Ý kiến bạn đọc
Ebill Nguyen, HCM, 09:18, 29/10/2010
Đâu rồi nhưng cô bé học trò trong trắng, hồn nhiên, rất nghịch ngợm nhưng cũng rất dụi dàng và lễ phép, cái thời học sinh 8x5 của chúng tôi, và đâu rồi nét đẹp truyền thống của người con gái hiền thục việt nam. Phải chăng đây là một hệ lụy của công cuộc phát triển và hội nhập quốc tế. Nhưng tôi vẫn tin còn nhiều cô gái Việt Nam vẫn là truyền thống và tự hào. Gia đình và xã hội phải giúp các em nhận thức rõ về hành vi của mình, ngay từ nhỏ
Trần Anh, Đà Nẵng, 12:40, 27/10/2010
Theo cá nhân tôi, nhà nước nên có một bộ luật riêng để để xử phạt dành cho những thanh thiếu niên ở lứa tuổi teen này. Về phía cơ quan pháp luật, khi đã biết sự việc thì phải truy tố theo pháp luật chứ không cần phải chờ bên bị hại yêu cầu. Cần phải làm mạnh tay, cần thiết thì phải cho các em học đi học lại thật nhiều năm, đến khi nào đạo đức tốt thì thôi, để các em này ra trường với đạo đức lối sống như vậy thì e rằng nước Việt Nam này nguy mất. Nếu cần thiết thì trước khi tuyển các em vào trường yêu cầu phụ huynh ký kết với nhà trường để cho nhà trường quản lý và giáo dục, không được cứ hở đâu là đi kiện đó. Việc răn đê các em nên để dành cho cơ quan công an thì hay hơn, áp dụng cách hỏi cung tội phạm mà xử thì mấy em này mới sợ được.
hoang lan, ha noi, 09:29, 27/10/2010
Tôi cũng có con gái ở tuổi này đang đi học con rất ngoan nhưng cũng bị ban bè dọa đánh vì nghi mách cô chuyện các bạn khác hư.
Tôi thực sự thấy hoang mang khi đọc bài viết và đau lòng khi nhìn thấy những hình ảnh các con bị đánh.
Tôi nghĩ, nếu ai có con cái như tôi chắc không thể yên tâm trước một xã hội khi mà chúng ta đang cố gắng từng ngày giáo dục con em mình nhường bạn khiêm tốn với mọi người và tìm cách giúp các bạn hư trở thành người tốt như thời chúng tôi còn học phổ thông thì lại bị đe dọa.
Buồn hơn nữa là cha mẹ và thầy cô đều không biết, tôi thì rất lo sợ nhưng chưa tìm ra biện pháp gì phù hợp để giải quyết trường hợp của con mình khi mà xã hội cũng chưa có biện pháp gì đảm bảo cho các con khi đi học.
Làm thế nào để con mình không bị đánh và gia đình thầy cô đều biết được thực tại đạo đức của các em đó cần phải rất tế nhị nếu chỉ cần các em đó biết được thì côn mình bị đánh ngay.
Tôi thấy buồn vì được sống và làm việcnhưng lại bất lực trước một thực tế đang tồn tại và diễn ra nhiều điều phức tap làm cha mẹ mà không tự bảo vệ được cho con mình.
Gia đình- nhà trường và xã hội tất cùng nhau giáo dục và quản lý con cái chúng ta nói rất nhiều.
Tôi không phải là người vô trách nhiệm với con cái hay với mọi vấn đề của xã hội nhưng một mình chắc không thể làm được cũng như việc lo con bị đánh thì không có lẽ phải suốt ngày bên con còn phản ánh với nhà trường hay pháp luật thì có thể giải quyết được mọi hậu quả không hay vài ngày sau con lại bị đánh luôn.
Là phụ huynh học sinh, tôi chỉ thấy buồn và lo nên có vài lời chia sẻ và mong tất cả chúng ta quan tâm tới vấn đề này mong các vị lãnh đạo đất nước quan tâm hơn trông công cuộc đổi mới giáo dục trong sự nghiệp trồng người.
nguyen van nhan, Da nang, 17:30, 26/10/2010
Tại sao chỉ thấy những nữ sinh Miền Bắc lột áo bạn học ?Phải chăng đó là cách ứng xử ăn sâu vào nếp nghĩ của họ .Cần phải xem xét lại trách nhiệm của những người làm luật ,của nhà trường và gia đình .Nên chăng xem xét lại hình phạt cảnh cảo ,kiểm điểm hoặc thôi học một năm là quá nhẹ đối với chúng .Cần phải ghép vào khung hình phạt làm nhục người khác .Chúng chưa đủ tuổi vào nhà giam thì đã có những trung tâm giáo dưỡng trẻ em hư hỏng đón chào .Đó là cách tốt nhất để ngăn ngừa những cảnh phi nhân tính tiếp tục đưa lên mạng internet .Đó thật sự là một cái tát vào nền văn hóa của người Việt Nam nếu như tiếp tục để tái diễn chuyên này
Nguyễn Hà Trang, Quảng Ngãi, 17:30, 26/10/2010
Quá kinh khủng, thấy mà gai cả người. Việc xảy ra quá nhiều và mức độ ngày càng tăng đến nổi chẳng muốn bình luận, bình làm gì mình tự nói rồi tự nghe chứ bọn í có đọc đâu mà biết.
camrydien, 17:29, 26/10/2010
Qua sự việc này chúng ta mới thấy một bộ phận giới trẻ quá sa sút về mặt đạo đức. Vẫn biết có nhiều nguyên nhân nhưng hành động như vậy là không tốt. Điều này muốn trách thì đầu tiên phải ở gia đình trước, rồi sau mới đến nhà trường còn xã hội là cuối cùng. Dường như cuộc sống càng hiện đại thì người ta không để ý nhiều đến vấn đề đạo đức nữa. Thật là xót xa cho một thế hệ, những người chủ tương lai của đất nước chúng ta.
Bùi Duy, Hải Phòng, 17:02, 26/10/2010
Người lớn mải cứu con tàu Vinashin nên trẻ con như vậy là tất yếu! Chán!
QUOC NAM, TP>HCM, 16:21, 26/10/2010
Thật là hết chỗ nói, con gái bây giờ không biêt cái '' duyên'' để đâu nhỉ. Mình cũng là dân cuối 8X nhưng có lẽ cuộc sống bây giờ qua bon chen hay sao mà tụi nhỏ không còn chút sợ sệt hay e thẹn tí nào cả. Hãy tưởng tượng thử xem nếu áo trắng Việt Nam mình như vậy hết thì xã hội sau này phải nương tựa vào ai. Các em đó sao không nghĩ rằng : "Cha Mẹ đã sinh ra ta trong cuộc đời này, ta phải thầm cảm ơn mỗi ngày được sống" . hãy sống một cuộc sống thật có ý nghĩa các bạn nhé.
nguyễn anh tú, hoàn kiếm HN, 16:11, 26/10/2010
cần phải có nhiều sân chơi bổ ích cho giới trẻ, những hoạt động ngoại khóa, để hướng các em đến những sân chơi lành mạnh hơn. để thu hút sự quan tâm của giớ trẻ chứ tôi thấy học sinh bây giờ ngoài học ra đa số là chơi game và yêu, vậy thử hỏi nếu có xử phạt vậy xử nữa mà cứ để họ chơi game và lao vào yêu đương như thế liệu những chuyện đáng tiếc như trên có giảm hay không?
khoa, 16:07, 26/10/2010
Không còn giá trị đạo đức gì nữa. Buồn
Nguyễn Thị Hương, Hà Nội, 15:47, 26/10/2010
Mặt của các nữ sinh đánh hội đồng quá rõ như vây, tại sao chính quyền không bắt giam và xử phạt? Còn đâu văn hóa Việt Nam khi hết video đánh nhau này đến video trả thù khác được tung lên mạng. Mà đau lòng và xấu hổ thay, họ là phụ nữ.
