221
454
Pháp luật
phapluat
/xahoi/phapluat/
757306
"Điểm danh" lại những dự án "tai tiếng" của PMU18
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
'Điểm danh' lại những dự án 'tai tiếng' của PMU18
,

(VietNamNet) - "Siêu ban" PMU18 đã để thất thoát hàng chục tỷ đồng từ những dự án do đơn vị này thực hiện.
>> Những dự án tai tiếng của PMU 18

Soạn: AM 680411 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cầu Hoàng Long (TP Thanh Hóa) ngày khánh thành tháng 12-2000 và ngay sau đó đã xảy ra hàng loạt sự cố sụt lún, làm thay đổi thiết kế, tăng chi phí xây dựng tới 36 tỉ đồng.
Thành lập năm 1993, nhiệm vụ của Ban quản lý các dự án 18 (PMU18) là thay mặt chủ đầu tư quản lý quá trình đầu tư và xây dựng các công trình giao thông; giao dịch, tiếp xúc với các tổ chức trong và ngoài nước để tìm nguồn vốn cho các dự án do Ban quản lý.

Với chức năng như vậy mà PMU 18 là đơn vị thực hiện tất cả các dự án có nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ; vốn vay, viện trợ của WB và các tổ chức tín dụng nước ngoài...

Mỗi dự án đều có vốn đầu tư từ vài chục tới hàng trăm triệu USD như: Dự án xây dựng cải tạo 47 cây cầu trên quốc lộ 1; Dự án xây dựng 38 cầu giao thông nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; Dự án xây dựng đường giao thông nông thôn 1 và 2; Dự án nâng cấp và bảo trì mạng lưới đường bộ vốn vay của JBIC; Dự án xây dựng 45 cầu giao thông nông thôn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; Dự án BOT xây dựng đường cao tốc Nội Bài- Hạ Long, Hà Nội, Việt Trì; gần đây đây nhất là Dự án xây dựng cầu Bãi Cháy...

Trong các Ban QLDA Bộ GT-VT, PMU18 được coi là một "siêu ban". Vì vậy mà với các đơn vị trong Bộ GT-VT, Tổng Giám đốc PMU18 được coi là một người có thế lực chỉ thua... Bộ trưởng!?

Trong số những dự án do PMU 18 triển khai, có những dự án số tiền sai phạm lên tới hàng chục tỷ đồng:

1-
Thất thoát hơn 13 tỷ đồng từ Dự án giao thông nông thôn 2

700 dự án, hạng mục công trình đã được kiểm tra với tổng số vốn hơn 532,2 tỷ đồng, phát hiện sai phạm trị giá 13.457,72 triệu đồng, chiếm khoảng 2,57%, gồm:

- Sai về khối lượng 2.996,68 triệu đồng (chiếm 22,26% tổng số sai phạm)
- Sai về giá 92,6 triệu đồng
- Nghiệm thu, quyết toán không đúng 670,1 triệu đồng
- Dự toán tính sau 2.497 triệu đồng
- Hoá đơn thanh toán không hợp pháp 895,6 triệu đồng
- Thiết kế tính sai 973,5 triệu đồng
- Lãng phí, đầu tư không hiệu quả 2.272,5 triệu đồng

Ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án, với vai trò là đại diện Chủ đầu tư, PMU18 được giao nhiệm vụ:

Lập kế hoạch tổng thể và giải quyết các thủ tục cho việc triển khai dự án, quản lý thực hiện dự án, ký kết hợp đồng và thanh toán, củng cố thể chế và đào tạo, soạn thảo hướng dẫn kỹ thuật và nghiệp vụ, tổng kết, hướng dẫn phổ biến kinh nghiệm.

Dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 145,3 triệu USD gồm: vốn vay của Ngân hàng thế giới (103,9 triệu USD), vốn viện trợ của Chính phủ Anh (26 triệu USD) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam (15,2triệu USD).

Mục tiêu của dự án này là: cải tạo, nâng cấp khoảng 13.000 km đường giao thông và 5.000 m cầu ở 40 tỉnh, chủ yếu là các tỉnh nghèo có tiềm năng phát triển, các tỉnh chưa có chương trình giao thông nông thôn… trên toàn quốc.

Đường thi công chui xuống lòng hồ...

Tuy nhiên, trong qúa trình thực hiện, rất nhiều sai phạm đã xảy ra. Những sai phạm này xảy ra ở tất cả các khâu, nhưng tập trung nhất là thi công thiếu khối lượng, nghiệm thu quyết toán không đúng khối lượng thực tế... tính sai thiết kế nhằm nâng khống dự toán; thẩm định vô trách nhiệm gây thất thoát. Nhiều công trình kém chất lượng phải thi công bổ sung, làm lại...

