NSND Trần Phương - Đường xa còn ham rong ruổi
11:22' 14/09/2003 (GMT+7)

Thuộc thế hệ diễn viên ''gạo cội'' của điện ảnh Việt Nam, đạo diễn, NSND Trần Phương năm nay đã 73 tuổi nhưng vẫn tiếp tục rong ruổi làm phim y như thời ông còn trai trẻ. Hình bóng chàng A Phủ đẹp trai ngày nào đến giờ vẫn còn hiện diện trên vóc dáng vạm vỡ, trong đôi mắt lấp lánh cưới như không có tuổi của ông.

Cái quay búng sẵn trên trời

Nếu có ai đó hỏi han về học vấn, bao giờ ông cũng xua tay giải thích rất nhanh: ''Tôi là diễn viên kiêm đạo diễn nhưng chưa hề qua một trường lớp đào tạo nào cả, toàn là do cuộc đời xô đẩy cả thôi''. Năm 16 tuổi, Trần Phương rời trường học là vào ngay ''trường đời'' mà trường đời lúc đó của ông chính là cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng khó khăn gian khổ của cả dân tộc.

Năm 1952, trường Văn nghệ nhân dân được thành lập tại chiến khu Việt Bắc, ông cũng là một trong số những học viên đầu tiên. Hồi đó ở trường, trẻ trung, đẹp trai, có dáng vóc nên ở thể loại nào Trần Phương cũng được tham gia. Học kịch với các thầy Thế Lữ, Song Kim, Đoàn Phú Tứ, học văn học với các nhà văn Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài... học chèo với các nghệ nhân Năm Ngũ, Cả Tam, đóng ca kịch Hòn đá với nhạc sĩ Đỗ Nhuận, ai rủ làm gì Trần Phương cũng gật đầu hào hứng.

Nhưng phải đến năm 1953, khi Quốc doanh phim (tiền thân của ngành điện ảnh Việt Nam) ra đời tại ATK, nghề nghiệp của Trần Phương mới chính thức được xác định: diễn viên điện ảnh. Cho đến bây giờ ông vẫn nói rằng sự nghiệp của mình là một chuỗi những sự ngẫu nhiên. Chưa kịp có hoài bão, ước mơ, mọi sự đã đâu vào đấy như có người xếp đặt từ trước. Trần Phương bảo hoá ra câu thơ ''cái quay búng sẵn trên trời, mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm'' nó đã vận vào đời mình từ lúc nào không biết.

Không có học nhưng có nghề

Làm diễn viên chán, Trần Phương quyết định đổi nghề sang lamg đạo diễn nhưng cơ hội dứt hẳn việc đóng phim để đi học của ông không hề có. Hết bộ phim này đến phim khác cứ cuốn ông đi, Trần Phương nghĩ ra một cách, học nghề ngay từ chính các đạo diễn trong đoàn phim mà mình tham gia. Theo đạo diễn Trần Vũ để làm phó cho các phim Chuyến xe bão tápNhững người đã gặp, tự làm phim Mưa rơi trên thành phố cho Điện ảnh Công an nhân dân, Trần Phương đã hội tụ đủ điều kiện để được làm đạo diễn.

Năm 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đã đem đến một bầu không khí mới, các cô gái bán hoa, tàn dư của xã hội thời Mỹ nguỵ ở Sài Gòn, được dồn vào các trại tập trung phục hội vào các trại tập trung phục hồi nhân phẩm. Ngay lập tức ông nhận thấy đó là một mảng đề tài hấp dẫn và nếu khéo khai thác sẽ có thể làm được một bộ phim đầy tính nhân văn. Kịch bản Tội lỗi cuối cùng đã ra đời từ ý tưởng đó. Để có được một tác phẩm điện ảnh đúng theo ý muốn, chủ trương của Trần Phương là cả đoàn phim phải đi thực tế, vào các nhà tù, hít thở bầu không khí mà những nhân vật trong phim sẽ trải qua trong suốt quá trình làm phim. Chính nhờ cách làm việc quyết liệt và nghiêm túc đó mà Tội lỗi cuối cùng đã thực sự gây nên một cơn sốt vé khắp trong Nam ngoài Bắc suốt những năm cuối thập kỷ 70, và đầu những năm 80.