Phan Minh anh, Thanh Xuân - Hà nội, 15:34, 26/10/2010
Thật kinh khủng.Cần xử lý thât nghiêm theo pháp luật.Thử hỏi Nếu con chúng ta mà bị đánh thế này thì bố mẹ đau lòng đến mức độ nào???
luatgiathanh, 15:26, 26/10/2010
Đây là một hiện tượng buồn trong giới teen. Vì vậy cần phải có biện pháp giáo dục thật nghiêm khắc để giảm thiểu và đi đến triệt tiêu hiện tượng teen đánh bạn...
sakua, tan binh, 15:23, 26/10/2010
Thật không thể chấp nhận cảnh tượng này thêm một lần nữa. Là con gái Việt nam lẽ ra các bạn phải dịu dàng, nữ tính, thanh lịch. Như Hồ Chủ Tịch đã nói những người học sinh như chúng ta, những búp măng non của xã hội cần phải học tập, phấn đấu để sánh vai với các cường quốc trên thê giới, góp phần phát triển xã hội ngày càng phát triển và toàn diện. Nhưng các bạn nữ, các bạn đang làm gì thế này?
Làm như vậy để chứng tỏ mình có thế lực, uy quyền, oai hơn những người khác ư?
Không, các bạn đang tự hạ mình xuống dưới tầng lớp thấp nhất của xã hội trong sự tự ti và hành động không suy nghĩ của bản thân đó. Mình cũng đã từng là sinh viên, từng là học sinh như các bạn, và mình cũng đã từng chứng kiến những vụ đánh nhau. Trường và tập thể xã hội nơi mình sống đã lên án va khinh miệt những kẻ dám coi khinh danh dự, tính mạng, phẩm chất của những kẻ " gây án". Và các bạn cũng vậy. Hành động của các bạn không văn minh, và đáng bị xã hội lên án. Hãy sửa đổi chính mình để được xã hội công nhận là thành viên của một xa hội văn minh chứ đừng lạc sâu vào tội lỗi, hạ thấp danh dự của bản thân.
Jeny, Hà Nội, 15:05, 26/10/2010
Thiết nghĩ những hành vi vô giáo dục và mang tính chất côn đồ ngày càng nhiều, sau khi có nhiều bài báo đăng những clip đánh bạn rôi tung lên mạng thì tiếp sau đó lại có ngay những clip khác mang tính bạo lực hơn, ( có vẻ như chứng tỏ là nhưng kẻ tham gia đánh hội đồng này không sợ và muốn chứng tỏ clip của họ còn độc đáo thú vị hơn nhiểu). Điều đó cho thấy các biện phát răn đe, giáo dục của nhà trường không có tác dụng, thậm chí còn phản tác dụng nếu không có các hình phạt thích đáng hơn, VD: những kẻ tham gia đánh hội đồng lập tức phải đưa vào trại giáo dưỡng, phải có những hình phạt như lao động công ích trong 1 thời gian nhất định ( 1 năm quét sân trường hoặc vệ sinh nơi công cộng sau h học chẳng hạn). có người quản lý một cách nghiêm túc, nếu làm gắt gao thì thử hỏi xem còn ai dám đánh hội đồng rồi liên tục đưa lên mạng như hiện nay.
Nguyễn Ngọc Trinh, 322/23 CMT8, P10, Q3, 14:44, 26/10/2010
Chúng ta không thể nào bỏ qua hành vi vô văn hóa và vô giáo dục của bốn cô gái cùng nắm đầu, cắt tóc và xé toạt áo của nữ sinh Nhâm đước, đó là hành vi làm nhục nhân phẩm người khác giữa thanh thiên bạch nhật và dưới sự chứng kiến của nhiều người. Pháp luật cần phải trừng trị nghiêm khắc những cô gái đó. Làm cha làm mẹ, hẳn sẽ đau lòng khi thấy con mình bị ba bốn người vây đánh và xé toạt áo không còn mảnh vãi che thân như thế
Tôi thật sự búc xúc khi xem Video clip này. không thể hiểu nỗi.
Thiện, Sơn Tây, 14:42, 26/10/2010
Liệu chăng, chúng ta có nên cho các nữ + nam sinh đánh nhau gia nhập quân ngũ?
Bản thân tuy chỉ trải qua 1 tháng ngắn ngủi đi tập quân sự nhưng cũng đã thấy kỉ luật lên rất cao. Phải chăng chúng ta nên thành lập 1 trường cấp 2 - cấp 3 nội trú, học sinh được huấn luyện theo quân đội nhưng bên cạnh đó vẫn đàm bảo được học văn hóa?
Nếu cho họ đi từ có lẽ là hơi quá, nhưng k thể không trừng phạt.
Có lẽ cho học trong quân đội 5 năm, cso lẽ họ sẽ hiểu ra đc nhiều điều
ntg, can tho, 14:39, 26/10/2010
Tôi nghĩ pháp luật cũng nên thay đổi cho phù hợp với thời đại, lũ thanh niên bây giờ khôn lắm, chúng nó biết pháp luật không xử phạt nặng nên mới ngang tàng như thế. Cấm học vĩnh viễn, tống cho bọn nó 5 hay 10 năm tù gì đó. Không biết cha mẹ tụi nó dạy con kiểu gì nữa
mai anh bao, 14:39, 26/10/2010
giời con gai đánh nhau tung clip lên mang là chuyện thường
nhưng đâu có thấy ai vào cuộc để giải quyết đâu ngày càng nhiều
Lê Trọng Ba, 17 Phan Chu Trinh, Biên Hòa, Đồng Nai, 14:11, 26/10/2010
Tôi không thể chấp nhận những hành vi vô đạo đức cứ tồn tại trong nhà trường của chúng ta mãi được.
Các vụ trước, kỷ luật lưu ban 1 năm hoặc chẳng ra gì; riêng vụ ở Quảng Ninh này (những kẻ đánh cô gái mặc thường phục, chứ không phải quần áo học trò ), theo tôi các đối tượng phạm 2 tội: Cố ý gây thương tích và làm nhục người khác. Chỉ xin ông Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Giáo dục (kể cả nguyên Bộ trưởng Bộ GD & ĐT) đừng vì cả nể một "cái ô" nào mà để xã hội giáo dục xuống cấp như vậy được nữa.
hoangvu, Tp HCM, 14:09, 26/10/2010
Tuy không phủ nhận vai trò của nhà trường nhưng gia đình vẫn là yếu tố lớn nhất quyết định nhân cách của trẻ.
