221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1148224
UNESCO: Quảng bá Thăng Long-Hà Nội trong Năm ngoại giao văn hóa
1
Article
null
UNESCO: Quảng bá Thăng Long-Hà Nội trong Năm ngoại giao văn hóa
,

 - Ngày 5/1/ 2009, Bộ Ngoại giao và UBND Thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ kí kết thỏa thuận hợp tác triển khai các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội. Đây là hoạt động đầu tiên cho Năm ngoại giao văn hóa 2009.

 

Nhân sự kiện này, ông Phạm Sanh Châu – Vụ trưởng Vụ văn hóa đối ngoại và UNESCO, Tổng Thư ký UB UNESCO Việt Nam đã chia sẻ với VietNamNet những nội dung chính của bản hợp tác và công tác ngoại giao văn hóa trong thời gian tới:  

 

Ông Phạm Sanh Châu
Ngoại giao hiện đại đã được Hội nghị Ngoại giao lần thứ 25 xác định dựa trên 3 trụ cột: Chính trị, kinh tế và văn hóa. Năm 2007 là Năm ngoại giao kinh tế, 2008 là Năm ngoại giao chính trị với trọng điểm là trở thành thành viên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và phân giới cắm mốc. Năm 2009 được chọn là Năm ngoại giao văn hóa. Việc ký kết hợp tác này có ý nghĩa hết sức lớn vì nó là hoạt động thiết thực đầu tiên để triển khai năm ngoại giao văn hóa.

 

Ngoại giao văn hóa có 4 chức năng là xúc tác, quảng bá, vận động và tiếp thu. 4 chức năng này đều được thể hiện trong thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Ngoại giao và UBND Thành phố Hà Nội. Sự kiện này không chỉ phục vụ cho ngoại giao văn hóa và cho 1000 năm Thăng Long mà còn là sự hợp tác lâu dài giữa Bộ Ngoại giao và Thủ đô Hà Nội.

 

- Được biết, trong nội dung hợp tác giữa Bộ Ngoại giao và UBND Thành phố Hà Nội có việc vận động để Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản văn hóa thế giới và vận động UNESCO ra Nghị quyết về kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Hai nội dung này đã được chuẩn bị như thế nào thưa ông ?

 

- 10 năm trước, Bộ Ngoại giao với tư cách là cơ quan chủ quản của UNESCO Việt Nam đã vận động để cho UNESCO công nhận Hà Nội là 1 trong 5 thành phố vì hòa bình trên thế giới. Năm 2008, Bộ đã hỗ trợ cho Hà Nội tổ chức hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước, hoàn tất hồ sơ và xin ý kiến Thủ tướng để gửi tới UNESCO đề nghị công nhận di tích Hoàng thành Thăng Long. Cũng trong năm 2008, Bộ Ngoại giao đã thăm dò khả năng ra Nghị quyết về lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long để hoàn thành hồ sơ. Để có được lễ ký kết với UBND Thành phố Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã chuẩn bị rất chu đáo trước đó.

 

Hoàng thành Thăng Long

 

- Việc tổ chức “Những ngày văn hóa Hà Nội ở Paris” và  việc thành lập Câu lạc bộ các Thành phố 1000 năm tuổi cũng là một trong những điểm nhấn trong văn bản hợp tác này ?

 

Ngày  5/1, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội.
 
Theo thỏa thuận này, trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ tham gia một số công việc như vận động UNESCO công nhận Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới; vận động UNESCO ra nghị quyết kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Thăng Long - Hà Nội gắn với các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, vận động các thành phố, thủ đô đã có 1000 năm tuổi tham gia “Câu lạc bộ các Thành phố 1.000 năm tuổi”.

Đặc biệt, trong năm 2009, Bộ Ngoại giao cũng sẽ phối hợp với UBND Hà Nội tổ chức “Ngày văn hóa Hà Nội” tại Paris- nơi có trụ sở chính của UNESCO.

“Những ngày văn hóa Hà Nội ở Paris” là sáng kiến của UBND Thành phố Hà Nội. Tháng 10 năm 2009, Đại hội đồng của UNESCO họp định kỳ, chúng tôi cũng đang dự định vận động để Việt Nam trúng cử vào Ban chấp hành và vận động công nhận Di sản văn hóa đối với Hoàng thành. Trong dự định đó, chúng tôi muốn giới thiệu những nét đặc sắc của văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà Nội trong dịp này để hồ sơ thêm sức nặng.

 

Còn Câu lạc bộ các Thành phố 1000 năm tuổi cũng được tiến hành và sẽ có nhiều thuận lợi do Bộ Ngoại giao có mạng lưới 88 cơ quan đại diện tại các thành phố để hợp tác và vận động xây dựng Câu lạc bộ này.

 

- Trong Năm ngoại giao văn hóa 2009, hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam ở nước ngoài cũng sẽ được Bộ Ngoại giao chú trọng nhiều hơn?

 

- Bộ Ngoại giao đã có đề án quảng bá Việt Nam trong đó có những ngày Việt Nam ở nước ngoài. Tới đây, chúng tôi sẽ xây dựng một mô hình chuẩn bao gồm những hoạt động liên hoàn trên cả ba lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa. Những hoạt động này sẽ cộng hưởng với nhau để tạo nên sức mạnh tổng thể. Thời gian tới, chúng ta sẽ xây dựng quy chế chuẩn hóa cho hoạt động quảng bá này, đơn vị nào cũng có thể tổ chức miễn là đúng quy chế. Nhưng trước tiên, chúng tôi muốn chất lượng hóa đã rồi mới mở rộng quy mô.

 

- Một kế hoạch dài hơi hơn cho hoạt động quảng bá văn hóa, thưa ông ?

 

- Chúng tôi đang xây dựng chính sách ngoại giao văn hóa và để cho nó thấm vào từng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Trước hết chúng ta phải làm tốt năm 2009, 2010 để làm tiền đề cho các năm sau. Thời gian tới, chúng ta cũng sẽ quảng bá và nâng vao vị thế của Việt Nam thông qua các sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đó là một lộ trình dài quảng bá, tạo ra thương hiệu Việt Nam thông qua văn hóa.  

 

Xin cảm ơn ông!

  • Tuấn Hải (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,