,
221
505
Thư Thăng Long
thuhanoi
/thuhanoi/
1147858
Văn hóa sống- “Bó tay.com”?
1
Article
null
,

Văn hóa sống- “Bó tay.com”?

Cập nhật lúc 02:56, Thứ Sáu, 09/01/2009 (GMT+7)
,

… Con người ta rất khó có niềm tin nếu như nhìn vào những hiện tượng “nói vậy mà không làm vậy”. Khi niềm tin đã mất tới "hai lần", mọi thang bậc giá trị dĩ nhiên rất dễ bị con người chà đạp, coi thường. Như những bàn chân, bàn tay đã vô cảm, nhẫn tâm chà đạp, vặt trụi không thương tiếc Phố Hoa.

 “Đói” văn hóa hay tính tư lợi bản chất.

 

Bưng cả chậu hoa về làm của riêng. Ảnh: VNN Sẵn sàng đạp lên lên hàng rào, dẫm nát cỏ cây...Ảnh: VNN

Quả thật, những ngày này, đọc trên báo chí, tôi thấy không còn đủ những từ ngữ để  nói tới nỗi xấu hổ, sự phẫn nộ chê trách, và cả nỗi nhục nữa- về thái độ và văn hóa ứng xử của người Việt chúng ta, qua lễ hội Phố Hoa Tết Dương lịch 2009 mới đây tại Hà Nội.  

Cái “văn hóa vặt trụi” hoa anh đào ngày nào còn nguyên vẹn trong tâm cảm, làm sượng sùng  thể

     TIN LIÊN QUAN
diện của cả đất nước, trước sự kinh ngạc sau động thái giao hảo văn hóa thân tình của nước bạn láng giềng. Nay, cả nước lại được chứng kiến tận mắt lễ hội Phố Hoa,  như cách gọi chua chát, mỉa mai, lễ hội Phá Hoa. Vâng, lễ hội phá hoa của một bộ phận những người sống ở Hà Nội, ở một t/p, một Thủ đô luôn được gọi bằng những từ ngữ đẹp, mỹ miều- người Hà Nội thanh lịch (!) 

Sự dự cảm, nỗi lo sợ mơ hồ của người viết bài này trước mỗi sự kiện văn hóa sẽ diễn ra, không còn là dự cảm, và mơ hồ nữa. Nó hiển hiện như những cánh tay thô bạo vặt, ngắt, nhổ, thậm chí bưng cả chậu hoa về làm của riêng. Hiển hiện như những bàn chân vô cảm, không hề xấu hổ, sẵn sàng đạp lên hàng rào, dẫm nát cỏ cây, chỉ vì sở thích làm đẹp riêng mình. Hay chính họ đang đạp lên những giá trị văn hóa tối thiểu- sống có sự tự trọng, có văn hóa trong một xã hội đang hô hào hướng tới sự văn minh. 

Hiển hiện như chính sự thật đáng lo này- cứ mỗi sự kiện văn hóa được tổ chức, được diễn ra, gắn với nó như hình với bóng, là một sự kiện “phản văn hóa”- tạo nên những cú sốc, những chấn thương tâm lý- khiến xã hội luôn bị “sốc” phản văn hóa liên miên. 

Tôi không đồng ý với một nhận xét đầy sự “độ lượng” của một người dân, vì “đói” văn hóa...Đúng là dân ta rất “đói”, do tầm, do tài của ngành chức năng. Nhưng chả lẽ cứ đói văn hóa thì cư xử vô văn hóa? Ngẫm cho kỹ, có thể thấy lễ hội phá hoa vừa qua, cũng chỉ là “cách ứng xử” bình thường như nhiều cách ứng xử, cách sống của người Việt lâu nay giữa cộng đồng, trong mọi hoạt động của đời sống.  