Theo lối giáo dục ngày xưa được cho là quá nghiêm khắc nhưng ít ra lúc ấy trong gia đình và nhà trường vẫn có tôn ti trật tự trên dưới đúng mực.
Còn ngày nay biết bao nhiêu nội quy cải tiến mà thầy cô mắng một tí thì trò đã "ôm hận", xét về mặt pháp lý người thầy cô vẫn có quyền đưa ra những hình phạt thích đáng khi học sinh phạm lỗi, nhưng hiện nay trường hợp trò ngồi trên đầu thầy cô càng tràn lan.
Trò to tiếng mà thầy cô không dám nói lại có trường hợp trò còn chặn đường thầy cô khi ra về...
Theo tôi những vấn đề này một phần của trách nhiệm của trường, phần lớn còn lại do cơ quan chức năng xử lý thích đáng. Vì đã lỡ... nên những con người này cải tạo lại sẽ là một vấn đề dài dòng và phức tạp ko thể giải quyết xong trong một sớm, một chiều. Không phải tôi quá đi sâu vào nhân cách của một con người mà là tôi đang đau buồn cho văn hóa của một đất nước đang xuống cấp.
potay.com, 14:07, 26/10/2010
Tình yêu mà thế ư?thể hiện sự vô văn hóa thì đúng hơn..Tại sao nhà trường không xử nghiêm minh những học sinh đánh bạn. Để các học sinh khác noi theo..những học sinh đủ 18 tuổi,phải chịu sự trừng trị của pháp luật..còn học sinh cưới 18 tuổi,đuổi học luôn.
Ngô Đề, Nam Định, 14:05, 26/10/2010
Tại sao hiện tượng bạo lực học đường ngày một gia tăng,tính chất ngày càng dã man,phức tạp và còn có chuẩn bị trước nghiêm trọng hơn còn có tổ chức?Tại sao các nhà trường,cơ quan công an làm ngơ...?Để có những phản hồi lạc dòng...Tức là coi thường cơ quan luật pháp tại Việt Nam!Sự việc này đề nghị cơ quan chức năng phải sử theo pháp luật mới có tính răn đe
HTD, 14:00, 26/10/2010
Luật pháp phải rõ ràng, ko phạt thì thôi còn đã phạt thì phạt thật nặng. Đừng nghĩ rằng học sinh bây giờ ít hiểu biết. Chúng nó còn hiểu nhiểu hơn, biết nhiều hơn nhưng gì người lớn biết. Kiểm điểm, đuổi học thì có ích gì vì chúng nó có thích học đâu. Nếu ko xử nghiêm liệu sẽ còn những vụ việc gì sẽ xảy ra? Có cần phải chờ đến khi có học sinh thiệt mạng thì mới tăng hình phạt?
Hỏi tại sao khi thấy đánh nhau các em ko gọi người đi đường mà lại gọi công an, bảo vệ? Vì đến người lớn cũng chẳng dám can thiệp vì chắc chắn chúng sẽ lấy quả đấm, dao kiếm ra để lấy lẽ phải về chúng.
Người lớn sống gấp sao dạy được trẻ con? Vì sao? Vì hiện đại hoá nên người lớn phải chạy theo nhịp sống của xã hội không sẽ bị tụt hậu.
Ngày xưa, cứ đi làm đủ 8 tiếng\ngày là về với gia đình, con cái. Bây giờ làm đủ 8 tiếng thì ko hết việc. Mà bỏ việc để về đúng giờ thì bị trừ lương vì ko hoàn thành công việc.
Nhà trẻ, trường học thì 4h30 là trả con cho phụ huynh nhưng phụ huynh thì phải làm đến 6, 7h thì đương nhiên là phải thuê người đón, ko quản lý được con cái. Ít thời gian để tiếp xúc với con cái thì đương nhiên là trẻ con được tự do nhiều, hậu quả xảy ra là tất yều.
Cái gì cũng có 2 mặt nên luật pháp cũng phải tăng hình phạt theo cái gọi là hiện đại hóa xã hội.
HT, HCM, 14:00, 26/10/2010
Không thể chấp nhận được, nhưng chẳng có gì phải sốc.
Cách đây 5-6 năm những chuyện thế này xảy ra, thậm chí ngay trong những trường học có tiếng ở tp.HCM cũng không phải chuyện lạ gì. Chỉ có điều lúc đó điện thoại chưa có camera và youtube chưa phổ biến như hiện nay. Thêm nữa việc phải đảm bảo "thành tích" của trường khiến cho mọi chuyện đều được giải quyết êm đẹp, không gây xôn xao dư luận (cùng lắm là thầy trò biết với nhau thôi). Có ai tự hỏi 1 ngày có bao nhiêu chuyện như thế xảy ra nhưng không được quay clip?
Đuổi học không phải là cách giải quyết vấn đề. Cứ đẩy ra xã hội hay đẩy vào tù hết thì chỉ làm nặng gánh cho xã hội sau này.
Đừng đỗ lỗi cho những tác động ngoài xã hội, mà hãy tự hỏi tại sao nền giáo dục không thể theo kịp sự phát triển của xã hội. Sai là ở cả 1 hệ thống.
Kiểu xử phạt đuổi học, thậm chí bỏ tù, cũng chỉ là chữa cháy.
nguyễn hữu sơn, đà nẵng, 13:57, 26/10/2010
Rõ ràng trong các trường hợp như thế này chúng ta xử lý chưa nghiêm. Những học sinh đã có những hành vi này thì hình thức kỉ luật, tạm thời thôi học, đuổi học có vẻ như là một chế tài quá bình thường. Dám đánh bạn,làm nhục bạn, quay video tung lên mạng thì nghỉ học chẳng là gì. thử xét xủ theo đúng pháp luật thì sự việc sẽ rta sao, thử cho vài đầu gấu nữ đi cải tạo thử xem thế nào, không sợ mới lạ. dẫu biết gia đình không dạy bảo được thì phải để xã hội, pháp luật làm điều này may ra mới có hy vọng chấm dứt tình trạng này.
botgiang, 13:33, 26/10/2010
Tôi cũng hiểu phản hồi lạc dòng ấy. Tuy tôi không ủng hộ. Nhưng sự thật là có những suy nghĩ, những hành động và những sự việc đã xãy ra như vậy. Báo chí làm thái quá. Thử hỏi, khi chưa có internet và vietnamnet,..... sự việc này có xảy ra nhiều không, có lan toả như vậy không. Nói đi thì phải nói lại. Mọi người trách móc họ thì dễ. Gởi tin lên chửi vài dòng cũng xong. Nhưng điều cần thiết ở đây là một giải pháp, một biện pháp và một luật pháp. Đừng đổ trách nhiệm lên các bạn cũng như nhà trường hay nhà nước. Người lớn chửi thề, nói tục, đánh nhau, thác loạn, ..... thì đừng có trách trẻ nhỏ bắt chước làm theo.
