,
221
505
Thư Thăng Long
thuhanoi
/thuhanoi/
1164684
Người Hà Nội xưa, người Hà Nội nay trong mắt tôi
1
Article
null
,

Người Hà Nội xưa, người Hà Nội nay trong mắt tôi

Cập nhật lúc 03:10, Thứ Bảy, 21/02/2009 (GMT+7)
,

- …Ngày nay, trong cách giao tiếp của người ở Thủ đô có nhiều thay đổi quá. Rất ít khi ta gặp được sự đối nhân xử thế lịch sự giữa đường. Hơi tý là văng tục, chửi bậy. Lời qua tiếng lại một chút nữa là choảng nhau, có khi thù hằn đến giết nhau, chỉ vì một cái nhìn “đểu” vu vơ, một lời nói khích bác sĩ diện chẳng đâu vào đâu.

Người Hà Nội xưa: Áo dài nền nã. Nguồn ảnh: Photobucket

Đôi khi, trong cuộc sống hiện đại, gấp gáp, để chê một Hà Nội hiện nay có nhiều cái kém cỏi, chướng tai gai mắt, người ta thường so sánh: “Ngày xưa ấy à…”, hay: “Ngày xưa thế này, ngày xưa thế nọ…” đến nỗi có một câu mong ước cửa miệng của không ít người nuối tiếc về một thời: “Bao giờ cho đến ngày xưa”...

Nếu nói Hà Nội xưa và nay khác nhau "một trời một vực", vậy thì cũng phải biết, xưa và nay
 ...Nhờ những câu chuyện cụ thể có thật ấy, mà tôi hiểu được câu ca:"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".
khác nhau thế nào, và là khi nào? Trong bài viết này, tôi chỉ xin nói đến Hà Nội ngày xưa của hơn 30 năm trước và Hà Nội nay.

Thực ra, tôi không phải là người Hà Nội gốc, mà đúng hơn mới chỉ là dân Hà “lội", nhưng may mắn là từ bé, tôi được bố – một người đạp xe xích lô ở Hà Nội hơn 20 năm trời, kể cho nghe những câu chuyện về người Hà Nội. Trong con mắt và ấn tượng của cha tôi, phong thái, cốt cách của người Hà Nội thật nho nhã, thật đẹp, thật đáng ngợi khen.

Những câu chuyện bố tôi kể đa phần chỉ toàn về chuyện ăn uống, về trang phục và cách giao tiếp của người Hà Nội, tuy sơ sài và ít ỏi nhưng với tôi thật có ý nghĩa. Bởi nhờ những câu chuyện cụ thể có thật ấy, mà tôi hiểu được câu ca:"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".

Người Hà Nội nay...Nguồn ảnh: Photobucket
Trước hết, xin nói về chuyện ăn uống của người Hà Nội xưa và nay. Người Hà Nội xưa ăn uống ra sao thì trong sách vở, trên báo chí đều đã ghi nhận cái hay cái tốt, tôi không cần nói lại.


Mục đich tôi muốn nói là những ví dụ nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, như trong cách ăn chẳng hạn. Ngày xưa, người Hà Nội quan niệm rằng: "Thịt thái không vuông vắn thì không ăn, chiếu trải không ngay ngắn thì không ngồi". Xem ra đó là phong cách ăn uống của người Hà Nội, điềm đạm mà từ tốn.

Người Hà Nội thích ăn uống thanh cảnh, nhưng không quá cầu kỳ. Miếng thịt nên xắn nhỏ, khi gắp thì vừa bát. Trứng cũng thế, ít ai bỏ cả quả trứng vào chén cơm mà không cắt nó ra làm đôi, rồi ăn từng nửa một. Ăn quả chuối, hay bắp ngô thì cũng bẻ làm đôi trước khi ăn…

Điều này hoàn toàn khác với cách ăn uống của một số người ở Hà Nội hiện nay như ăn chuối thì
TIN LIÊN QUAN
bóc cả quả. Ăn thịt thì cứ "nhằm miếng to, so miếng bé", ăn uống nhồm nhoàm, ồn ào, vừa ăn vừa văng tục, nói phét. Chỗ ngồi ăn thì chao ôi, trên bàn xương xẩu, dưới đất giấy ăn trắng xóa, trông rác rưởi, bề bộn, mất vệ sinh. Mà người ta như không cảm giác e ngại, cứ điềm nhiên ngồi chén trên…một đống rác.

Đúng là chỉ vì sự thiếu ý thức của một bộ phận người mà bây giờ ở Thủ đô, bất cứ có sự kiện “phản văn hóa” nào là người ta lại mỉa mai người Hà Nội thế này, người Hà Nội thế kia…gây tiếng xấu cho người Hà Nội.


Thứ hai là chuyện ăn mặc. Người Hà Nội xưa theo cha tôi kể thì ăn mặc giản dị và thanh nhã  lắm. Khi ra đường hoặc khi có khách đến nhà, đàn ông thường mặc áo sơ mi (thay cho áo cánh), âu phục thay cho áo dài, khăn xếp truyền thống ở những dịp lễ trọng. Đàn bà thì mặc áo dài nền nã, mà kín đáo.

Người Hà Nội nay...(Tại lễ hội "Phá hoa" )Nguồn ảnh: VNN


Ngày nay thì khác, ngoài phố không thiếu những người cởi trần, mặc quần đùi hoặc ăn mặc hở hang, phản cảm, đi xe máy rất nghênh ngang, dương dương tự đắc, như trên đời này chẳng có ai ngoài ta. Đáng chê hơn, một bộ phận giới trẻ 9X, 10X hiện nay…còn chạy theo xu hướng đua đòi, bắt chước cách ăn mặc của các ngôi sao màn bạc vừa tốn kém tiền của cha mẹ, vừa tạo ra sự lố bịch, lai căng.

...Hà Nội xưa, dẫu là người nghèo, áo rách nhưng miếng vá rất ngay ngắn, đúng màu vải, màu chỉ và luôn sạch sẽ. Thế nên mới có câu "Áo rách khéo vá hơn lành vụng may" và "Đói cho sạch, rách cho thơm".
Đem đối chứng cách ăn mặc ấy với cách ăn mặc của người nghèo ngày xưa, xem chừng cũng khác nhau "một trời một vực" về bản chất. Bởi vì Hà Nội xưa, dẫu là người nghèo, áo rách nhưng miếng vá rất ngay ngắn, đúng màu vải, màu chỉ và luôn sạch sẽ. Thế nên mới có câu "Áo rách khéo vá hơn lành vụng may" và "Đói cho sạch, rách cho thơm".

