nghe, thấy. Tôi là người đang công tác trong ngành giáo dục, hàng ngày làm việc chung với hàng trăm "thạc sỹ", "tiến sỹ" nên phần nào tôi cũng mường tượng ra được cách học, cách đào tạo thạc sỹ ở nước ta. Có những người đến một chữ ngoại ngữ bẻ đôi không biết, việc học ngoại ngữ với họ dường như là một việc thừa, không cần thiết. Ấy vậy mà về cơ quan "đủ năm đủ tháng" là họ đi thi cao học.Một điều mà khi tôi mới về đây là tôi thấy họ đi thi mà như đi du lịch, trong khi ngoại ngữ không biết, chuyên môn thì cũng chẳng hơn ai mà khi báo kết quả vẫn "chiến thắng". Tìm hiểu ra mới biết là việc họ đỗ là do hàng trăm lý do "khách quan" chứ không phải "chủ quan". Thế mà khi nghe tin đậu là họ đã coi mình như là "thạc sỹ" - vì sau hai năm học có ai không có bằng? Họ bắt đầu "vênh" với những cử nhân như chúng tôi. Nhưng họ có biết đâu được rằng trong nhiều cử nhân chúng tôi có những người có trình độ ngoại ngữ hơn hẳn họ, còn chuyên môn thì có những người được đào tạo từ những "lò lửa Đại học ở Hà Nội hay Sài Gòn" cũng hơn hẳn họ. Tôi chỉ muốn gửi thông điệp đến các "ngài thạc sỹ" rằng "hãy biết mình là ai".

Bạn Vũ Tuyết Lan, Phường Him Lam, TP Điện Biên: "Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả và những ý kiến của độc giả. Tháng 5 vừa rồi, tôi cũng tham gia vào kỳ thi cao học tại Học viện chính trị - Hành chính quốc gia. Phải thừa nhận là kỳ thi nghiêm túc. 1 tháng ôn thi xong, tôi và anh bạn cùng phòng sút... hơn 3 kg. Nhưng mừng là thi đậu. Trong khi đó ở một trường khác, 3 anh bạn tôi đi thi, rỉ tai tôi bảo lo nhất khoản ngoại ngữ thì họ đã lo rồi. Mỗi người mất 3 triệu nộp cho 1 ai đó, đảm bảo sẽ qua, bởi đây chỉ là môn điều kiện. Chẳng biết thực hư thế nào nhưng sang trường 3 anh bạn, tôi thấy họ suốt ngày nhậu nhẹt. Tôi bỏ học ngoại ngữ vài năm phải ôn luyện rã rời mới được 5,5 điểm (cả khoá thi chúng tôi có đến 81 người trợt ngoại ngữ), vậy mà mấy anh bạn tôi (có người đã thôi học ngoại ngữ 15 năm, thậm chí là ngày xưa học Nga, bây giờ lại thi tiếng Anh!?). Vậy mà họ vẫn đỗ đều. Sắp tới đây đi học không biết thế nào, nhưng thi đầu vào còn dễ dãi tiêu cực như vậy thì chắc chắn khi học cũng chẳng chất lượng gì!? Đã đến lúc phải báo động về chuyện thi và học thạc sĩ của một số trường."

Ngoài ra, VietNamNet còn nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các vấn đề khác.

Qua bài viết "Cảnh giác với máy chém trong tiệm sửa xe, một bạn đọc ở địa chỉ mail tungeco@... phản ánh: "Nhân câu chuyện "Cảnh giác với máy chém trong tiệm sửa xe", tôi xin kể một câu chuyện cho các bạn như một bài học để các bạn cảnh giác trước một kiểu lừa khác. Trước tết âm lịch Đinh Hợi vừa qua, tôi có đem xe máy đi rửa tại 1 cửa hàng ở phố Nguyễn Công Trứ (đoạn rẽ ra phố Huế, gần tập thể Nguyễn Công Trứ), Hà Nội. Khi tôi đang chuẩn bị đưa xe vào rửa, ông thợ sửa xe ngay cạnh đấy thông báo với tôi rằng ông ấy "phát hiện" giảm xóc của tôi bị cong. Quả thật trông hai chiếc giảm xóc này cong thật. Vừa thông báo với tôi, ông ấy liền nhanh tay tháo 2 chiếc giảm xóc ra và nói rằng sẽ nắn lại giúp tôi. "Nhanh thôi. Không vấn đề gì đâu!", ông ấy nói. Nghĩ rằng sửa giảm xóc xong thì rửa xe cũng chẳng chết ai, tôi liền đồng ý cho ông ấy sửa. Vả lại, lúc đó trong túi cũng rủng rỉnh tiền vì vừa nhận tiền thưởng nhân dịp Tết Nguyên đán. Ông sửa xe đó liền đem cái giảm xóc của tôi đem đi nắn. Tuy nhiên, 3 tiếng sau, ông sửa xe mới đem 2 chiếc giảm xóc của tôi về. Trong thời gian chờ đợi, tôi vô cùng sốt ruột, muốn đi cũng không được vì xe trong tình trạng không có giảm xóc. Lúc về, ông ấy tính tiền tôi giá sửa 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng), bằng giá của gần 2 đôi giảm xóc mới cứng của Thái Lan và bằng 2.5 đôi giảm xóc sản xuất ở Việt Nam. Tôi thắc mắc làm sao mà giá sửa giảm xóc lại cao vậy. Ông ấy bảo giá đấy là giá khuyến mại dịp tết. Nếu không, giá còn cao hơn nữa. Xung quanh tôi lúc đó rất nhiều tay anh, chị. Vì vậy, tôi đành "ngậm bồ hòn làm ngọt" trả tiền cho công sửa chữa. Khi kể lại chuyện này cho một cậu bạn làm nghề sửa xe, bạn tôi cười "vào mũi" tôi mà nói: "Cậu bị chúng nó lừa rồi. Giảm xóc của cậu không hỏng. Thực ra, giảm xóc nào cũng có độ dơ của nó. Chỉ cần lấy tay đẩy mạnh vỏ của cái giảm xóc, chiếc giảm xóc sẽ trông rất cong". Nói xong, như để sát muối vào "nỗi đau" của tôi, cậu ta lấy một chiếc giảm xóc mới cứng ra trình diễn cho tôi xem. Chuyện tôi kể ở đây hoàn toàn thật 100%. Tôi cũng đã chứng kiến 1 người khác thậm chí không có đủ tiền phải đặt đồ ở lại để về lấy tiền trả tiền sửa xe ở tiệm khác trên phố Nguyễn Công Trứ. Chúc mọi người không bị lừa như tôi./."

Tuần vừa qua, VietNamNet cũng đã nhận được bài cộng tác "Phóng sự phố Huế về đêm" của bạn Đinh Tiến Giang, lớp báo chí k29-ĐHKH Huế; "Suy nghĩ về văn hoá quà tặng nhân ngày 20-11", "Giáo dục ý thức truyền thống cho học sinh - việc lớn hãy bắt đầu từ những chỗ nhỏ" của bạn Trần Quang Đại - giáo viên trường THPT Trần Phú, Đức Thọ, Hà Tĩnh; bài "Chim chiền chiện" của bạn Nguyễn Nguyên Ngọc; bài "Tuổi thơ" của Bùi Thanh Vân, 350 Phố Huế - HN, bài "Người thày đầu tiên và những kỷ niệm không thể nào quên" của bạn Nguyễn Văn Minh, cựu học sinh trường Trưng Vương, Hà Nội.

Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các bạn!

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,