Hùng, TP. HCM, 13:23, 26/10/2010
Xử phạt răn đe cũng chỉ là tình huống bất đắc dĩ thôi chứ chưa hẳn là biện pháp tốt nhất. Đa số học sinh cá biệt đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, thiếu sự quan tâm chăm sóc của ông bà, bố mẹ, anh chị. Nếu các em có được sự giáo dục nghiêm túc từ gia đình, nhà trường, thì sẽ không có những hậu quả như ngày hôm nay.
nguyen Hông Hoa, phonghai-yen hung-qn, 13:22, 26/10/2010
đề nghị tăng hình thức kỷ luật đối với học sinh đánh nhau trong và ngoài nhà trường . Cho đi cải tạo một thời gian các em mới sợ. Chỉ đình chỉ học thì về gia đình các em còn nguy hiểm hơn vì bây giờ nhiều bố mẹ không dạy được con.
Nguyễn Thuần, Thanh Hóa, 13:12, 26/10/2010
hãy bỏ qua tất cả quyền của trẻ em mà nghĩ đến văn hóa ứng xử và cách thức sống của giới trẻ bây giờ,ở nước mỹ người ta đã sẵn sàng tử hình một cậu bé nhỏ khi ra tay sát hại hàng chục người,còn ở Việt Nam mình,đụng đến j của trẻ em là sợ quyền lợi của chúng,nhưng đâu biết rằng chính vì những điều đó mà chúng thản nhiên hành hạ nhau,cầm dao giết người và là những việc phi đạo đức cực kì là đơn giản,và lại hồn nhiên nói là tuổi trẻ nông nổi
tôi và các bạn ai cũng từng là trẻ em,cũng là những thiếu niên nhưng chúng ta không đối xử với nhau như ác thú của giới trẻ bây giờ
một lời cầu xin các nhà chức trách và pháp luật,hãy trừng trị thật nghiêm,đừng để rồi chính con cái hay là người thân của quý vị bị chúng đưa vào tầm ngắm rồi mới thốt lên đau đớn thì cũng đã muộn
vì một giới trẻ.vì một xã hội,xin hãy mạnh tay
pham van loc, dong nai, 13:01, 26/10/2010
Toi nhan thay truong hop bao luc hoc duong,tren cac thong tin dai chung cung da noi rat rat nhieu lan ma hinh nhu cac co quan dai dien ve phap luat khong phai khong biet va khong thay.Tai sao cac co quan luat phap nhat la nganh cong an khong tim hieu xem nhung anh chi nao dung sau lung nhung em hoc sinh nay.Toi nghi la khong kho dung khong cac ban
Dư Đình Quảng, 35 Hồ Tùng Mậu, TP Vinh, NA, 12:58, 26/10/2010
Các trường đều có câu pano rất to, rất dễ thấy" Tiên học lễ, Hậu học văn" Nghành giáo dục đã thực hiện câu này như thế nào, xin để lời tự nhận xét của tất cả các Thầy các Cô, và các bậc Cha Mẹ làm công việc hàng ngày của mình với "Học Lễ" ngày nay như thế nào. Đừng đổ lỗi cho ai cả, đặc biệt là gia đình, rồi mới đến nhà trường và xã hội./.
nguyển dình phương, đại học bình dương, 12:58, 26/10/2010
những clip mà gần đây xuất hiện cho thấy một điều rằng
chúng ta chỉ biết lên án mà không đưa ra được một biện pháp cụ thể nào.
các nhà chức năng có lên xem lại mình đã làm gì và đã thực hiện gì về nhưng vấn đề gây bức xúc dư luận nhưng ngày qua,
nếu là con e họ như vậy thì có lẽ họ cũng làm ngơ.
một số lớp trẻ đang làm mất đi hình tương của con người và nhất là giới trẻ việt nam, thay vì đề nghị tôi mong muốn quốc hội và chính phủ hãy làm một điều gì đó thực sự thiết thực để giải quyết vấn nạn này
NGUYEN VU THANH TUNG, TPHCM, 12:36, 26/10/2010
Đã được bố mẹ cho tiền ăn học, là đã hơn biết bao nhiêu bạn hoàn cảnh khó khăn.Đến đây mới nhớ 1 bạn mồ côi ở Hà Tĩnh cứu người trong dòng nước lũ mới thấy, nhà trường đã giáo dục học sinh một cách rập khuôn, những giờ đạo đức, giáo dục công dân khô khan quá.Trong khi các bậc phụ huynh thiếu quan tâm đên con cái đã góp phần tạo nên những nỗi đau như trên.Tôi một thanh niên của thời đại mới cũng thẫy uất ức và bất lực vỡi những hình ảnh trên.Thật báo động đối với tầng lớp trẻ hiện nay.
Hùng Lê, Hà Nội, 12:35, 26/10/2010
Theo tôi, đa số các bình luận đều mới nhìn thấy cái ngọn của vấn đề. Tôi không cho rằng xử phạt nặng hay cố gắng để các em tham gia các hoạt động tập thể sẽ giảm được hiện tượng này. XỬ phạt chỉ là biện pháp răn đe, và không bao giơ là phương pháp hay nhất.
Ở các nước văn minh, cũng có những hiẹn tượng tương tự. Nhưng nó được thực hiện bới những người được coi là bệnh hoạn, không bình thường.ơt ta, những vụ việc như vậy được thực hiện bởi những người mà bấy lâu được coi là hết sức bình thường.
Điều đó thể hiện một tật nguyền trong nhân cách. Nó là hậu quả của một quá trình bồi dưỡng nhân cách nhiều bệnh tật cho các em.
Theo tôi, khi mà trên lớp vẫn đầy thầy cô dạy qua loa trên lớp để dạy thêm ở nhà, chám điểm cao hơn cho những em đi học thêm, khi mà đời sống văn hoá là những bài hát với lời lẽ da diết, thiếu nghệ thuật, khi mà những bài học đạo đức của các em bị cha mẹ, thầy cô làm ngược lại ngay trước mắt chúng, thì chúngta cũng đưnừg quá bát ngờ xảy ra những hành động như trên.
Trần Quỳnh Anh, 12:26, 26/10/2010
Tôi cho rằng, không nên đăng tải những thông tin như thế này chỉ càng làm cho xã hội thêm bất bình và lo sợ.
Mà báo chí nên truyền tải những quy định, biện pháp để răn đe, ngăn chặn, hạn chế những vụ việc như vậy tái diễn.
Cần phải có quy định đối với nhà trường và phụ huynh nếu để học sinh của mình và con cái mình hư hỏng, tham gia đánh bạn, vi phạm pháp luật...thì chính Nhà trường đó và cha mẹ của học sinh đó cùng phải chịu trách nhiệm.
Song song đó cần phải có biện pháp bảo vệ những học sinh tốt khác. Đừng để học sinh tốt sống chung với môi trường xấu sẽ chịu sự ảnh hưởng.
Những học sinh cá biệt, hư hỏng không đuổi học mà chuyển qua một khu tập trung, giáo dưỡng khác. Nếu các em cải tạo tốt biết ăn năn hối cải, có tiến bộ trong họa tập cũng như nhân cách thì cho quay về tái nhập với môi trường cũ.