Còn cách ăn mặc của giới trẻ ngày nay thì không phải vì nghèo nên áo rách, mà vì nhiều người cố tình xé rách áo và quần để tạo "mốt" và khẳng định "đẳng cấp", "cá tính"…

Thứ ba là chuyện giao tiếp. Người Hà Nội xưa có tài ăn nói thanh lịch, tế nhị, không xô bồ, không vội vàng và nóng nảy. Giọng nói nhẹ nhàng, từ ngữ thanh tao, gần gũi kết hợp với dáng đi vững, và chuyển
Ăn "trên rác". Nguồn ảnh: Tienphong
động nhịp nhàng của cơ thể, đã tạo nên một tư thế chủ động cho người Hà Nội trong cách giao tiếp, ứng xử.

Điều đó rất có sức hấp dẫn, thu hút người tiếp chuyện. Hãy cùng ngẫm về những từ ngữ "Cảm ơn, xin lỗi" như đã trở thành câu cửa miệng của người Hà Nội: "Xin lỗi, bác cho cháu hỏi đường X đi đường nào ạ?"; "Xin lỗi, bác có thể cho phép tôi hút điếu thuốc được không? “Xin cảm ơn bác."…


Ngày nay, trong cách giao tiếp của người ở Thủ đô có nhiều thay đổi quá. Rất ít khi ta gặp được sự đối nhân xử thế lịch sự giữa đường. Hơi tý là văng tục, chửi bậy. Lời qua tiếng lại một chút nữa là choảng nhau, có khi thù hằn đến giết nhau, chỉ vì một cái nhìn “đểu” vu vơ, một lời nói khích bác sĩ diện chẳng đâu vào đâu.

Một phần của hiện tượng đó, do có sự dung hợp, sự xâm nhập và “đồng hóa” lẫn nhau bởi thói quen luộm thuộm, dung tục trong giao tiếp của một bộ phận người lao động không có điều kiện học hành, rèn giũa đến nơi đến chốn. Một phần vì những định hướng văn hóa về lối sống trong xã hội với con người dường như chẳng có mấy sức thuyết phục. Một phần vì giáo dục của nhà trường, yếu tố dạy người kém cỏi quá. Một phần nữa do sự tác động của những văn hóa phẩm lai căng, thô thiển, thô lậu mà tiếc thay, người ta cứ ảo tưởng đó mới là văn minh, hiện đại...

Những thanh lịch, nho nhã, những giao tiếp, ứng xử lịch sự của người Hà Nội vì thế giờ đây đang ngày càng trở thành “quý, hiếm”.

Chẳng đâu xa, mấy hôm trước người viết bài này cũng bị một nhóm nữ sinh gọi lại rồi bông đùa, trêu chọc, ăn nói tục tĩu…Không ngờ, các thiếu nữ ở Hà Nội thời nay lại "bạo" thế!

Ôi, người Hà Nội xưa, người Hà Nội nay…

                Tiến Thành

Ý kiến đóng góp và bài vở gửi cho Thư Thăng Long - Hà Nội xin liên hệ với địa chỉkyduyen@vietnamnet.vn

PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ:

Ho ten: Nguyễn Tiến Thành
Dia chi: Hà Nội 2
E-mail: thanhcao.nguyen@...
Tieu de: Ý kiến của người viết bài này
Noi dung: Trước hết, tôi xin cảm ơn các bạn đã có nhận xét cho bài viết này. Riêng bạn Nguyễn Phong, tôi rất tôn trọng ý kiến của bạn. Nhưng tôi chưa đồng tình với việc bạn đã gán cho văn hóa của "người Hà Nội" với câu chuyện của ngành giáo dục. Bởi bài viết của tôi chỉ nhằm "tìm lại" những nét văn hóa đẹp của người HN (dĩ nhiên việc tìm kiếm còn ít ỏi lắm) để thế hệ người Việt hôm nay cùng nhìn nhận, cùng lưu giữ, bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hóa. Chúng ta không "vơ đũa cả nắm" về những thay đổi trong văn hóa ứng xử của con người để đổ cho ngành giáo dục. Bởi còn vô số những nguyên nhân khác như quá trình đô thị hóa, sự tác động ít nhiều của cơ chế thị trường và trên hết là sự quản lý con em mình của các gia đình.. Cuối cùng qua bài viết, tôi mong muốn chúng ta (cả người HN gốc và những người không phải là người HN) sẽ cùng tìm kiếm và phát huy những nét đẹp của người Việt mình. Thiết nghĩ, đó sẽ là điều quý giá nhất để quảng bá văn hóa của người Việt trong con mắt của bạn bè quốc tế. Xin cám ơn tất cả các bạn

