221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
451282
Chỉ cấp sổ đỏ cho vợ chồng khi cả hai còn sống
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Chỉ cấp sổ đỏ cho vợ chồng khi cả hai còn sống
,

(VietNamNet) -  Ai sẽ được cấp giấy chứng nhận QSD đất ghi tên cả vợ và chồng? Chuyển nhượng đất do hai người đứng tên có khó khăn? Trao đổi của LS-TS Nguyễn Ngọc Chí - Giám đốc TT Nghiên cứu & Hỗ trợ pháp lý (Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội) xung quanh chiếc ''sổ đỏ'' mẫu mới.

Sổ đỏ sẽ ghi cả tên vợ và chồng.

- Thưa TS, theo Luật Đất đai mới (hay Luật đất đai 2003, có hiệu lực từ 1/7/2004) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) sẽ đứng tên cả hai vợ chồng. TS. có thể cho biết tại sao giấy này không còn ghi tên một người như trước đây?

- Theo quy định trước đây, GCNQSDĐ nông nghiệp, lâm nghiệp, giao cho hộ gia đình chỉ ghi tên đại diện chủ hộ, trong đó đại đa số mang tên người chồng. Mặc dù Hiến pháp quy định ''nam - nữ bình đẳng với nhau về mọi phương diện'', người phụ nữ Việt Nam rất ít thực quyền sử dụng đất (trong giao, nhận đất nông, lâm nghiệp, đất ở nông thôn, quyết định sử dụng các quyền theo quy định của pháp luật. Họ đóng vai trò rất mờ nhạt khi có tranh chấp QSD đất đai, phân chia tài sản... Trường hợp ly hôn, thiệt thòi của người phụ nữ càng lớn.

Khi diện tích đất của chung hai vợ chồng có GCNQSD ghi tên 1 người (hoặc vợ, hoặc chồng), QSD đất sẽ thuộc về cá nhân người được đứng tên trong đó. Người không có tên trong GCNQSDĐ sẽ không được hưởng các quyền và lợi ích của người sử dụng đất, cũng không có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất mà pháp luật đã quy định. Điều này không những ảnh hưởng đến quyền lợi trong sử dụng đất của người không được đứng tên trong GCNQSDĐ mà phần nào còn ảnh hưởng đến quyền lợi trong sử dụng đất do người không đứng tên bị mất tính chủ động, linh hoạt trong quyết định đầu tư, lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh trên đất được giao.

Có gì mới sau khi luật đất đai (mới) có hiệu lực?

(VietNamNet) - Dù làm việc 4 giờ căng thẳng nhưng Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường cũng chỉ trả lời một phần số lượng câu hỏi quá nhiều. Nội dung trao đổi cho thấy có nhiều thay đổi sau 1/7.

Trường hợp hộ gia đình được giao sử dụng đất, nếu GCNQSD chỉ ghi tên người chủ hộ, QSD đất sẽ thuộc về cá nhân người này. Điều này đồng nghĩa với việc các thành viên khác trong hộ gia đình bị tước bỏ các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất. Để khắc phục tình trạng này, ngày 26/3/1998 Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên - Môi trường) đã ban hành Thông tư hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính, trong đó quy định: GCNQSDĐ cho hộ gia đình phải ghi rõ tên chủ sử dụng đất là ''Hộ ông hoặc bà và họ tên chủ hộ'' để phân biệt với trường hợp GCNQSDĐ cấp cho cá nhân sử dụng đất, chỉ ghi tên cá nhân này. Từ cách ghi này, đã nảy sinh nhiều khiếu nại, tranh chấp.

Trong khi đó, GCNQSHĐ ghi tên cả vợ và chồng lại giúp  hai người có quyền quyết định ngang nhau trong việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thừa kế QSD đất cũng như trong thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng QSD đất. Điều này cũng có nghĩa không bên nào trong hai vợ chồng được tự ý quyết định việc chuyển QSD đất cho người khác hay thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị QSD đất của chung hai vợ chồng.

GCNQSHĐ do cả vợ, chồng đứng tên còn đảm bảo cho quyền lợi cả hai người với diện tích đất chung của họ khi ly hôn hoặc để thừa kế QSD đất. Đồng thời, đảm bảo sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất như nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất, chấp hành pháp luật trong quá trình sử dụng đất.

- Vậy thủ tục pháp lý khi thực hiện các giao dịch đất đai có vì GCNQSDĐ mang tên cả vợ và chồng mà rườm rà hơn không, thưa TS?