Trọng Tuệ, 12:24, 26/10/2010
Đây là hệ quả tất yếu của việc thương yêu con sói là độc ác với bầy cừu. Đừng để đến lúc cừu hóa hết thành sói thì lúc bấy giờ có than trời cũng vô ích,
H.Tuấn, 12:22, 26/10/2010
cái này ko thể đổ lỗi cho giáo dục được
cần phải có biện pháp mạnh mẽ từ phía pháp luật
để trừng trị dăn đe , chứ ko thể cứ tình trạng này xảy ra rồi mới lên án
phải tuyên truyền pháp luật để những hành vi như trên sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật
Phạm tấn Huy, Bình Định, 12:12, 26/10/2010
Học sinh đánh nhau kiểu côn đồ,quay video clip tung lên mạng để gây sự chú ý ,nổi trội mà không bị pháp luật xử lý nghiêm minh sẽ tạo thành tiền lệ xấu sau này.Đề nghị đuổi học những học sinh côn đồ này,nếu cần thiết nên đưa vào trại giáo dưỡng.Không nên vì chủ trương phổ cập giáo dục mà phải năn nỉ các em này đi học.(có loại người nhà trường dạy được,có loại người cần cho vào trại,,,,,)
Cần làm trong sạch môi trường học đường!
Minh Tịnh, TP.Hồ Chí Minh, 12:03, 26/10/2010
Đúng!
Chúng ta đã giao quyền han cho đám học sinh nhiều qúa. Nó đã lạm dụng sự ưu đãi này để làm những việc tồi tệ.
Hơn nữa cha mẹ chúng nuông chiều quá mức hở một chút la thưa gởi lên báo làm cho nhà trường và các thầy cô giáo không dám dạy bảo mạnh tay với chúng nó.
Có nhiều trường hợp cha mẹ đem cả gia đình vào tận trường hành hung tập thể các thầy cô giáo.
Ngày xưa khi còn đi học tôi phạm lổi bị thầy giám thị dùng roi mây quất có lằn ở mông mà chẳng dám khóc về nhà còn bị cha mẹ đánh đòn nửa vì tội mất dạy, thế đấy.
Học sinh tiểu học bây giờ ra đường không biết vòng tay chào thưa người lớn tuổi.
nkdanh, daklak, 11:59, 26/10/2010
Đâu rồi sự dịu dàng của con gái bắc
Trần Hiền, 11:52, 26/10/2010
Thật không thể chấp nhận những sự việc như thế này vẫn tiếp tục diễn ra. Xã hội ngày càng nhiều tệ nạn, luật pháp ban hành nhưng mỗi công dân có thực hiện hay không, các nhà chức trách phải có biện pháp như thế nào để XH sẽ bớt đi những màu đen, trả lại 1 xã hội chủ nghĩa theo đúng nghĩa, không còn bạo lực, không còn chết chóc,Hix. Thật lo lắng!
Anh Hùng, 11:43, 26/10/2010
Xã hội đang chứng kiến những giá trị đạo đức bị suy đồi nghiêm trọng. Thật sợ hãi khi đọc comment của một bạn học sinh ở Quảng Ninh. Tôi không hiểu giới trẻ ngày nay nghĩ sao nữa, nhưng người lớn phải xem xét lại trách nhiệm của mình.
pham1985, hà nội, 11:41, 26/10/2010
Thật sự không còn gì đễ nói, dân trí quá thấp.
Phan Văn Hưng, Nghi Đức - tp Vinh- Nghệ An, 11:40, 26/10/2010
Tôi đang là một nhà giáo, kiêm là một tổng phụ trách Đội, tôi thật sự không hiểu các ban ngành chức năng đã và đang làm được gì khi mà lần lượt các vụ việc học sinh đánh nhau ngày càng nhiều mà không được gaỉi quyết dứt điểm, hoặc đem con bỏ chợ. Buồn quá!
Ở trường tôi, những vụ việc đánh nhau sẽ bị điều tra đến nơi đến chốn, không có chuyện bỏ lửng đâu.
Vũ Thế Hoàng, Mỹ Đình - Hà Nội, 11:38, 26/10/2010
"Có nên đưa ra những trường hợp này thêm nữa không?".
Với Ý kiến của bạn Mai Ly. Tôi lại muốn nêu lên ý kiến một lần nữa mặc dù ý kiến nhiều nhưng hình như không được đọc tới, ý kiến ở vnexpress, Dân Trí, Vietnamnet nữa rằng lớp trẻ nói riêng và người việt nam nói chung càng ngày càng bạo lực và nhiều tệ nạn không phải tất cả là do xã hội bện ngoài mà chính là do những thông tin nhạy cảm trên internet, ngày nào cũng có tin người này giết người kia, đâm chém trả thù cướp giật, mại dâm.
Trước đây chưa có báo điện tử thì hầu như là rất ít nhưng từ khi lên báo thông tin được truyền rất nhanh và nó trở thành món cơm bình dân. Chuyện bình thường nên người làm nó nhất là giới trẻ họ đâu có coi mình làm thế là phạm pháp. Người ta làm đầy đánh nhau đầy lên báo đầy có sao. Đó cũng là một mặt tiêu cực mà các báo cần hạn chế hơn nữa. Mặc dù để cảnh giác nhưng mấy người trong chúng ta đọc mà cảnh giác hay lại đọc xong bàn tán xong để đấy. Một phút suy nghĩ
anh, 11:33, 26/10/2010
Đạo đức trong gia đình và xh đang bị xuống cấp trầm trọng. Không chỉ khẩn thiết yêu cầu các cơ quan chức năng, nhà trường, xã hội mà tha thiết mong các gia đình đặc biệt là các bậc cha, me hãy sống có đạo đức, văn hóa và năng làm việc tốt để có thể là tấm gương cho con cái.
Từ trong gia đình đến xã hội, xuất hiện nhan nhản những tấm gương tham lam ích kỷ, vô đạo dức, không văn hóa đang hủy hoại thế hệ con cháu chúng ta.
Hữu Phúc, Vinh, 11:25, 26/10/2010
Quả thật rất đau lòng. Tôi hoàn toàn đồng ý với những ý kiến đánh giá, nhận xét, lên tiếng của các độc giả về những hành vi của các bạn trẻ trong những Video clip đã được đăng tai. Tuy nhiên, về vấn đề xử lý cho có hiệu quả những trường hợp đã xảy ra và răn đe những trường hợp manh nha đâu đấy. Tôi nghĩ rằng không nên dùng các từ ngữ như bỏ tù, hay đuổi học. Thất bại lớn nhất của Giáo dục sẽ lớn hơn khi chúng ta sử dụng những biện pháp như vậy. Ở đây những cô, cậu bé này đang còn phải được giáo dục và giáo dưỡng. Khi chúng ta cách ly nhưng cá nhân này ra khỏi môi trường giáo dục sẽ là một cách không tốt. Ở đây cần bàn đến phương pháp xử lý triệt để:
Thứ nhất: Đề nghị Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Công An nghiên cứu phương án bổ sung đội ngũ quản lý, giáo viên, cơ sở vật chất và chương trình cho các Trường Giáo Dưỡng của Bộ Công An. Chuyển đổi tên gọi cho phù hợp môi trường xã hội, đưa các trường này đến sát hơn với cộng đồng dân cư. Từ đó, tất cả những cô câu học trò có những hành vi thái độ hư như đã nêu chúng ta đưa vào Trường này, vừa giáo dục vừa giáo dưỡng.