Ho ten: Hoàng Thu Oanh
Noi dung: Nếu nói rằng người Hà Nội ngày nay mất đi nét thanh lịch của người Tràng An xưa, ăn nói bỗ bã, kém lịch sự, thậm chí là tạo cảm giác cho người mới đến một nỗi sợ chẳng dám quay lại. Tôi thì chỉ đồng ý gọi người Hà Nội ngày nay là người sống ở Hà Nội. Tại sao lại như vậy? Vì Hà Nội vốn dĩ nó vẫn vậy, những ngôi nhà cổ vẫn cố trụ vững gồng mình bao bọc con người, những ngôi đền, chùa, hồ vẫn tồn tại như từ khi nó sinh ra. Chỉ có người sống ở Hà Nội làm cho nó rác thêm, chật chội, chen lấn hơn, sống vì bản thân mình nhiều hơn. Mọi người thường hay nói về người Hà Nội xưa với dáng vẻ nhẹ nhàng, lịch lãm và có cái gì đó rất riêng của Hà Nội. Đàn ông đứng đắn, chỉn chu, còn phụ nữ thì thanh lịch, tao nhã. Cùng với những tính cách của con người, cảnh vật Hà Nội cũng tạo nên một thủ đô mà bất kì ai gắn bó lâu dài đều có điều gì đó quyến luyến khi đi xa. Thời thế thay đổi, văn hóa du nhập, thế hệ sau của người Hà Nội chẳng còn mấy ai giống cha mẹ, ông bà mình ngày xưa. Họ cần hòa nhập để sống trong môi trường này. Người tứ xứ hội tụ về mảnh đất này để tồn tại và mưu sinh với cuộc sống. Xét cho cùng, người sống ở Hà Nội giờ đây sống vì bản thân nhiều hơn là vì mọi người hay Hà Nội. Rác trong nhà mình bỏ ra ngoài phố để nhà mình gọn gàng, sạch sẽ còn phố phường thì cứ mỗi cột đèn một đống rác. Khách đến Hà Nội chẳng phải khách của riêng ai, người bán hàng ra sức ra giá, người lái xe tranh thủ kiếm thêm. Cửa hàng nào đông khách cứ mặc sức mà bán, khách muốn ăn thì đến chứ có chửi họ cũng vẫn thấy làm thú vị. Ngoài đường phố, xe của ai chạy nhanh hơn, chen lấn tốt, vượt cả đèn xanh lẫn đèn đỏ thay vì nhường nhau thì chóng xảy ra tắc đường. Chẳng thể so sánh xưa và nay qua những điểm như "ăn, mặc, nói" mà tác giả đã viết. Bởi vì ai có những điểm đó thì họ vẫn dạy cho con cái họ. Và nên nhớ rằng, người Hà Nội bây giờ chỉ còn là người sống ở Hà Nội. Nếu yêu Hà Nội, xin hãy nghĩ một chút đến mọi người, cuộc sống xung quanh. Những cá nhân đơn lẻ chẳng bao giờ cải thiện được điều gì, nhất là làm vì Hà Nội.".

Ho ten: Ngọc Quốc
Dia chi: Đống Đa, Hà Nội
E-mail: Ngocquoc@...
Tieu de: Nhớ ngày xưa
Noi dung: Tôi đồng ý với bài viết, đấy là một số hiện tượng, chứ không phải là tất cả. Nhưng nếu các hiện tượng ấy trở thành thường xuyên và thường gặp thì rất đáng quan tâm. Hiện nay khi muốn gặp "người Tràng An" thì chỉ tìm gặp người lớn tuổi. Thật hiếm gặp được bạn trẻ có phong cách của "người Tràng An" mặc dù tôi rất tin và rất thích các bạn trẻ. Hiện thực này cần được sự quan tâm xem xét của các nhà quản lý Thủ đô.Có lẽ rằng đã một thời gian dài, chúng ta không chú ý đến giáo dục nếp sống thanh lịch và cũng không quan tâm nhiều đến những chế tài răn đe, nhắc nhở hiệu quả. Mong rằng mọi thứ đều không quá muộn.

Ho ten: V. T. T. Linh
Dia chi: Nước ngoài
E-mail: pennyname@...
Tieu de: "Người Hà Nội" tại thủ đô.
Noi dung: Cám ơn tác giả bài viết để chúng ta có một cách nhìn khách quan hơn về "người Hà Nội. Tôi đồng ý với bạn Trương Đức Cảnh về những hiện tượng ở Thủ đô của chúng ta hiện nay nhưng tôi không đồng tình với ý kiến "Người Hà Nội ở Thủ đô bây giờ ít thật". Tôi đã ra Hà Nội gần cả chục lần nhưng thật sự cũng hiếm khi được thấy "người Hà Nội gốc" mà các bạn đang nói tới. "Người Hà Nội" ở Thủ đô bây giờ không ít, nhưng có lẽ họ không còn đúng là "người Hà Nội gốc" nữa rồi. Theo quan điểm của tôi thì không phải những người "Hà Lội" đang làm xấu hình ảnh của "người Hà Nội gốc" , mà chính người dân Hà Nội (tôi không đề cập tới người "HN gốc" hay "lũ nhà quê") đang làm xấu đi hình ảnh của Thủ đô. Mong lắm những sự thay đổi để Hà Nội ngàn năm văn hiến của chúng ta không còn là nơi "nhà quê nhất Việt Nam" như nhiều người đã và đang nhận xét. Mong lắm "ngày xưa" ơi.

Ho ten: Hathanhtu
Dia chi: Việt Nam
E-mail: hathanhtu@...
Tieu de: Tại sao bị "xấu hoá"?
Noi dung: Chẳng riêng gì người Hà Nội, người trong cả nước ta đã "xấu hoá" đến không ngờ. Tại sao lại tệ hại thế thì...không biết tại sao ?

Ho ten: Trần Hoài Văn
Dia chi: HN
E-mail: vanhoai@...
Tieu de: Đâu phải văn hoá Hà Nội rơi tự do!
Noi dung: Hàng ngàn năm người Hà Nội mới dựng xây nên "Văn hoá Tràng An" để: "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài...". Rồi từ 1954 đến nay, văn hoá Tràng An mỗi năm một phai nhạt cho đến ngày này mọi người nhìn thấy là một sự xuống cấp như vây? Hơn nửa thế kỷ trôi đi, vậy mà người ta cứ sống với sự tụt lùi mà nay thấy sự cứu vãn là không còn khả năng! Vậy thì lỗi do đâu đây? Trí thức đâu? Các nhà xã hội học đâu? Văn nghệ sĩ đâu? Các nhà giáo dục đâu? Học sinh sinh viên đâu? Các nhà quản lí Hà Nội đâu?

Ho ten: Trang
Dia chi: BP
E-mail: ngothithuytrang@...
Tieu de: Buồn
Noi dung: Đọc xong bài viết của bạn, mình rất thích. Mình không phải là người HN, nhưng đã cảm nhận vẻ đẹp của phong cảnh và con người, phong cách sống HN từ trong thơ ca, trong các bài hát rất hay và cả những câu truyện của rất nhiều người. Và trong tim mình luôn đinh ninh rằng những cái "phản HN" mà báo chí, các phương tiện truyền thông phản ảnh chỉ là một khía cạnh nhỏ, một bộ phận rất nhỏ con người ở đó xấu mà thôi. Nhưng thật bất ngờ làm sao khi mình có dịp ra HN trong tháng 7 vừa qua, ngỡ ngàng và thất vọng là những từ ngữ mà mình có thể nhận định về phong cảnh và con người HN. HN là một thủ đô như hàng trăm thủ đô trên thế giới, là trái tim và là nơi đặt trụ sở hàng ngàn cơ quan TW nhưng thật sự nó quá nhiều điều khiến mình ngỡ ngàng. Mình còn nhớ khi đi ra khỏi khách sạn, mình không dám mặc quần lửng, đồ xộc xệch sợ làm xấu mặt đường phố HN, nhưng hỡi ơi mình thấy mình tự nhiên giống như "Hai lúa" trước những quần cộc, áo lửng rất ...khó hiểu. Và người HN rất thích xả rác mọi lúc mọi nơi.