Điển hình về tình trạng lãng phí là tuyến đường Quốc lộ 1A- Phước Chiến (Ninh Thuận), sau gần 18 tháng đưa vào sử dụng, đoạn đường này có tới 2,65 km (trị giá 37.100 USD) hoàn toàn không sử dụng được vì bị... ngập sâu trong lòng hồ Sống Trâu mà nguyên nhân là vì sự thiếu trách nhiệm của các đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế.

...bị ăn bớt chiều dài...

Chưa dừng lại ở đó. Chuyện những con đường nằm trong dự án này bị bớt xén cả chiều dài, chiều rộng, độ dày xảy ra ở rất nhiều địa phương.

Tại Lâm Đồng, cơ quan chức năng phát hiện tình trạng một số tuyến đường chênh lệch chiều dài thực tế so với chiều dài thiết kế, và chênh lệch khối lượng đào đắp mà thực chất là bị rút ngắn.

Tình trạng này còn xảy ra ở các tuyến đường giao thông nông thôn ở Hải Dương khi những con đường vừa bị cắt ngắn, vừa bị thu hẹp, vừa bị ăn bớt độ dày.

Chất lượng các tuyến đường rất tồi tệ, thậm chí hỏng ngay sau khi vừa đưa vào sử dụng. Đó là: lầy lún do nền yếu; độ đốc ngang không đảm bảo do vật liệu bị trôi dạt xảy ra thường xuyên đối với những tuyến đường cấp phối đá răm.

Tình trạng lề đường bị xói lở, rãnh dọc thoát nước bị bùn đất che lấp và các gia cố bảo bệ công trình như đá lát, mái ta tuy cũng bị hư hỏng rất nhiều.

Nguyên nhân được xác định là do vấn đề bảo dưỡng các con đường hoặc là quá ít hoặc là không hề được bảo dưỡng. Mặt khác, vì coi đây là những “con đường chùa” cho nên các tỉnh hầu như không có sự hỗ trợ về vốn duy tu, bảo dưỡng, hoặc chủ yếu chỉ đầu tư cho việc láng phủ bề mặt.

... ra những "con đường chùa"

Tại một số tỉnh khác, công tác hỗ trợ để láng nhựa bề mặt hoặc làm mặt đường bê tông thường xuyên được giao khoán hẳn cho các xã. Việc "làm ăn kiểu xã" như vậy đã cho ra đời những con đường rất kém về chất lượng.

Trong số các tỉnh có nhiều công trình nằm trong dự án để xảy ra sai sai phạm, Thanh Hoá là một "điển hình". 13 gói thầu tại BQLDA giao thông III (PPMU3) đã có tới 1,106 tỷ đồng sai phạm, chiếm tới 7,12% giá trị xây lắp, chủ yếu sai trong khâu lập dự toán.

Tại Hoà Bình, dự án đường giao thông nông thôn Hữu Lợi- Phú Lai-Đoàn Kết bị phát hiện sai phạm chiếm 1,23% giá trị, tức khoảng 50,09 triệu đồng. Đây là số tiền do thi công thiếu khối lượng, không mua bảo hiểm công trình.

Ở Khánh Hoà, hầu hết trong số 47 công trình đều phát hiện sai phạm: Nhẹ thì sai về trình tự lập dự toán, không lập báo cáo đầu tư, phê duyệt vốn đầu tư vượt thẩm quyền. Nặng thì chi phí khảo sát thiết kế vượt quy định tới hơn 429 triệu đồng và có tới 15 công trình nghiệm thu quyết toán khống khối lượng với giá trị 1,55%.

Điển hình, các công trình tại các huyện Cam Ranh, Diên Khánh, và Khánh Vĩnh cũng đều phát hiện sai phạm với số tiền hơn 584 triệu đồng.

Tình trạng bớt xén khối lượng, nghiệm thu quyết toán khống là căn bệnh trầm kha xảy ra ở hầu hết các công trình.

Tại Bắc Ninh, cả 6 gói thầu thuộc Ban dự án giao thông nông thôn 2 đều phát hiện sai phạm và sau đó các nhà thầu đều phải bổ sung khối lượng thi công các đoạn đường.

Ở Lào Cai có 9 gói thầu công trình đường quốc lộ 279 và đường Phố Mới- Phong Hải đều phát hiện sai phạm mà chỉ tính riêng giá trị phải sửa chữa đã lên tới gần 1,4 tỷ đồng.