Thứ hai: Ngành GD cần xem lại quy chế cho giáo viên trong việc xử phạt và nhắc nhở răn đe học sinh (chúng ta cấm giáo viên không được thế này thế kia - Nhưng chúng ta cũng phải thương các thầy cô khi thực hiện nhiệm vụ mà chưa kết hợp được hai nội dung giáo dục và giáo dưỡng trong khi các yêu tố môi trường xấu đang tấn công ồ ạt vào học đường.
Thứ ba: Đề nghị các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương (đặc biệt là thôn, bản, khối phố) tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho từng người dân trên địa bàn về nếp sống văn hóa. Có các phương pháp tiếp cận những gia đình chưa được hoàn thiện về mặt nhận thức đời sống, xã hội (đặc biệt là cho những người làm cha, mẹ, ông, bà) để giúp đỡ họ hoàn thiện hơn, có các phương pháp giáo dục con cái tốt hơn. ....
Với một số ý kiến như trên, tôi nghĩ cần phải trao đổi nhiều hơn nữa để thực hiện nhưng trước máy ý thứ ba như tôi vừa nêu thì có thể triên khai càng sớm càng tốt.
vuong uy, 107/5 Ngô đức kế F12 Bình thạnh, 11:20, 26/10/2010
Ở Mỹ, những tội như thế này được police xử đến nơi đến chốn.
Nhiều lần hiện tượng này đã xảy ra, tôi thấy chẳng ai xử hoặc xử nửa vời kiểu xuề xòa khiến giới trẻ cứ vậy mà làm tới. Thử xử vài năm tù một vài trường hợp thử coi, luật pháp mà không nghiêm thì thiên hạ không những loạn nhỏ hôm nay mà còn loạn lớn trong tương lai rất gần. Các cô gái này lớn lên nhân cách rồi sẽ ra sao nếu không bị trừng phạt...
Nguyễn Kinh Thành, TP. Thanh Hóa, 11:14, 26/10/2010
Sao không thấy Bộ giáo dục phát động cái phong trao không không gì đó nhỉ? Tốt nhất là đừng có hô khẩu hiệu mà phải hành động ngay.
Một số kiến nghị
- Cấm triệt để Game online (bất kể game gì)
- Mở rộng không gian trường học, trường học bây giờ tù túng, trật hẹp quá (đừng có xây sân gôn, nhà hàng...)
- Học sinh chỉ cần học một buổi, không cần phải học nhiều (để cho các em được có thời gian sinh hoạt cộng đồng, chơi các trò chơi tập thể (lớn lên khắc biết hết)
.....
Pham Vinh, Nam Định, 11:06, 26/10/2010
Tha thiết đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc và xử thật nặng những tội phạm trên điều này rất có ích cho xã hội cho con cháu chúng ta.Đây cũng có lỗi của chính quyền địa phương nhất là địa phương mới có tốc độ phát triển đô thị nhanh mạnh nên nhiều khi buông lỏng công việc rất quan trọng này.Một ví dụ như ở TP Nam Định trước đây mười năm hiện tượng trên cũng xẩy ra thường xuyên nhờ có sự kết hợp chặt chẽ giữa công an đia phương với nhà trường và gia đình học sinh, đặc biệt là các em cá biệt với hình thức giáo dục kịp thời tệ nạn này hiện nay đã giảm rất nhiều hầu như không còn thấy.
nguyen3hoang, phu tam soc trang, 10:50, 26/10/2010
Tôi nhận thấy đạo đức xã hôi ta ngày càng đi xuống phần lớn là do chính sách của ta và người dân hiểu sai như lúc nào cũng đòi quyền trẻ em quá đáng đến nỗi học sinh được chiều chuộng, bao bộc một cách thái quá trong mọi vấn đề kể cả những hành động như trên.
Nếu các cấp lãnh đạo không sớm thay đổi cách nghĩ thì xã hội ta đến một ngày không xa sẽ loạn cả lên. Tôi đề nghị xử nghiêm vụ này và phải giáo dục và xử phạt trẻ nhỏ nghiêm minh ngay từ nhỏ để không còn diễn ra sự việc tương tự nữa. (có thể còn lâu nhưng trước mắt sẽ giảm được phần nào.)
Vũ Văn Luận, Ban CHQS huyện Côn Đảo, BRVT, 10:31, 26/10/2010
Sáng nay tôi vào mạng trong lòng đang nghi đọc được những tin chia sẻ của đồng bào ta với nhân dân Miên Trung vừa trải qua cơn lũ kinh hoàng. Nhưng thật tiếc điều làm tôi kinh hoàng hơn là cơn lũ đó là tin về nữ sinh Cẩm Phả đánh nhau. Cho phép tôi nói điều này, chúng ta đang quá mệt mỏi phải quan tâm đến một lớp (không một lũ thì đúng hơn) làm vẩn đục những giá trị cao cả của người phụ nữ Việt Nam và mất đi cái thanh tao của những chàng trai đất Việt.
Nguyễn Hoàng Duy, 10:30, 26/10/2010
Những trường hợp này để nhà trường xử thì chả có ích gì cả. Hình phạt nặng nhất mà nhà trường có thể đưa ra là gì? Đuổi học. Đuổi học thì sao? Chẳng sao cả. Họ còn thích thú nữa là đằng khác. Đuổi học, xem như không còn là học sinh của trường => trường hết trách nhiệm. Đuổi học, những học sinh này như chim sổ lồng, không còn gì ràng buộc => đi đâu thì đi => xã hội sẽ có thêm những bạn trẻ thiếu đi sự giáo dục => tăng tình trạng đâm chém, trộm cướp ngoài xã hội. Vậy, đuổi học thì giải quyết được gì?
Đối với những trường hợp này, cần thiết phải đưa vào trại giáo dưỡng chứ không chỉ đuổi học là thôi được.
thu, hn, 10:20, 26/10/2010
“Clip ở trường em đang học. Hot thật lên cả báo (^^) cũng bình thường mà. Mọi người không nên nói quá, thanh niên mà, giờ đánh nhau như này là bình thường. Nhiều vụ đánh nhau còn ghê hơn nữa mà. Con gái là vậy chứ con trai ở chỗ em nhiều khi là mang cả súng đi đánh nhau nữa. Quan trọng là ta nên biết kiềm chế, đi học bình thường sống đúng mực hòa đồng làm gì có chuyện đánh nhau.(^^) Mấy hôm nay, hình như mấy bạn này nghỉ học rồi. ’’Học sinh nào mà hoang mang lo lắng”, linh tinh, ám ảnh nỗi gì. Sướng, cười thích thú bỏ xừ.” Bạn đọc ĐT- Quảng Ninh viết.
Không thể tin có người lại viết thế này! Hành hạ đồng loại mà thích thế hả em? Em có thấy 2 cô bạn em trong clip có khác gì con vật, đánh nhau để tranh giành bạn tình không? Nhìn chuyện bằng con mắt hạn hẹp như vậy mà còn lên để viết được sao?
Nguyễn Hoàng Ánh, Bạc Liêu, 10:15, 26/10/2010
Bộ giáo dục suy nghĩ gì khi càng ngày càng xuất hiện rất nhiều các clip như thế này! Phải chăng sự suy đồi về đạo đức của một bô phận học sinh đã đến lúc báo động nhất lại là các học sinh nữ.