Ho ten: Ngô Quang Phúc
Dia chi: Singapore
E-mail: phuc40e3@...
Tieu de: Người Hà Nội
Noi dung: Tôi không sinh ra ở Hà Nội, nhưng đã từng sống ở Hà Nội, Hà Nội như một quê hương thứ hai của tôi, nơi tôi từng học tập và có những người bạn thật tuyệt vời. Tôi cảm thấy Hà Nội thật đẹp, vừa cổ kính với 36 phố phường, vừa hiện đại với những đô thị mới. Theo tôi nghĩ cách ăn, mặc, nói của người Hà Nội nói chung không hẳn là thiếu văn hóa, lời bài báo không sai, nhưng đó không phải đại diện cho toàn người dân Hà Nội. Mỗi lần về nước, tôi đều xuống Hà Nội để gặp bạn lại bạn bè, đến thăm gia đình người thân, tôi luôn cảm nhận được sự thanh lịch, mến khách của họ. Dù đi nơi nào nhưng tôi tin rằng trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, Hà Nội thực sự là trái tim của cả nước.

Ho ten: Khánh Ly
Dia chi: Hà Nội
E-mail: khanhlyvc87@...
Tieu de: Người Hà Nội
Noi dung: Cám ơn bạn đã nêu lên những điều còn buồn lòng về người Hà Nội ngày nay. Những điều bạn nêu ra là tất yếu của quá trình đô thị hoá, hội nhập và giao thoa văn hoá. Nhưng mình nghĩ cái gì cũng có mặt trái và mặt phải của nó. Người Hà Nội bao thế hệ nay vẫn luôn cố gắng gìn giữ và bảo tồn những gì là tinh hoa Hà Nội, là hồn phách Hà Nội. Bản thân mình cũng không phải là một người Hà Nội gốc mà chỉ ở ven nội thành Hà Nội nhưng mình luôn tự hào là người Hà Nội. Những thế hệ đi trước vẫn luôn yêu quý Hà Nội, vẫn luôn cố giữ trong mình một tâm hồn người Hà Nội và thế hệ trẻ ngày nay cũng vậy, họ tự hào và gìn giữ nhưng gì là nét xưa, hồn cũ…và tất nhiên không thể tránh khỏi một số người dễ dàng để mất đi “hồn phách” của mình…Bạn hãy thử dạo qua một vài con phố, sẽ không khó để bạn bắt gặp các ông các bà thảnh thơi hỏi thăm nhau, sẽ không khó để bạn bắt gặp các cô các bác vừa say mê tập thể dục vừa trò chuyện thân tình, sẽ không khó để bạn bắt gặp những người trẻ lang thang đi “yêu” Hà Nội…Hãy thử trò chuyện với họ, bạn sẽ thấy yêu người Hà Nội, yêu Hà Nội thêm nhiều lắm…Nếu bạn còn nhiều bức xúc và đau lòng về một lễ hội phố hoa Hà Nội chưa lâu thì rất nhiều người yêu Hà Nội cũng rất buồn lòng…Nếu bạn có lướt qua một vài diễn đàn, một vài phản hồi trực tuyến bạn sẽ thấy người Hà Nội rất tức giận, rất phiền lòng về những hành vi không đẹp của một bộ phận người Hà Nội. Mình cùng bạn bè và rất nhiều khác nữa đã đến với phố hoa thực sự để thưởng hoa, để hoà mình cùng không khí lễ hội, đã không nỡ chạm vào dù chỉ một bông hoa, hoàn toàn đi bên ngoài khu vực trưng bày đã không khỏi sững sờ, đau xót trước sự tàn phá vô trách nhiệm của không ít người đến với lễ hội hoa…Nếu bạn có thời gian, hãy thử dạo qua một số trang web, một số diễn đàn, khá nhiều blog của những người yêu Hà Nội, bạn sẽ thấy người Hà Nội ngày nay vẫn mang trong mình nhiều lắm một tình yêu Hà Nội, một cốt cách Hà Nội, một “tâm hồn người Hà Nội”…Người Hà Nội ngày nay vẫn không khỏi xao lòng, không khỏi lưu luyến, nhớ thương về một góc phố, một hàng cây, một ngõ nhỏ…hay một nụ cười duyên, một ánh mắt dịu dàng, một màu hồng thẹn đỏ của đôi má người thiếu nữ Hà thành…Bạn bè tôi vẫn ý ới gọi nhau về một bông sưa đầu mùa mới nở ở một góc phố âm thầm nào đó, vẫn ý ới gọi nhau vào một mùa Hà Nội có “tuyết” rơi, vẫn ý ới gọi nhau về một cây lộc vừng đang mùa thay lá rộn rã một góc hồ, ý ới gọi nhau về một góc phố thơm nức hương xoan trong mưa bụi, đỏ ối hoa gạo vào mùa, thơm nồng nàn hoa sữa hay rực rỡ sắc phượng đỏ, bằng lăng tím nao lòng…Vẫn ý ới gọi nhau mùa hoa đào nở rộ đón xuân về, vẫn ý ới gọi nhau lang thang mùa lá rụng, báo cho nhau về một cơn mưa bất chợt hay một đợt gió mùa sắp tràn về thành phố…Vẫn ý ới gọi nhau mùa cơm nguội đã vàng rực rỡ, mùa sấu chín ngăn ngắt hương thơm, mùa loa kèn trong veo từng ngõ nhỏ…Vẫn ý ới sẻ chia với nhau một cuốn sách hay, cùng ăn kem lạnh tê tay trong ngày mùa đông buốt giá, sẻ chia với nhau một nụ cười giòn tan hay một giọt nước mắt ấm nồng…Người Hà Nội mãi yêu Hà Nội và mãi giữ trong mình một “tâm hồn người Hà Nội”… Tự nhiên tôi nhớ đến câu hát này của nhạc sỹ Lê Vinh: “Những ngày tôi lang thang, tôi mới hiểu tâm hồn người Hà Nội. Mộc mạc thôi mà sao tôi bồi hồi, mộc mạc thôi mà sao tôi nhớ mãi…”