''A Phủ'' làm phim mì ăn liền

Những năm khán giả cả nước đổ xô đi xem phim mì ăn ăn liền, chính NSND Trần Phương cũng là một trong những người hoạt động vô cùng xông xáo. Hàng loạt những bộ phim ông làm ra như: Săn bắt cướp, Dòng sông hoa trắng, Thủ môn từ trên trời rơi xuống... đều trở thành những ''cái đinh'' của các chiến dịch phát hành phim trên cả nước với lãi suất cá biệt có những thước phim lên tới gần gấp 5 lần tiền vốn bỏ ra.

Ông kể: ''Còn nhớ hồi đi thực tế làm phim ''Vợ chồng A Phủ trên Tuần Giáo (Lai Châu), gặp nhà văn Nguyễn Tuân, ông hỏi tôi biết gì về A Phủ, tôi trả lời như sách, rằng A Phủ là một người dân nô lệ sống dưới chế độ cũ, Nguyễn Tuân cười khà khà bảo với tôi: 'Chú mày cần quái gì những chuyện đó, chú mày có phải nhà phê bình đâu, chú mày chỉ cần biết thằng A Phủ nó đi làm nương như thế nào, thổi kèn như thế nào, tán gái như thế nào để người Mèo xem phim không thấy chú mày là đồ dởm thôi chứ''.

Những lời góp ý đó ảnh hưởng khá nhiều đến phong cách làm việc của Trần Phương sau này, ông quyết tâm làm ra những cái mà người xem cần chú không mơ mộng những chuyện cao siêu để thoả mãn ý thích sáng tạo cá nhân của mình. Hết thời phim ''mì ăn liền'', đã về hưu khá lâu rồi nhưng Trần Phương vẫn chưa hề xong ''nợ''. Bộ phim gần đây nhất của ông, Khi người ta yêu, hướng đến đối tượng khán giả trẻ dự định sẽ hoàn tất trong tháng 10 tới. Ông nói, kể cũng hơi kỳ khi một ông đạo diễn tuổi đã 73 mà vẫn còn làm phim yêu đương cho giới trẻ nhưng ai cũng tin là Trần Phương này làm được.

(Theo NTNN)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Ly Hoàng Ly tham dự '"Chương trình viết văn quốc tế" tại Mỹ (13/09/2003)
"Women Rock!" - khi các nghệ sĩ biểu diễn chống ung thư (13/09/2003)
Khai mạc Lễ hội giao lưu văn hóa nghệ thuật Việt Nam - Nhật Bản (13/09/2003)
Trần Chung - Nhạc sĩ của mọi miền đất nước (13/09/2003)
"Tôi sẽ làm tất cả để chặng đường âm nhạc của mình thật dài" (14/09/2003)
Khai mạc dự án "Khám phá âm nhạc và múa" (03/11/2003)
"Ai là nhà vô địch? - Phim hoạt hình đầu tiên về SEA Games 22 (12/09/2003)
Xem múa đương đại Pháp trong... nhà để xe (12/09/2003)
Từ tình yêu tạo nên ánh sáng (12/09/2003)
Dang dở với ''Xanh, đỏ và vàng - Go! Stop!... in between...'' (03/11/2003)
Lễ khai mạc SEA Games 22 sẽ có nhiều màn trình diễn rất mới (12/09/2003)
''Anh hùng xạ điêu'' gánh quá nhiều quảng cáo (11/09/2003)
Paul Simon và Art Garfunkel lưu diễn sau 10 năm gián đoạn (11/09/2003)
''Trộm cắp tượng Phật hình như rất dễ?" (11/09/2003)
Vui Trung thu với NSƯT Hồng Kỳ (15/09/2003)
Tro ve dau trang