- Thủ tục  giao dịch đất đai do vợ và chồng cùng đứng tên không thay đổi, tuy nhiên, sẽ rất chặt chẽ vì luôn có mặt cả hai người (đây là đảm bảo pháp lý cho quyền lợi của cả 2 trong sử dụng đất đai). Nếu hai vợ chồng là bên chuyển đổi, chuyển nhượng, bên cho thuê, cho thuê lại, bên tặng cho quyền sử dụng đất, bên thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị QSD đất thì cả hai vợ chồng phải cùng ký tên vào bản hợp đồng để hợp đồng này có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp một trong hai vợ chồng đại diện ký tên vào hợp đồng thì phải có văn bản uỷ quyền của người kia được UBND cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Trường hợp thực hiện các giao dịch này thông qua người uỷ quyền (người thứ 3) thì phải có văn bản uỷ quyền của cả hai vợ chồng, được UBND cấp xã nơi hai người đó cư trú xác nhận thì hợp đồng đó mới có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp hai vợ chồng là bên nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, bên nhận thuê, thuê lại đất, bên nhận thừa kế, tặng cho QSD đất hay bên được bảo lãnh bằng giá trị QSD đất thì cả người vợ và người chồng phải cùng có tên trong hợp đồng giao dịch hoặc trong di chúc để thừa kế QSD đất của chung hai vợ chồng mới được xác lập.

- Những trường hợp nào sẽ được cấp GCNQSDĐ ghi tên cả vợ và chồng, thưa TS.?

Từ 1/7, vợ chồng cùng đứng tên sở hữu đất
(VietNamNet) - Theo Luật Đất đai mới, vợ được quyết định mua bán, cho thuê, thế chấp đất chung như chồng. Thế nhưng để giành thực quyền này cho người phụ nữ, còn nhiều vướng mắc chưa thể tháo gỡ.
- Điều 48 Luật Đất đai quy định: Trường hợp QSD đất là tài sản chung của vợ và chồng thì GCNQSDĐ phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

Theo Luật Hôn nhân và gia đình, QSD đất là tài sản chung của vợ và chồng trong những trường hợp sau:
- Hai vợ chồng hoặc mỗi bên vợ hoặc chồng được Nhà nước giao hay cho thuê sử dụng, kể cả đất thuê từ quỹ đất nông nghiệp dành cho mục đích đất công ích của xã, đất nhận khoán của các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghhiệp kể từ sau ngày kết hôn.
- Nhận chuyển nhượng QSD đất từ QSD đất chung của hai vợ chồng.
- Hai vợ chồng cùng được nhận thừa kế, tặng cho QSD trên một diện tích đất nhất định.
- Một bên vợ hoặc chồng tự nguyện nhập QSD đất của riêng mình vào tài sản chung của hai vợ chồng; việc nhập này đã lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ, chồng, có công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã.

Trường hợp QSD đất là của chung hộ gia đình, theo pháp luật hiện hành, trên GCNQSDĐ sẽ ghi: ''Hộ ông hoặc bà và họ tên chủ hộ''.

Để được cấp GCNQSDĐ ghi tên cả vợ và chồng, các trường hợp trên còn phải thoả mãn điều kiện là cả hai vợ chồng đều còn sống.

- Sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực (1/7), sẽ có nhiều gia đình muốn xin cấp, đổi GCNQSDĐ để giấy này ghi tên cả vợ và chồng. Vậy họ nên bắt đầu thế nào?

- Trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ ghi tên cả vợ và chồng không khác cấp GCNQSDĐ nói chung. Tuy nhiên, các đôi vợ chồng nên lưu ý, khi nộp hồ sơ xin đăng ký QSD đất, phải khai rõ vào mục Tên chủ sử dụng đất (trên Đơn xin đăng ký đất) là: Họ và tên, số chứng minh nhân dân và nơi thường trú của cả vợ và chồng. Trường hợp QSD đất của hộ gia đình thì tên chủ sử dụng đất phải ghi rõ chữ ''Hộ'' phía trước họ, tên hai vợ chồng.

Trong trường hợp cấp, đổi, GCNQSDĐ ghi tên một người sang GCNQSDĐ ghi tên cả vợ và chồng thì hai vợ chồng hoặc một bên vợ hoặc chồng đại diện, hoặc người được vợ, chồng uỷ quyền đại diện đến UBND cấp xã nơi có đất nộp hồ sơ. Hồ sơ gồm: Đơn xin cấp đổi sang GCNQSD có ghi tên cả vợ và chồng và GCNQSDĐ đã cấp.

Sau 20 ngày, cơ quan quản lý đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chỉnh lý hồ sơ địa chính và giao GCNQSDĐ cho người sử dụng đất rồi thông báo cho cán bộ địa chính cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh để chỉnh lý hồ sơ địa chính.

  • Quảng Hạnh (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,