Phải có một phương pháp hữu hiệu để ngăn chặn tệ nạn này.
Đã đến lúc người làm công tác giáo dục phải ngồi lại với ngành công an để tìm ra cách giải quyết cho thỏa đáng, chứ mỗi người làm việc chỉ theo chức năng của mình thôi tôi e rằng không thể xử lý được.
tuấn anh, hà nam, 10:14, 26/10/2010
Cơ quan chức năng vào cuộc thì làm được gì chứ. Cái quan trọng là hệ thống giáo dục từ gia đình đến xã hội đã chịu nhìn nhận lại cách thức giáo dục của mình chưa?
Phương Trang, hải dương, 10:13, 26/10/2010
Những thanh thiếu niên còn ngồi trên ghế nhà trường mà đã như vậy, nếu ko có hình phạt thích đáng thì ko biết sau này còn như thế nào nữa. Cần phải xử lý theo pháp luật. Đuổi học cũng là 1 biện pháp nhưng bắt buộc phải đưa vào trường giáo dưỡng chứ học sinh hư bây h chúng có muốn đến trường đâu. Có nhiều đứa còn bảo là nhà trường đuổi học thì càng tốt đỡ phải đi học, rồi lại lang thang đầu đường xó chợ.....thì ko biết chúng còn trở thành thể loại j nữa.....
nguyễn dung, hà nội, 10:06, 26/10/2010
Con gái tôi năm nay 13 tuổi đang học ở 1 trường THCS đạt chuẩn của Hà Nội. Thỉnh thoảng, cháu có kể ở trường cháu có bạn gái bị đánh hội đồng dã man ngay trong trường, nhưng các bạn đánh chỉ bị kỷ luật nghỉ học 1 vài hôm rồi lại đi học bình thường.
Tôi thấy rất sợ cho con gái tôi.
Cháu ngoan và hiền nhưng nếu có 1 ngày cháu làm cho 1 đầu gấu nữ trong trường "ngứa mắt" thì chuyện gì sẽ xảy ra.
Cá nhân tôi cho rằng phải nghiêm trị những học sinh đánh và làm nhục bạn học.
Nên đưa các cháu đó vào trường giáo dưỡng thanh thiếu niên trong 1 thời hạn nhất định (VD : 6 tháng hoặc 1 năm) thì mới có tác dụng ngăn ngừa và răn đe.
Phạm Văn Hà, Kiến Xương-Thái Bình, 09:55, 26/10/2010
Những chuyện đau buồn do nhưng kẻ vô văn hóa này gây ra không phải là lần đầu tiên. Những hình phạt hiện tại chỉ là trò đùa trước mắt tụi chúng nó và càng làm tụi nó ngông cuồng phấn khích hơn trước bạn bè của chúng. Đã quá muộn nhưng còn hơn là không để cách chưc năng làm đúng trách nhiệm của mình trong việc bạo lực học đường. Xin đưa ra những hình phạt thích đáng hơn voi nhung kẻ không còn tính người để những tà áo trắng và phẩm chất người phụ nữ Việt Nam về đúng chỗ của nó. Xin hãy nói ít và làm nhiều.
Tiêu Phong, Hà Nội, 09:43, 26/10/2010
Nên chăng ta phải giảm tuổi của khung hình phạt và tuổi chịu trách nhiệm phát luật xuống thấp hơn nữa vì:
1. Ý thức con người cao hơn nên trách nhiệm luật pháp và quyền công dân cao hơn.
2. Trẻ có su hướng bạo lực hơn, dễ học những thói hư tật sấu hơn.
3. Gia đình không có sự quan tâm chu đáo trang giáo dục nhân cách
4. Nhà trường không đủ cơ sở, điều kiện để giáo dục đạo đức học sinh
5. Học sinh không tôn trọng bố mẹ đặc biệt thầy cô giáo
VÀ CUỐI CÙNG CHÚNG TA LÀM GÌ ? CÓ GIẢI PHÁP NÀO ĐỂ NGĂN CHẶN ? HAY CHỈ BÀN LUẬN VÀ QUY TRÁCH NHIỆM CHO AI?
Cao Sơn, Quảng Ninh, 09:37, 26/10/2010
Thật không thể có 1 lời nhận xét nào về giớí trẻ bây giờ . Nhất lại là nữ sinh... Tôi cảm thấy thật đáng buồn cho cách ứng xử và những hành động của những con người đựoc đi học được dạy dỗ... Thật phí công học hành, phí niềm tin của bố mẹ.
Phạm Huy Đãng, Ngô Quyền thành phố Bắc Giang, 09:30, 26/10/2010
Một phản hồi "lạc dòng"
Đáng chú ý hơn cả, khác với những bức xúc, phẫn nộ hay buồn lòng tê tái của hầu hết bạn đọc, có một phản hồi của bạn đọc tự xưng là "ở trường xảy ra sự việc". Không biết, những sự kiện này trở thành chuyện bình thường trong cuộc sống của họ, nên lời bình luận thật thản nhiên:
“Clip ở trường em đang học. Hot thật lên cả báo (^^) cũng bình thường mà. Mọi người không nên nói quá, thanh niên mà, giờ đánh nhau như này là bình thường. Nhiều vụ đánh nhau còn ghê hơn nữa mà. Con gái là vậy chứ con trai ở chỗ em nhiều khi là mang cả súng đi đánh nhau nữa. Quan trọng là ta nên biết kiềm chế, đi học bình thường sống đúng mực hòa đồng làm gì có chuyện đánh nhau.(^^) Mấy hôm nay, hình như mấy bạn này nghỉ học rồi. ’’Học sinh nào mà hoang mang lo lắng”, linh tinh, ám ảnh nỗi gì. Sướng, cười thích thú bỏ xừ.” Bạn đọc ĐT- Quảng Ninh viết.
Xã hội sẽ tìm niềm tin ở đâu nếu sự thật đến mức như học sinh này nói? Phải chăng việc “sống chung với lũ” đã khiến “lũ” trở nên bình thường? Những người trẻ chứng kiến những cơn lũ suy thoái văn hoá, lối sống này cũng trở nên vô cảm.
Hãy đọc kỹ , đây không phải là một phản hồi lạc dòng. Là một điều để mọi người cùng suy ngẫm xã hội chúng ta đang sống đạo đức truyền thống đang ở đâu..?
Ngọc Khánh, Giảng Võ - Hà Nội, 09:27, 26/10/2010
Thật đau lòng khi xã hội bây giờ có những con người vô văn hóa như vậy.
Những con người nào này làm ảnh hưởng tới tâm lý rất nhiều thế hệ, lớn thì ngao ngán vì thế hệ sau như vậy thì làm sao mà đất nước đi lên được, bé thì lo sợ mình lúc nào đó cũng là nạn nhân.
Những người nắm pháp luật đâu mà để tình trạng này diễn ra nhiều vậy! hãy trừng trị mạnh tay những cá thể không phải là "người" kia để răn đe cho những kẻ khác, kẻo ngày nào đó con em chúng ta cũng là nạn nhân của tệ nạn này.
