Khai mạc Lễ hội giao lưu văn hóa nghệ thuật Việt Nam - Nhật Bản
10:49' 13/09/2003 (GMT+7)

Tối nay (13/9), tại sân khấu nổi trên sông Hoài, phố cổ Hội An sẽ diễn ra chương trình sân khấu "Thế giới đến với Hội An", mở đầu cho lễ hội giao lưu văn hóa - nghệ thuật Việt Nam - Nhật Bản "Vòng tay hữu nghị" được hai nước tổ chức nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Chương trình đêm khai mạc, có phần biểu diễn múa Bon của 50 nghệ sĩ Nhật Bản cùng với 50 diễn viên Hội An. Trong ba ngày (từ 13 - 15/9) sẽ diễn ra các hoạt động: triển lãm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản; hình ảnh các làng và phố cổ Nhật Bản, trình diễn nghệ thuật xếp giấy và làm quạt giấy Nhật; trình diễn nghi thức trà đạo, ẩm thực, trang phục truyền thống Nhật; trưng bày đèn lồng Hội An; giới thiệu trang phục các dân tộc Quảng Nam; giới thiệu quy trình chế biến mỳ Quảng.  Phía Nhật Bản đã tài trợ 8.000 USD cho lễ hội. Chủ tịch thị xã Hội An Nguyễn Sự nói: Phía Nhật Bản hoan nghênh và đánh giá rất cao tinh thần trách nhiệm của chủ nhà trong việc phối hợp tổ chức, bởi đây không đơn thuần là chuyện chơi, mà qua lễ hội này tình hữu nghị hai nước thêm bền chặt.

Ban tổ chức cho biết, có khoảng 1.000 khách mời (50% là nước ngoài); riêng phía Nhật là 350 người gồm các cơ quan ngoại giao, tổ chức kinh tế, văn hóa, bảy hãng thông tấn. Để hút khách du lịch, Hội An đã giảm 40% giá phòng khách sạn trong dịp lễ hội. Tại các khách sạn sẽ có quà cho du khách. Ông Đinh Hài - Giám đốc Sở Du lịch cho biết: Năm 2002, lượng du khách Nhật Bản đến tại Hội An là 13.000 người. Hy vọng con số này sẽ tăng lên sau lễ hội này. Các khách sạn lớn của Hội An nay đã hết phòng.

Rút kinh nghiệm lễ hội tháng 3 vừa rồi, lần này sân khấu nổi trên sông Hoài đêm khai mạc được mở rộng thêm không gian quan sát bằng việc kè thêm đường Bạch Đằng. Để giảm tải lượng người vào khu vực trước sân khấu, hai màn hình 300 inches được đặt lại hai vị trí khác trong khu vực phố cổ, du khách và bà con xem hội sẽ được xem truyền hình trực tiếp. Trung tâm truyền hình cáp Hội An dự tính cũng đặt một màn hình lớn ngay tại điểm số 5 Hoàng Diệu. Thêm một điểm đến thú vị và bất ngờ cho du khách trong lễ hội này: Tại 46 Nguyễn Thái Học sẽ trưng bày tranh lụa làng mạc, đền đài, lễ hội và thiếu nữ Nhật Bản của họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ. Các tác phẩm này anh vẽ ngay tại Nhật trong thời gian tham dự khóa học kéo dài nửa năm tại Osaka về trùng tu, bảo tồn di tích vào năm 1995.

Ngoài ra, còn có hai cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề "Văn hóa Việt Nam - Nhật Bản" và "Bảo tồn di sản văn hóa và sự hợp tác quốc tế".

(Tổng hợp)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Trần Chung - Nhạc sĩ của mọi miền đất nước (13/09/2003)
"Tôi sẽ làm tất cả để chặng đường âm nhạc của mình thật dài" (14/09/2003)
Khai mạc dự án "Khám phá âm nhạc và múa" (03/11/2003)
"Ai là nhà vô địch? - Phim hoạt hình đầu tiên về SEA Games 22 (12/09/2003)
Xem múa đương đại Pháp trong... nhà để xe (12/09/2003)
Từ tình yêu tạo nên ánh sáng (12/09/2003)
Dang dở với ''Xanh, đỏ và vàng - Go! Stop!... in between...'' (03/11/2003)
Lễ khai mạc SEA Games 22 sẽ có nhiều màn trình diễn rất mới (12/09/2003)
''Anh hùng xạ điêu'' gánh quá nhiều quảng cáo (11/09/2003)
Paul Simon và Art Garfunkel lưu diễn sau 10 năm gián đoạn (11/09/2003)
''Trộm cắp tượng Phật hình như rất dễ?" (11/09/2003)
Vui Trung thu với NSƯT Hồng Kỳ (15/09/2003)
Trưng bày các tác phẩm nghệ thuật Việt Nam tại Bỉ (11/09/2003)
Múa cổ Kathak ra mắt khán giả Hà Nội (11/09/2003)
Làm phim về vụ đánh bom khủng bố trên đảo Bali, Indonesia (11/09/2003)
Tro ve dau trang