Ho ten: Nguyễn Quốc Việt
Dia chi: Tp.HCM
E-mail: vietphung1672@...
Tieu de: Hay là nông thôn hóa đô thị?
Noi dung: Bài viết của tác giả Tiến Thành rất hay và đúng. Mỗi năm tôi làm việc tại Hà Nội chừng ba tháng và đã nhiều năm như vậy. Năm đầu tiên tôi rất hăm hở vì được đến làm việc tại Thủ đô, và tôi thất vọng. Bạn bè Hà Nội khi hỏi tôi về sự so sánh Hà Nội - Sài Gòn, tôi thật không so sánh được. Tôi chỉ nói với bạn bè là rất tiếc với thực tế hiện thấy và tình cảm trong tôi. Rất khó để tìm gặp được người Hà Nội "đích thực", như một người anh ngoài 50 tuổi tại Hà Nội bảo rằng: "Người Hà Nội" ngày xưa, nay ít lắm. Tôi trăn trở: Hay là đang có hiện tượng nông thôn hóa đô thị tại Hà Nội? Từ nội dung bài viết của tác giả Tiến Thành, từ việc xả rác và đi đường, từ việc nhiều người cùng giải quyết một vấn đề nào đó...ta thấy thiếu đi cái "Chất" của một "người HN". Hy vọng qua những bài viết thẳng thắn như trên cùng với các chương trình trên VTV gần đây, nhiều người sẽ ngẫm lại trách nhiệm "người HN" của mình.

Ho ten: Trần Phong
Dia chi: Hà Nam
E-mail: phongt76@...
Tieu de: Người Hà nôi xưa và nay
Noi dung: Đọc bài viết trên, tôi thấy những điều tác giả phản ánh chỉ đúng một phần thôi.Vẫn còn rất nhiều, rất nhiều những người Hà Nội thanh lịch và mến khách. Không giống như những gì bạn nghĩ đâu. Tôi không phải dân Hà Nội gốc, tôi chỉ sống và học tập tại Thủ đô, hàng ngày tiếp xúc với người Hà Nôi và cả" Hà "lội"" nữa tôi vẫn cảm nhận được nét đẹp của con gái Hà thành qua cách giao tiếp hàng ngày với những câu nói rất thanh lịch và nhẹ nhàng như hơi thở. Mà những cô gái quê như chúng tôi nếu không đi học trên này thì chẳng thể nói được như thế đâu.

Ho ten: Nguyễn Huy
Dia chi: Hải Dương
E-mail: toito100@...
Tieu de: Người Hà Nội theo lời cha tôi
Noi dung: Tôi chỉ được nghe nói về tấm lòng của người Hà Nội gốc "một chút qua sách báo; phần nhiều qua lời kể của cha tôi". Cha tôi đi bộ đội năm 68 sau chiến dịch Mậu Thân. May mắn là ông được ở Hà Nội một thời gian, Ông cảm nhận được người Hà Nội xưa thanh lịch, tấm lòng chân thật và tha thiết tình người. Người Hà Nội nay đa số phong cách rất "hiện đại" mà không được văn hoá cho lắm.

Ho ten: Nhất
Dia chi: Hà Nội
E-mail: trandat_112@...
Tieu de: Hà Nội
Noi dung: Hà Nội giờ còn bao nhiêu người là người Hà Nội chính gốc, hay là nhiều tỉnh thành trong cả nước đổ về. Một bộ phận người Hà Nội ngày nay giống như bạn nghĩ nhưng cũng có rất nhiều người vẫn giữ được nét đẹp của người Hà Nội.

Ho ten: Bùi Trung Nguyên
Dia chi: Hà Nội
E-mail: nguyen.buitrung@...
Tieu de: Đâu là nguyên nhân
Noi dung: Hiện tượng thì là vậy, nhưng nguyên nhân là do đâu. Ta thử ngược thời gian trở lại và so sánh tại mỗi thời cuộc xưa và nay. Có thể không chính xác hoàn toàn, nhưng một phần lớn là do cách quản lý và pháp luật không nghiêm minh mà ra, và đến thời điểm hiện nay thì là cao trào...

Ho ten: Tạ Lương
Dia chi: Tp HCM
E-mail: baycungtinhyeu_boy_2005@...
Tieu de: Người Hà Nội trong đôi mắt buồn!
Noi dung: Cảm ơn bạn Tiến Thành đã cho tôi đọc một bài viết rất hay. Bố tôi là người Hà Nội gốc, họ hàng nhà tôi ở Hà Nội khá nhiều, tôi vào nam sinh sống từ nhỏ nên cũng không hiểu gì về Hà Nội lắm, phần lớn chỉ nghe bố kể về Hà Nội với niềm tự hào và thương nhớ của một người con xa quê. Lúc bé tôi cũng được ra Hà Nội vài lần nhưng chưa hiểu được nhiều điều...Tôi chỉ nhớ Hồ Gươm xanh mát, ngồi bên bờ hồ uống ly nước sấu thật mát và những lần cùng bố đi ăn những món ăn ngon, đi thăm lăng Bác...Rồi khi lớn lên tôi ao ước được trở lại quê hương gốc tích của mình, được cảm nhận nhiều hơn những vẻ đẹp riêng của Hà Nội cũng như con người và tôi đã được thoả nguyện điều ước đó khi được công ty cử đi công tác Hà Nội một tháng, với niềm háo hức được khám phá nhiều điều mới lạ, nhưng những gì diễn ra trước mắt tôi khiến  tôi không khỏi thất vọng. Ngay sau khi bước xuống ga Hàng Cỏ tôi nhận được điện thoại của bố nhắc nhở "Ở đó lộn xộn lắm, con phải cẩn thận đấy", tôi phì cười và nói "Bố đừng lo con lớn rồi mà!". Ngồi ở phòng chờ một lúc đợi người của công ty ra đón, tôi nghe tiếng chửi bới ầm ĩ, thì ra là một bác xe ôm chửi nhau với khách hàng, chẳng qua là bác xe ôm mời khách, khách không đi mà lại nói một câu khó chịu gì đó thế là chửi nhau ầm ĩ. Tôi vẫn nghĩ là người Hà Nội phải lịch thiệp, thanh lịch lắm, ai ngờ họ chửi nhau toàn những từ ngữ tục tĩu nhất mà có lẽ từ trước đến giờ có lẽ tôi chưa nghe ai chửi tục và sỉ nhục nhau đến vậy. Thế mà họ lăng mạ nhau một lúc rồi thôi...Được một lúc tôi lại nghe thấy tiếng chửi nhau và lần này là hai bác xe ôm, cũng chẳng qua là người này đứng chắn tầm nhìn của người kia đang xem ti vi trong nhà chờ, thế là xảy ra chuyện. Tôi cũng không nhớ những gì họ lăng mạ nhau nữa nhưng cũng như lần trước toàn là những từ ngữ tục tĩu thoá mạ nhau mà tôi chưa từng nghe, "thật kinh khủng" tôi thầm nghĩ như vậy. Tôi tưởng họ sắp đánh nhau, nhưng rồi chửi xong ai lại đi đường nấy,  hình như họ quen sống như vậy. Rồi còn nhiều chuyện nữa, như những người phụ nữ đứng tuổi có chồng có con, những nam thanh nữ tú ăn mặc hiện đại lắm nhưng nói chuyện với nhau thì văng tục như chuyện bình thường...