Những dòng xe nối đuôi nhau đi sơ tán để tránh bão Gustav đổ bộ vào Mỹ. Ảnh: tin247.com

"Vỉa hè- đường ta", ta cứ đi. Ảnh: baodatviet.vn

Khi cơn bão Gustav đổ bộ vào nước Mỹ, trên báo mạng có một bức ảnh chụp dân Mỹ đi sơ tán, khiến người viết bài này xem mà thấy chạnh lòng cho xứ sở mình. Hàng dãy dài ô tô con cứ xếp hàng nối đuôi nhau chạy trên con đường rộng. Nếu muốn, một chiếc xe nào đó có thể phóng vượt lên. Nhưng không, tất cả vẫn nối đuôi nhau tuần tự ngay trong những thời khắc khẩn cấp. Nhờ ý thức tôn trọng pháp luật và văn hóa ứng xử nơi công cộng, mà con người ta không làm tổn hại đến lợi ích của người khác (đồng loại), đồng thời, vô hình chung, xây dựng và củng cố thêm “nếp gia phong quốc gia”, đẹp dần lên trong mắt các quốc gia khác. 

Ngẫm cho kỹ, từ chuyện ứng xử văn hóa như phá hoa, vặt trụi hoa, chen lấn đi lại, bôi bẩn đường phố, xả rác  ra đường…đến chuyện lối sống, cách sống có nguồn gốc của nó. Bé thì ăn cắp vặt, ăn trộm mớ rau, con gà, móc túi đồng loại, lớn thì “mua quan, bán tước”, móc túi của dân, ăn cắp của công, tham ô, tham nhũng…trong số đó, có nhiều kẻ “đói” không, hay ngược lại, rất giầu có? Liệu đó có phải bắt nguồn từ một thói quen bản chất của một xứ sở nông nghiệp, của một nền tảng văn hóa khập khiễng trong một quốc gia đang phát triển: Sự tư hữu, tư lợi, cá nhân của con người? 

Chạnh lòng, vì nghĩ ngay tới những đường phố Hà Nội, đông cũng như hè, xuân cũng như thu, sáng cũng như chiều, phố nhỏ hay đại lộ, lúc nào cũng tắc nghẽn. Đành rằng, đất nước đang phát triển, giao thông không theo kịp là một nguyên cớ. Nhưng nguyên cớ quan trọng hơn, liệu có phải là cái cách tham gia giao thông đầy tính “tư lợi” của người Việt chúng ta không? Mạnh ai nấy chen, chen xuôi chen ngược, không cần phải trái. Xe máy chen, xe đạp chen, xe thồ chen, đến cả ô tô con, ô tô khách, tắc xi…cũng chen. Đường ta, ta cứ đi, cứ chen, cứ lấn. Chỉ lợi ích đi đường của ta là trên hết. Ngay cả  vỉa hè- không phải “đường ta”, nếu cần, ta cũng láu cá, cũng khôn vặt, leo lên để phóng, bất cần luật lệ. 

Chạnh lòng, vì nghĩ tới những bức tường của bất cứ ngôi nhà nào của Hà Nội như mắc bệnh ghẻ lở, với chi chít dọc ngang, trái phải…những dòng chữ “Khoan cắt bê tông”, những “Khoan giếng”, những quảng cáo “Gia sư”…như khoan, như cắt vào cái diện mạo, vào mỹ quan đường phố, nhưng các cơ quan chức năng, quản lý vẫn “ngoảnh mặt làm ngơ”. 

Chạnh lòng, vì nghĩ tới vấn nạn tham ô, tham nhũng, ăn cắp của công…

Chạnh lòng  vì quá nhiều cái phải...chạnh lòng. 

Ngẫm cho kỹ, từ chuyện ứng xử văn hóa như phá hoa, vặt trụi hoa, chen lấn đi lại, bôi bẩn đường phố, xả rác, khạc nhổ lung tung  ra đường…đến chuyện lối sống, cách sống có nguồn gốc của nó. Bé thì ăn cắp vặt, ăn trộm mớ rau, con gà, móc túi đồng loại, lớn thì “mua quan, bán tước”, móc túi của dân, ăn cắp của công, tham ô, tham nhũng…trong số đó, có nhiều kẻ “đói” không, hay ngược lại, rất giầu có? Liệu đó có phải bắt nguồn từ một thói quen bản chất của một xứ sở nông nghiệp, của một nền tảng văn hóa khập khiễng trong một quốc gia đang phát triển: Sự tư hữu, tư lợi, cá nhân của con người? 