THU BA, NHA TRANG, 09:15, 26/10/2010
Pháp luật còn quá nới lỏng hình phạt với bộ phận học sinh hư đốn này! Theo tôi nghĩ các tổ chức bảo vệ, tổ chức công cộng ở đâu? Đối với những học sinh này đặc biệt phải đưa đi cải tạo và phục hồi nhân cách. Xúc phạm nhân cách người khác là không thể tha thứ? Cho tôi xin gọi " bọn nó là quỷ nữ chứ không phải người". Phải trừng trị đến nơi mới được!
quang minh, hà nam, 09:10, 26/10/2010
Tôi thấy lỗi này cũng có lẽ là do xã hội chúng ta ngày càng sống thoáng và tự do quá.
Cái bản sắc tốt đẹp cần lưu giữ đẫ bị thay bởi văn hóa của âu mỹ.chuyện học sinh cuối cấp 2 hay cấp 3 đánh nhau đâm chém nhau ở quê tôi là chuyện cơm bữa, học sinh yêu nhau ngủ với nhau rồi có thai năm nào cũng có (3, 4 năm gần đây).
Thiết nghĩ bây giờ chúng ta nên giảm tuổi phải chịu án xuống thấp hơn nữa vì bọn trẻ bây giờ lớn nhanh và khôn sớm lắm. húng chẳng khác gì người lớn khi ở độ tuổi mà trước đâu ba mẹ chúng vẫn chưa biết gì.huhu xã hội có lẽ đang xuống cấp rồi!buồn
Lê Trung, hà nội, 09:10, 26/10/2010
Hãy nhìn nhận vấn đề đúng bản chất hơn. Đây là các cô gái vị thành niên nên trách nhiệm trước pháp luật phải thuộc về bố mẹ, hay nói rộng hơn đó là những người lớn. Chúng ta người lớn sống không ra gì, để lại cho thế hệ trẻ một xã hội hỗn loạn, các giá trị luật pháp và con người bị coi thường thì tại sao lại đòi hỏi các em phải cư xử đúng đắn? Các em như vậy đó là lỗi của người lớn, các em chỉ là hệ quả là nạn nhân do chính chúng ta gây nên mà thôi.
Giá trị đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp, những vụ như thế này xuất hiện ngày càng nhiều, nó là di sản của hệ thống xã hội, giáo dục đã biến tướng từ nhiều năm trước đây và đến hôm nay các "hạt giống" đó bây giờ mới đâm trồi nảy lộc ra, chứ không phải nó mới xuất hiện từ ngày hôm qua đâu.
Các bạn không nhận thấy có sự bế tắc trong xã hội về giáo dục về giá trị con người trong xã hội hay sao? Điều đó dẫn đến sự coi thường luật pháp, coi thường tính mạng con người. Chúng ta không nên chỉ trích một hiện tượng mà hãy đánh giá bản chất, cội nguồn của sự việc. Mắng mỏ, xử phạt mấy cô gái này thì dễ lắm nhưng liệu có chấm dứt được không?
thu hà, 10 ngô quyền phan thiết, 09:09, 26/10/2010
Bộ Giáo dục nghĩ gì khi hiện tượng học sinh đánh nhau ngày càng nhiều .Có lẽ nên đưa thêm tội đánh bạn vào bộ luật hình sự. Tiên học lễ hậu học văn ở đâu khi trước mắt là những việc làm chạy trường chạy điểm của phụ huynh mà không quan tâm đến chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ. Cần đưa ra một hình phạt cho người lớn và trẻ em khi văng tục chửi thề nơi công cộng .
Đàm Tiến Việt, ĐH Bách Khoa, 09:03, 26/10/2010
Khẩn thiết yêu cầu cơ quan chức năng tăng mức độ hình phạt (thay vì để việc này nhà trường tự lo). Rõ ràng với những học sinh này, việc đuổi học là hoàn hợp lý, bên cạnh đó kết hợp đưa vào trường giáo dưỡng. Những hình ảnh như trên ngày càng nhiều, cũng 1 phần vì việc xử phạt chưa nghiêm, và đang làm mất đi hình ảnh đẹp của học đường, của thế hệ trẻ. Sẽ ngày càng có thêm nhiều clip như thế khi người ta chưa thực sự xử lý nghiêm túc.
Thuỷ, TP. Hồ Chí Minh, 08:52, 26/10/2010
Đáng buồn cho 1 bộ phận giới trẻ hiện giờ. Đây là hệ quả của việc giáo dục lỏng lẻo, thiếu sự quan tâm của gia đình và nhà trường. Thiết nghĩ, nên có hình phạt thật thích đáng cho những học sinh này, để làm gương chứ cứ giải quyết kiểu kỷ luật, đình chỉ học . . . như những lần trước đây thì không biết chừng sẽ lại xuất hiện những clip tương tự như thế này nữa.
Hướng Dương, Hà Nội, 08:45, 26/10/2010
Học sinh đi học ngoài nhà trường, gia đình còn tham gia tổ chức đoàn đội cơ mà. Vai trò đoàn thanh niên quá mờ nhạt. Theo tôi, cần dấy lên 1 phong trào đoàn kết trong học đường, để các em tham gia các phong trào sinh hoạt chung, nhiều hoạt động chung.
Nếu học sinh cùng trường, cùng lớp hòa đồng với nhau, cùng tham gia các hoạt động tập thể, đoàn kết hơn thì có thể giảm tình trạng đánh nhau lộn tùng bậy thế này. Tuổi học sinh bao giờ cũng hiếu động, cư xử non nớt. Nhưng bây giờ nhìn thấy đánh nhau, trẻ hiếu động thì đứng xem, cổ vũ, trẻ nhút nhát hay thờ ơ, lãnh đạm tránh xa. Không còn người dám dũng cảm can ngăn, hay cao hơn không ai đủ bản lĩnh dàn hòa, thu phục cả đám trẻ nhận ra cách giải quyết tích cực. Gần nhà trường thế cũng không có trẻ nào thông báo với nhà trường, mà thầy cô cũng có dám can ngăn ngay không. Hay phải đợi công an giải quyết và có bản án để rồi kỷ luật học sinh.
Nguyễn Văn Sáng, Xóm 10-Nghi Diên-Nghi Lộc-Nghệ An, 08:40, 26/10/2010
Theo tôi đây là hệ quả tất yếu của những sai lầm trong giáo dục, chúng ta đã quá buông lỏng quản lý giáo dục tại các nhà trường, chúng ta đã trao quá nhiều quyền cho học sinh. Thử nghĩ xem ngày xưa thế hệ chúng tôi đến trường là phải vâng lời, thậm chí là sợ thầy cô giáo một phép; ngày nay thì ngược lại. Đây cũng là lỗi lớn của các bậc phụ huynh đã bao che cho con cái quá nhiều. Còn dư luận thì sao ? Các cháu vi phạm kỷ luật một tý, thầy cô giáo mới chỉ đánh vào tay một tý đã cùng nhau làm thành chuyện lớn! Thiết nghĩ, nghành giáo dục phải xem lại chúng ta đang "cải cách" hay "cải lùi" ngành giáo dục vậy. Không khéo vô hình chung chúng ta làm hỏng luôn cả một thế hệ !