Ho ten: Trương Đức Cảnh
Dia chi: Tân Bình, TP/ HCM
E-mail: truongduccanh@...
Tieu de: Người Hà Nội ở Thủ đô bây giờ ít thật!
Noi dung: Người Hà Nội ở Thủ đô ít thật -Mấy hôm nay, trên một số phương tiện thông tin đại chúng (nhất là trên các báo mạng), người ta đang nói nhiều về các quán ăn chửi và quát tại Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội thanh lịch của chúng ta. Ông là dân gốc Hà thành, ông thấy thế nào ? - Dù ăn xong trở thành tỷ phú, tôi cũng không thèm. Ông không nghe ông bà ta nói “Lời mời bằng mười mâm cỗ” à ? - Nhưng sao tôi thấy người ta vẫn đến ăn đông nghịt thế. - Có lẽ họ đều không phải là người Hà Nội. - Thế những người bán, những ông bà chủ các quán ăn ấy thì sao ? - Lại càng không phải người Hà Nội. - Vậy cái anh chàng lái taxi dù, hôm ấy chở tôi với ông chạy lòng vòng loanh quanh, để móc túi tôi với ông đến hơn 300 ngàn đồng, theo ông chắc cũng không phải người Hà Nội ? - Tất nhiên. tài xế taxi ở Hà Nội này có đến trên 90% là người ngoại tỉnh. Tôi tin chắc anh chàng chở chúng ta chạy loanh quanh hôm nọ là thuộc vào số đông ấy. - Thế còn những người cướp hoa bẻ cành tại triển lãm “Hội chợ hoa xuân” vừa qua, khiến cả nước phải xấu hổ, có lẽ cũng không phải người Hà Nội? - Điều đó thì chắc chắn rồi. Tức quá, sao cái gì xấu xa trên phố, người ta cũng đổ thừa cho “người nhà quê” nhỉ ? Tôi liệt kê ra một loạt cái mà chúng tôi gọi là “đặc sản văn hoá Hà Nội” để chất vấn ông bạn “ Gốc Hà thành” : -Vậy hàng ngày trên đường phố Thủ đô, những người chạy xe như ăn cướp, bất chấp cả đèn xanh, đèn đỏ. Thậm chí có tài xế còn ủi thẳng xe vào cảnh sát giao thông, khiến mấy anh cảnh sát giao thông phải trổ tài, nhảy lên cả nắp capô để thoát chết. Có anh còn bị kéo lê trên đường đến vài chục mét. Những cảnh chen lấn xô đẩy, bất chấp người già, phụ nữ, trẻ em trên xe buýt. Những bãi nước bọt bất ngờ vọt ra từ miệng những nam thanh, nữ tú, đang phóng xe như điên trên phố, khiến người chạy sau tối tăm cả mặt mũi. Rồi xác những con chuột to hơn con chó con, đêm đêm cứ được người ta ném ra đường, bị xe cán nát máu văng tung toé trên mặt đường. Những bãi rác lù lù như những quả núi, ngày càng được chất cao, ngay dưới cái biển “ Cấm đổ rác” của nhà chức trách …vv và v.v…không thể kể hết được. Thì ông trả lời sao, hỡi nhà “ Hà Nội học” đáng kính ? Im lặng trong giây lát. Ông bạn tôi quả quyết : - Tất cả họ đều không phải là người Hà Nội. - Thế thì đúng là người Hà Nội ở Thủ đô ngày nay còn ít thật ông nhỉ?

Ho ten: Kim Thanh Hoa
Dia chi: Cầu Giấy-Hà Nội
E-mail: hkhoaglobal@...
Tieu de: Cảm nghĩ về bài viết của anh Tiến Thành
Noi dung: Đây là lần đầu tiên tôi nói lên cảm nghĩ của mình về một bài viết. Bài viết của anh Thành đã gợi lại cho tôi biết bao cảm xúc về nguồn cội của mình. Tôi là người con gái gốc Hà Nội, từ lúc sinh ra cho đến giờ tôi đã chứng kiến bao sự đổi thay của con người nơi đây. Phải nói rằng Hà Nội ngày nay đã khác xưa rất nhiều, nhất là về ý thức của người dân. Đọc bài viết của anh tôi thèm được ngắm nhìn Hà Nội xưa biết chừng nào, nhất là vẻ đẹp đường phố với những ngôi nhà cổ, những chiếc xích lô chở những thiếu nữ mặc áo dài trên phố. Một Hà Nội không xô bồ, không bon chen và cuộc sống dường như rất giản dị.

Ho ten: Hoàng Long
Dia chi: Hà Nội
E-mail: hoang-l@...
Tieu de: Hà Nội xưa và nay
Noi dung: Hà Nội xưa và nay đã khác nhiều, Hà Nội ngày nay là của những người mới du nhập về Hà Nội. Họ không hiểu gì nền văn hoá thanh lich của Hà Nội vốn có từ xưa, họ có tiền họ sống theo kiểu có tiền. Nét văn hoá của người Hà Nội nay đã bị pha tạp. HN nay là phóng uế, vứt rác vỉa hè, ăn mặc, lời nói thô tục, dịch vụ thiếu tôn trọng khách hàng, chụp giật. Đọc bài Hà Nội xưa và nay là sự thật, và cũng đáng buồn. Theo tôi nghĩ không chỉ giáo dục trong nhà trường mà phải bắt đầu chính từ văn hóa, pháp luật và quản lý xã hội với mỗi ngưòi dân sống ở đô thị.

