''Trộm cắp tượng Phật hình như rất dễ?"
16:27' 11/09/2003 (GMT+7)
Tượng Phật được bảo vệ rất lỏng lẻo.

Đó là nhận xét của một cán bộ vǎn hoá trước những vụ trộm tượng Phật được thờ cúng trong chùa liên tục xảy ra. Các ngôi chùa ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ không được bảo vệ chu đáo, lại có sự "lấn cấn" giữa nhà chùa và uỷ ban xã nên ở một khía cạnh nào đó cũng đã tạo ra kẽ hở cho bọn bất lương hoạt động. 4 vụ trộm tượng Phật ở các chùa tỉnh Bắc Giang trong thời gian gần đây có thể xem như "dẫn chứng minh hoạ" cho sự lơi lỏng ấy.

Liên tiếp các vụ cạy cửa chùa

Ngày 8/6/2003, tại chùa Sàn (xã Phương Sơn, huyện Lục Nam) người ta phát hiện chùa bị kẻ gian đột nhập. Dấu hiệu chúng để lại là những vết cắt trên khoá cửa. Sau khi kiểm tra lại, người ta thống kê được 7 pho tượng Phật cùng 1 sắc phong từ đời nhà Lý đã bị lấy mất. Thời gian không lâu sau, ngày 1/7 tại chùa xóm Bến (xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang) khoá của chùa cũng lại bị bọn gian cắt. Lần này, chúng lấy đi 4 pho tuợng cùng 1 bát hương cổ bằng sứ. Dư luận chưa hết bàn tán thì chỉ sau đó 2 hôm, đêm 3/7 cũng tại một ngôi chùa của huyện Lạng Giang (chùa Dương Quang Thượng, xã Dương Đức) kẻ gian cũng lại cắt khoá lẻn vào. Lần này, chúng đã ẵm trọn 7 pho tượng cổ niên đại được xác định đã 300 nǎm. 20 ngày sau, một vụ trộm còn dữ dội hơn khiến người dân trong vùng bàng hoàng: bọn gian đã đột nhập vào chốn tổ Vĩnh Nghiêm. Cụ thể là đêm 23 rạng sáng 24/7 tại chùa Vĩnh Nghiêm xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, bọn gian đã lại cắt khoá vào chùa bê mất 6 pho tượng cổ.

Như vậy, chỉ trong vòng chưa đến 2 tháng, liên tiếp xảy ra 4 vụ trộm "cửa nhà Phật" trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Tổng cộng các chùa đã bị mất 24 pho tượng cổ, 1 sắc phong và 1 bát hương. Thủ đoạn của bọn trộm rất giống nhau: Lợi dụng đêm tối cắt khoá lẻn vào chùa, chuyển đến ôtô chuẩn bị sẵn chuyển đi. Dấu vết bánh xe đậu ở khu vực gần đó đã khẳng định phương tiện gây án của kẻ gian.

Hậu... chùa mất tượng

Việc chỉ trong một thời gian ngắn 4 ngôi chùa của tỉnh Bắc Giang bị trộm đột nhập và đều hành động trót lọt cho thấy việc bảo vệ không được làm tốt. 4 ngôi chùa này đều nằm ở khu vực đông dân chứ không phải là nơi khuất nẻo gì nhưng việc bảo vệ chùa hầu như không có các biện pháp cần thiết. Một vài người dân sống quanh chùa rỗi rãi công việc và cũng hay qua lại chùa thi thoảng có ghé lại trông coi, quét tước. Đêm đến, khi bóng tối bao phủ, chùa khóa cửa và thế là hầu như không có người trông nom. Đôi khi, xã thì bảo đó là việc của chùa, chùa có tượng thì chùa phải lo, chùa được người ta công đức thì phải có trách nhiệm bảo vệ tượng. Phía nhà chùa đương nhiên là không nói ra nhưng họ nghĩ đó là việc của "đời" chứ không phải việc của đạo. Chả lẽ phát hiện thấy kẻ gian nhà chùa lại lấy dao đuổi chém hay sao? Vả lại, nhà chùa lấy đâu ra người mà trông nom. Chỉ quét dọn, hương khói, tụng kinh gõ mõ cũng đã qua hết một ngày một đêm tịch mịch rồi.

