221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1006100
Chính phủ nhận trách nhiệm trước Quốc hội về Đề án 112
1
Article
null
Chính phủ nhận trách nhiệm trước Quốc hội về Đề án 112
,

(VietNamNet) - "Việc Đề án 112 có nhiều tồn tại không được sửa chữa, khắc phục trong thời gian dài là do sự yếu kém trong tổ chức, năng lực và hoạt động của Ban điều hành, sự thiếu trách nhiệm của lãnh đạo và cán bộ của Ban đã gây hậu quả là thiệt hại cho ngân sách Nhà nước và hiệu quả, mục tiêu thực hiện Đề án không đạt được như yêu cầu". Một ngày trước phiên chất vấn các thành viên Chính phủ, chiều qua (15/11), Chính phủ đã có văn bản trình Quốc hội.

>> Kiểm toán 112: Chưa thể định rõ thất thoát?
>> Xài tiền" ở Đề án 112: Sai phạm nghiêm trọng

>> Công bố kết quả kiểm toán Nhà nước về Đề án 112

>> Vụ 112: Tiếp tục bắt tạm giam 4 đối tượng liên quan

>> Bắt nguyên Trưởng ban Đề án 112 Vũ Đình Thuần

Chính phủ xin nhận trách nhiệm

Một lớp học của Đề án 112
Chính phủ thừa nhận: Đề án 112 không đạt được mục tiêu đề ra. Trong quá trình tổ chức thực hiện, Đề án đã phát sinh một số sai phạm, đó là sai phạm trong tổ chức thực hiện, sai phạm trong công tác quản lý của cơ quan chủ quản và các cơ quan chức năng. Trực tiếp là sai phạm của Ban điều hành mà trước hết là Trưởng ban và Ủy viên Ban thư ký.

Về mặt hành chính, Chính phủ khẳng định: "Việc Đề án có nhiều tồn tại không được sửa chữa, khắc phục trong thời gian dài là do sự yếu kém trong tổ chức, năng lực và hoạt động của Ban điều hành, sự thiếu trách nhiệm của lãnh đạo và cán bộ của Ban đã gây hậu quả là thiệt hại cho ngân sách Nhà nước và hiệu quả, mục tiêu thực hiện Đề án không đạt được như yêu cầu".

Chính phủ cũng thừa nhận: Đề án 112 là một chương trình mang tầm cỡ quốc gia có phạm vi, mục tiêu nhiệm vụ rộng lớn nhưng cơ quan chủ trì chỉ đạo thực hiện lại chỉ là Ban điều hành với một số cán bộ kiêm nhiệm.

"Trưởng ban là một cán bộ cấp Thứ trưởng không am hiểu sâu về chuyên môn, nhưng lại có toàn quyền chỉ đạo thực hiện và thiếu sự giám sát, phối hợp chặt chẽ của cơ quan chuyên môn. Một số thành viên Ban điều hành, trong quá trình tổ chức thực hiện đã chuyển công tác, thậm chí đã nghỉ hưu nhưng không được đề nghị bổ sung... Chính phủ xin nhận trách nhiệm trước Quốc hội về vấn đề này".

Chính phủ cũng báo cáo với Quốc hội, về sai phạm có dấu hiệu phạm tội, đến nay cơ quan điều tra đã phát hiện các sai phạm của một số cán bộ Ban điều hành và một số bộ phận liên quan; đã khởi tố vụ án hình sự, bắt tạm giam 12 người với các hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý gây hậu quả nghiêm trọng; tham ô tài sản (trong đó có 3 cán bộ liên quan trực tiếp gồm Trưởng Ban điều hành, Thư ký Ban điều hành và chuyên viên giúp việc của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ kiêm Trưởng Ban điều hành).

Thủ tướng Chính phủ- Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã chỉ đạo kịp thời, cụ thể với quan điểm xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Bài học rút ra: Văn phòng Chính phủ không chủ trì những đề án chuyên ngành

Theo báo cáo của Chính phủ, mối quan hệ phối hợp, theo dõi, giám sát giữa Ban điều hành Đề án với Văn phòng Chính phủ không được phân định rõ ràng. Văn phòng Chính phủ không có đơn vị nào giúp việc cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm nắm tình hình hoạt động của Đề án mà tất cả đều giao về cho Trưởng Ban điều hành.

"Văn phòng Chính phủ đã buông lỏng quản lý đối với các hoạt động của Đề án. Công tác quản lý cán bộ và kiểm tra thường xuyên đối với việc thực hiện mặc nhiên giao luôn cho Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đồng thời là Trưởng ban điều hành và khi đến tuổi nghỉ hưu, thôi chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vào tháng 12/2004 nhưng vẫn tiếp tục được giao làm Trưởng ban điều hành như Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ".

Chính phủ thừa nhận đây là vấn đề mà Văn phòng Chính phủ phải nghiêm khắc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong quản lý Đề án, quản lý cán bộ trong thời gian qua. Từ thực tiễn Đề án này, Chính phủ rút ra bài học kinh nghiệm: Văn phòng Chính phủ là cơ quan tham mưu tổng hợp, là bộ máy giúp việc của Chính phủ, Thủ tướng, không chủ trì thực hiện những nhiệm vụ, đề án rộng thuộc chuyên ngành sâu của các bộ, ngành khác.

Chính phủ cũng khẳng định: Sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về Đề án 112 từ năm 2001 đến nay là nhất quán. Khi phát hiện có các dấu hiệu sai phạm, Thủ tướng đã kịp thời chỉ đaọ các cơ quan chức năng tiến hành các công việc có liên quan để xử lý và khắc phục sai phạm một cách công khai, minh bạch. Đồng thời chỉ đạo làm rõ đúng sai, ghi nhận những kết quả đạt được của Đề án để tiếp tục phát huy.

Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Văn phòng Chính phủ theo chức năng nhiệm vụ của mình, tiến hành kiểm điểm rút kinh nghiệm, xem xét trách nhiệm và khẩn trương giải quyết dứt điểm các tồn tại của Đề án 112.

Sau khi có kết quả kiểm toán, Thủ tướng chỉ đạo về xử lý tài chính, đối với Ban điều hành các bộ, ngành, địa phương, thực hiện nghiêm kiến nghị của kiểm toán nhà nước. Nộp ngân sách kinh phí xây dựng cơ bản của Trung ương chưa sử dụng là 22, 4 tỷ.

Đối với khoản 55,702 tỷ mà các bộ, tỉnh sử dụng sai phân cấp nguồn vốn đầu tư thì phải nộp trả ngân sách, đồng thời thu nộp ngân sách địa phương do sử dụng sai chế độ là 1,3 tỷ đồng.

Đối với Ban điều hành Chính phủ: Thu hồi nộp ngân sách các khoản chi không đúng 2,3 tỷ, không quyết toán các khoản thực tế tại thời điểm quyết toán chưa thực chi hoặc chưa có định mức, trùng 38,3 tỷ đồng. Đối với khoản 126,979 tỷ đồng chi đào tạo, chi quản lý đào tạo, triển khai phần mềm dùng chung... phải thực hiện quyết toán trên cơ sở đơn giá, định mức do cơ quan có thẩm quyền duyệt.

  • Vân Anh 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,