Ho ten: Nhi Nguyên
Dia chi: Hà Nội
E-mail: nhi1906@...
Tieu de: Phản hồi bài viết
Noi dung: Đúng là Hà Nội nói chung và người Hà Nội nói riêng đã thay đổi rất nhiều. Ngoài những yếu tố khách quan và chủ quan đã làm nên sự thay đổi lớn trong nền nếp, phong cách sống của người Hà Nội thì cần phải đặt ra một câu hỏi: Bạn đang nhìn nhận và đánh giá những người Hà Nội hay bạn đang đánh giá những người "sống ở" Hà nội? Tỉ lệ người Hà Nội gốc còn sống ở HN là bao nhiêu so với tỉ lệ người ngoại tỉnh để cùng tạo nên một cái gọi là "phong cách" người Hà Nội?

Ho ten: Nguyễn Phương Thảo
Dia chi: Hà Nội
E-mail: thaogakute89@...
Tieu de: Bình luận về người Hà Nội
Noi dung: Dường như, người Hà Nội bấy nay đã khác xưa thật rồi. Không còn mang cái nét văn hóa cổ xưa ngày nào nữa, thanh lịch mà nhẹ nhàng. Tôi còn nhớ tác phẩm  "Một người Hà Nội". Tôi đã từng phân tích nó khi thi đại học năm 2007. Nhưng trước khi xuống Hà Nội, tôi nghĩ con người Hà Nội đẹp và văn minh y như cái tác phẩm đã học kia. Nhưng HN đã phai nhòa theo thời gian, theo năm tháng. Giờ đây Hà Nội trong mắt tôi hiện đại mà hổ lốn, con người Hà Nội thì "sành điệu", và tôi đã tự nhủ rằng: Con người Hà Nội giờ đã khác xa vời với tác phẩm tôi được học. Tuy vậy, nhưng người Hà Nội giờ đây, vẫn có rất nhiều cái đáng để khen ngợi: Họ năng động hơn, họ thông mình và tự tin trong công việc. Đó là những ưu điểm mà tôi phải gật đầu khen ngợi họ.

Ho ten: Quốc Trung
Dia chi:  HN
E-mail: trungthaiha@...
Noi dung: Bạn Thành đã so sánh vài nét để chúng ta thấy sự thay đổi lớn về văn hoá, lối sống của người Việt ta. Không chỉ Hà Nội mà các thành phố khác và cả nông thôn con người cũng kém văn hoá đi rất nhiều. Theo tôi sự dạy dỗ của gia đình và nhà trường chỉ là nguyên nhân phụ của tình trạng này. Văn hóa "Người Hà Nội" mất đi là do sự đồng hoá hoà nhập văn hoá từ nhiều nguồn quá nhanh. Người ta chỉ quan tâm "làm kinh tế" và hy sinh đi mọi giá trị khác. Khi nào xã hội ta nghiêm minh được về Luật lệ - Kinh tế - Chính trị thì Văn hoá - Giáo dục sẽ khá lên. Chúng ta, những người yêu văn hoá Hà Nội hãy cứ sống, thể hiện thật đàng hoàng, có văn hoá để làm đẹp Hà Nội. Tôi tin 50 năm nữa văn hóa "Người Hà Nội" sẽ trở lại

Ho ten: Ngọc Thiện
Dia chi: Hà Nội
E-mail: cho_nguoi_anh_yeu_1010@...
Tieu de: Chuyện xưa giờ đã thành cổ tích
Noi dung: Bao nhiêu cái tinh hoa, văn hoá vốn có của dân tộc nói chung và đất Tràng An nói riêng đã đi đâu mất rồi trong tính cách người Hà Nội bây giờ? Thời gian hay điều gì đã làm mai một nó? Chúng ta sẽ còn phải nói đến bao giờ những điều tưởng chừng bất cứ một người Hà Nội thực sự nào cũng hiểu được..nhưng "người HN" bây giờ đâu có làm theo. Chúng ta nói ra chỉ để tôn vinh những nét đẹp truyền thống ngày xưa và phê phán những sự lố lăng, tục tĩu.. của hiện tại, để mơ về một tương lai mà ở đó, quá khứ sẽ quay về. Nhưng bao giờ cho đến ngày xưa? Ngày xưa sẽ mãi là những câu chuyện cổ tích của ngày nay và có lẽ trong cả tương lai!

Ho ten: Độc giả
Dia chi: Bình Dương.
E-mail: hugo_daxanh@...
Tieu de: Hà Nội ơi!
Noi dung: Xin đồng cảm cùng các chia sẻ của các bạn. Mình cũng rất yêu và vẫn mong muốn được ra Hà Nội, được ra thăm Thủ đô một lần, nhưng mình lại đã bỏ đi cái ý nghĩ đó chỉ vì một lý do. Mỗi lần có bạn bè hay đồng nghiệp có dịp đi công tác Hà Nội về, mình hay hỏi thăm một câu : "Sao, cảm giác được thăm Thủ đô thế nào? Và, mười lần cũng như một, mình nhận được câu trả lời rất quen thuộc: "Thà đừng ra Hà Nội, để gữ mãi hình ảnh đẹp của Thủ đô trong tim".?