Còn riêng tỉnh Hải Dương: tại 15/25 xã của huyện Gia Lộc có dự án giao thông nông thôn 2 bị phát hiện sai phạm: lập quyết toán, thẩm định hồ sơ xây dựng bị sai sót. Đó là việc quyết toán đường giao thông nông thôn không đúng loại đường được hỗ trợ với giá trị 287 triệu đồng. Chất lượng các tuyến đường giao thông do các thôn tự thi công về kỹ, mỹ thuật chưa đảm bảo.

Tất nhiên đó còn là tình trạng quyết toán tăng khống khối lượng các tuyến đường không đúng chiều dài, chiều rộng, độ dày và kết cấu xây dựng với giá trị hơn 4 tỷ đồng.

Chỉ "lướt qua" 700 dự án, hạng mục công trình có vốn đầu tư hơn 523 tỷ đồng, các cơ quan chức năng đã phát hiện số tiền sai phạm tại các dự án này là hơn 13 tỷ đồng.

2- ... Đến những công trình vừa dùng đã... hỏng!

Tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng trực tiếp nắm một số dự án quan trọng của PMU 18 như: cảng Bãi Cháy, dự án đường QL 1A Hà Nội - Lạng Sơn, QL 18, QL 10, QL 2, QL 3...

Những dự án này đều lên tới hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng. ông Dũng cũng đã từng bị Bộ GTVT phê bình trong công trình đường Bắc Ninh - Hà Nội chậm tiến độ.

Có thể nêu "điển hình" 2 công trình: phà Minh Châu (Ba Vì, Hà Tây) và Quốc lộ 2 đoạn Đoan Hùng (Phú Thọ)- Vị Xuyên (Hà Giang).

Mặc dù trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giao thông nông thôn được Bộ Kế hoạch- Đầu tư thẩm định không hề có hạng mục về phà Minh Châu. Tuy nhiên,  PMU 18 đã tự ý đưa vào công trình này vào với vốn đầu tư 64.000USD trong kế hoạch xây lắp năm 1999.

Đây là việc làm trái với quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Hơn thế, điều đáng bàn là sau khi hoàn thành, con phà 15 tấn này vừa sử dụng đã hỏng.

Riêng Quốc lộ 2 (đoạn Đoan Hùng (Phú Thọ)- Vị Xuyên (Hà Giang)) lại góp thêm một công trình tai tiếng nữa về chất lượng sau khi thi công của chủ đầu tư PMU18.

Với vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng từ vốn trái phiếu Chính phủ, đoạn đường này vừa thông xe từ tháng 3/2005. Tuy nhiên, chỉ sau 3 tháng đưa vào sử dụng, công trình đã xuống cấp khi liên tục xuất hiện nhiều điểm rạn nứt, bong tróc lớp nhựa, sạt lở....

"Điểm danh" một vài công trình "điển hình" của PMU 18 đã cho thấy số tiền thất thoát là rất lớn. Vì vậy, khi vụ việc ông Tổng Giám đốc Bùi Tiến Dũng đánh bạc kiểu đốt... vàng mã bung ra, dư luận mới ngỡ ngàng khi thấy ông Dũng chơi bạc kiểu "bá cháy" như vậy.

Vậy trách nhiệm quản lý nguồn vốn đầu tư, quản lý nhân sự từ cấp quản lý trực tiếp của ông TGĐ Dũng nằm ở đâu, dư luận đang chờ câu trả lời từ Bộ GT-VT?

Một cán bộ lãnh đạo Bộ GTVT thẳng thắn: "Cứ nói các dự án giao thông thất thoát 20% - 30% cũng chỉ là võ đoán, tuy nhiên chỉ trong một tháng thôi mà ông Bùi Tiến Dũng đã cờ bạc hết 1,8 triệu USD thì quả là một số tiền cực kỳ khổng lồ.

Với một người giữ chức vụ dù là ở một cơ quan lắm tiền thì người ta cũng có quyền đặt dấu hỏi về khoản tiền này. Chắc chắn, chỉ có tiền chùa, tiền mờ ám thì ông Dũng mới không biết xót".(!)

  • Hà Trường

>> TGĐ Bùi Tiến Dũng đã trình diện
>>
Những dự án tai tiếng của PMU 18
>>
Tổng Giám đốc PMU18 - Con bạc triệu đô
>>
Dư luận về việc một Tổng Giám Đốc cá độ 1,8 triệu USD/tháng
>> Tổng giám đốc cá độ 1,8 triệu USD là ai?
>> Bộ Giao thông truy tìm Tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng
>>
Người cá độ 1,8 triệu USD/tháng: Tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng
>> Bùi Quang Hưng làm ăn như thế nào?
>> Vụ 22 công an đánh bạc: Một người là trùm cá độ 
>> Hà Nội: Bắt quả tang 20 công an đánh bạc

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,