Tượng Phật ở các ngôi chùa có giá trị tự thân về tôn giáo, tín ngưỡng, nó làm người ta thanh thản và hướng thiện; Đồng thời, tượng ở chùa còn có giá trị cao về nghệ thuật điêu khắc từ đó được "định giá" bằng những khoản tiền rất lớn. Tượng Phật được xếp vào hàng đồ cổ có giá trị, được mua đi bán lại sôi nổi trên thị trường không chỉ nội địa mà còn là thị trường xuyên quốc gia. Việc bảo vệ những pho tượng cổ cùng các vật dụng, sắc phong khác của nhà chùa do đó có ý nghĩa rất to lớn về mặt vǎn hoá, tinh thần. Tượng Phật trong chùa không thể là hàng hoá nhưng có giá trị như một thứ "của chìm" tổ tiên để lại cho con cháu. "Của chìm" không giữ được, để lọt vào tay bọn gian thì sẽ trở thành hàng hoá, trở thành sở hữu của riêng một vài cá nhân. Không phải là việc mất tượng này thì đẽo (hoặc đắp) tượng khác, mà nó còn là niềm tin tín ngưỡng, là giá trị vǎn hoá theo nǎm tháng, là sự thổi hồn vào các nghi thức tế lễ. Có như thế mới nói đến sự thiêng liêng.

Mấy nǎm trước, ở tỉnh Hà Tây cũng rộ lên việc chùa bị mất tượng, nay lại đến Bắc Giang. Bắc Giang có khoảng 1.300 di tích, trong đó đã có 154 di tích được xếp hạng. Việc bảo vệ các di tích này là rất quan trọng vì những vụ trộm cắp diễn ra gần đây cho thấy điều đó. Nhân đây cũng nói thêm một điều, nhiều nơi người ta thành lập ban quản lí di tích hẳn hoi, lập hòm công đức, bán vé vào cửa, bán đồ lưu niệm, bán đồ tín ngưỡng... nghĩa là yếu tố kinh doanh rất rõ rệt nhưng khi bảo vệ thì ít người nghĩ đến. Đó cũng là điều rất đáng quan tâm.

(Theo GD&TĐ)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Vui Trung thu với NSƯT Hồng Kỳ (15/09/2003)
Trưng bày các tác phẩm nghệ thuật Việt Nam tại Bỉ (11/09/2003)
Múa cổ Kathak ra mắt khán giả Hà Nội (11/09/2003)
Làm phim về vụ đánh bom khủng bố trên đảo Bali, Indonesia (11/09/2003)
Việt Nam tham dự Liên hoan âm nhạc châu Á (10/09/2003)
"Sẽ mang tâm hồn và giọng điệu Việt Nam" (10/09/2003)
Đại hợp xướng 'Carmina Burana' sẽ ngân vang trên đất Việt (10/09/2003)
Chương trình Rối đặc biệt nhân dịp Trung thu (10/09/2003)
Sẽ hình thành trung tâm VH-DL Văn Miếu-Quốc Tử Giám (10/09/2003)
Mỹ Linh được mời vào BGK Tiếng hát truyền hình TP.HCM 2003 (10/09/2003)
Ca sĩ Thanh Lam '' vẫn mong có một tình yêu vô điều kiện'' (10/09/2003)
Nhiều ngôi sao điện ảnh tham dự Lễ khai mạc LHP Toronto (09/09/2003)
Lễ hội Văn hoá và ẩm thực Thái Lan chào mừng Seagames 22 (09/09/2003)
Jazzisimo làm "Sứ giả nhạc Jazz" tại Việt Nam (03/11/2003)
Chương trình nghệ thuật ''Ngôi sao Việt Nam'' (09/09/2003)
Tro ve dau trang