Ho ten: Vũ Hùng
Dia chi: Nam Định
E-mail: hvu00001@...
Tieu de: Hà Nội
Noi dung: Kiểu cách ăn và nói này là sản phẩm từ đâu? Ngày xưa người Hà Nội thanh lịch nho nhã lắm

Ho ten: Nguyễn Văn Đại
Dia chi: Từ Liêm - Hà Nội
E-mail: Rubi_xanh2010@...
Tieu de: Mình ủng hộ bài viết này
Noi dung: Tôi tuy không phải là người Hà Nội gốc, nhưng những nét đẹp của người Hà Nội xưa tôi đã được đọc qua sách vở. Tôi rất đồng tình với suy nghĩ của bạn. Đúng là ngày nay, do sự du nhập của quá nhiều thứ đổ về Hà Nội đã làm "dung hòa" đi những nét đẹp vốn có của người Hà Nội gốc. Chúng ta phải tự hào vì chúng ta đang được sống ở Hà Nội, là Thủ đô của một đất nước, chúng ta phải giữ lại nét văn hóa xưa của người HN, mà trước hết là tự trong chính mỗi chúng ta phải là một người lịch sự, có văn hóa thì chắc chắn xã hội sẽ trở nên văn hóa

Ho ten: Caraoke
Dia chi: Hà Nội
E-mail: cqng341@...
Tieu de: Buồn lắm Hà Nội ơi
Noi dung: Mình thuộc thế hệ đầu 8x. Chẳng phải nghe ai nói, mà ngay từ lúc mình còn bé so với bây giờ cách cư xử giữa người và người đã khác nhau xa lắm rồi. Chẳng phải đâu xa, ngay mấy đứa em họ của mình - thuộc thế hệ đầu 9x - bây giờ cư xử cũng ...không phải lắm. Mình nghĩ đây là hệ quả của một nền giáo dục không hiệu quả thôi. Một nền giáo dục chạy theo thành tích, học sinh bị cuốn theo dòng chảy đó với số lượng kiến thức cần phải "nhớ" ngày càng tăng, vô hình chung đã tạo ra hệ quả như bây giờ. "Tiên học Lễ, hậu học Văn" - nền giáo dục VN bây giờ đã quên đi hết vế đầu từ lâu rồi. Cái "tôi" ngày càng lớn, xã hội càng xô bồ thì người lớn đã vô tình quên đi mình là cái gương cho giới trẻ, đã vô tình quên đi cái trách nhiệm giảng viên đường đời cho con em mình. Người Hà Nội khi xưa ấy...

Ho ten: Nguyễn Thị Ninh
Dia chi: Hà Nội
E-mail: ninhnguyenthi@...
Tieu de: Người Hà Nội
Noi dung: Đọc bài của bạn, tôi rất tâm đắc. Bố mẹ tôi thực ra quê ở Bắc Ninh, ra Hà Nội năm 1936. Nhưng mẹ tôi quả là có cách ứng xử khác xa chúng ta bây giờ. Từ bé, me tôi đã dạy, con gái ra đường không được cười to, nói to. Thậm chí, không được cười thoải mái theo kiểu "nhe hết răng" ở ngoài đường. Nếu buồn cười lắm thì phải che miệng lại. Trong nhà, có gì không bằng lòng, không được cãi cọ ầm ĩ. Ra đường lại càng không, chứ đừng nói gi đến chửi tục. Thực ra, người Hà Nội bây giờ có phải người gốc Hà Nội đâu. Những năm 60, thậm chí là 70, Hà Nội chỉ có vài trăm ngàn người, bây giờ con số gấp hàng chục lần. Rất đáng tiếc người Hà Nội đã không giữ được văn hóa của người Hà Nội. Vậy cho nên văn hóa mà "vô văn hóa", cách hành xử với các công trình công cộng, lối sống vứt rác ra đường, tư lợi chỉ biết có mình...liệu có phải là cách hành xử của người Hà Nội?

Ho ten: Nguyễn Đức Thắng
Dia chi: Quận Long Biên HN
E-mail: ndthang@...
Tieu de: Đóng góp ý kiến
Noi dung: Xin cảm ơn những nhận định về người Hà Nội xưa và nay. Nhưng bạn so sánh như vậy vẫn chưa chính xác. Thử hỏi rằng cho tới thời điểm này còn có bao nhiêu là người Hà Nội nữa hay chính những người "Hà lội" đã phá nát những nét văn hoá đẹp của người Hà Nội. Bạn phải có cái nhìn khách quan chứ.

Ho ten: Hằng
Dia chi: T/p Hồ Chí Minh
E-mail: nguyenhang8781@...
Tieu de: Chia sẻ
Noi dung: Mình vốn không hay viết cảm nhận trên báo nhưng hôm nay đọc được bài viết của anh cảm thấy rất đồng cảm. Mình sinh ra ở HN rồi vào SG sinh sống. Dạo này có dịp ra công tác HN nhưng mỗi lần đi là mình rất ngại. Khung cảnh thì có thay đổi, nói chung vẫn tìm được vẻ đẹp xưa, nhưng chỉ có con người sao mà... Mình cũng không biết rõ là ngày xưa thế nào nhưng người HN ngày nay thật là khó hiểu và đôi lúc "đáng sợ". Sợ nhất là kiểu phục vụ chụp giật, trả tiền dịch vụ rồi nhưng thế nào cũng bị "xin thêm". Cách ăn nói của người trẻ HN cũng bỗ bã thế nào ấy, cho dù mình cũng là người trẻ nhưng cảm thấy thật khó nghe. Hay là mình xui xẻo toàn gặp những người chưa được "Hà Nội" lắm? Và hình như nhiều người cũng rất có tinh thần "chặt chém" bất kỳ khách nào ở trong Nam ra. "Anh hai ở SG nhiều tiền lắm, cứ hét thoải mái" (Câu nói thật 100% của một người ở HN). Mình rất yêu HN và muốn ra chơi, chứ không chỉ là những chuyến công tác ngắn ngày, nhưng cứ nghĩ tới những chuyện đã xảy ra là lại không muốn đi...

Ho ten: Người Việt Nam
Dia chi: Đà Nẵng
E-mail: nguoivn@...
Tieu de: Hồi âm bài viết về người Hà Nội
Noi dung: Tôi rât thích và đã nghe rất nhiều lần bài hát "Giấc mơ hồi hương" của nhạc sĩ Vũ Thành. Có lẽ nhiều người Hà Nội ngày nay cũng đang mơ về một "Giấc mơ hồi hương" ngay trên chính nơi họ đang sống..

Ho ten: Nguyễn Phong
Dia chi: USA
E-mail: nphong@...
Tieu de: Người Hà Nội nào đây?
Noi dung: Bạn Tiến Thành đã trả lời cho nhiều thắc mắc của "người Việt Hà Nội cũ" ở nước ngòai: Tại sao giáo dục học đường của chúng ta xuống cấp đến nỗi nhiều người Hà Nội bây giờ không còn biết "ăn" và "nói" ra sao cho có văn hóa là người Hà Nội

 Ý kiến bạn đọc:

 

 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,