Chằng chịt những thông tin quảng cáo... Ảnh: tin1s.com

Tâm lý cá nhân đến độ người ta không chịu nhường nhau dù chỉ một câu nói. Tâm lý ấy đi cả vào thành ngữ dân gian: “Con gà tức nhau tiếng gáy”.  Đi vào đời sống: Bậc tam cấp hay cái nền nhà của nhà anh không thể cao hơn nhà tôi. Và đi ra xã hội: Anh lấy làm của riêng được, sao tôi không lấy được?  Chỉ cần thấy có tý lợi, dù cỏn con, là con người ta sẵn sàng hành động, vì tính tư lợi. Chỉ cần một người dám làm, là lập tức, cả đám đông “A la sô”, không sợ xấu hổ, bất cần luật pháp,  coi thường mọi giá trị chuẩn mực của nếp sống và hành vi văn hóa. Có những người hái hoa xong, là vứt bỏ, vì chẳng biết để làm gì(!)

Niềm tin và các thang bậc giá trị 

Đương nhiên, sự tư lợi là bản năng của con người ở bất cứ quốc gia nào, của ngay đứa trẻ khi bắt đầu có chút nhận thức và ý thức. 

Sẽ có câu hỏi: Tại sao có những nước nông nghiệp láng giềng trong khu vực, nghèo như nước

Sản phẩm của giáo dục, chưa thành chính phẩm đã đành, nhưng bước ra khỏi cổng trường, rất có thể, nó xuống hạng, trở thành thứ phẩm trong quá trình sống và trưởng thành. Bởi “trường đời” có khi không chỉ phá vỡ những cái tốt còn bấy bớt, tiềm ẩn trong con người, mà có khi còn “dạy ngược”, làm đảo lộn mọi giá trị. Không chỉ tìm ở trường học- giáo dục, xin hãy tìm chính nguyên cớ ở trường đời- xã hội.  

ta, con người ta cũng vốn có sự tư lợi như bản năng giống loài, lại không xử sự vô văn hóa như vậy, không ăn cắp, ăn nẩy đến như vậy? 

Câu trả lời:  Vẫn là chính sách “hướng đạo” đúng, luật pháp công bằng và nghiêm minh. Con người ta có niềm tin vào sự tử tế, vào lẽ phải, sẽ dẫn đến sống có đạo lý, biết sợ luật pháp, và cả luật “nhân –quả”. 

Đã có rất nhiều ý kiến phê phán, mổ xẻ sự kiện phá hoa, trong đó, không ít ý kiến đổ lỗi cho giáo dục. Điều đó không sai, và giáo dục cũng là “gót chân A- sin” dễ thấy nhất. Thế nhưng, xin đừng quên rằng, giáo dục ở một số nước nghèo trong khu vực, đâu đã phát triển, nhưng sao con người ta lại hướng thiện được, lại không ăn cắp vặt và ăn cắp lớn? Như vậy, đổ lỗi cho giáo dục, đúng mà không đủ. 

Xin đừng quên rằng, giáo dục tuy rất quan trọng cũng chỉ là một nguồn lực, một thành tố của xã hội, chịu tác động, ảnh hưởng rất lớn của xã hội. Xin đừng quên rằng, đứa trẻ sống với nhà trường nhiều lắm là 4-5 tiết học, nhưng sống với gia đình, với xã hội cả cuộc đời. 

Sản phẩm của giáo dục, chưa thành chính phẩm đã đành, nhưng bước ra khỏi cổng trường, rất có thể, nó xuống hạng, trở thành thứ phẩm trong quá trình sống và trưởng thành. Bởi “trường đời” có khi không chỉ phá vỡ những cái tốt còn bấy bớt, tiềm ẩn trong con người, mà có khi còn “dạy ngược”, làm đảo lộn mọi giá trị. Không chỉ tìm ở trường học- giáo dục, xin hãy tìm chính nguyên cớ ở trường đời- xã hội.  

Lễ hội Phố Hoa hay "lễ hội phá hoa". Ảnh: VNN

Xã hội chúng ta có không ít những cuộc vận động, những phong trào "hướng đạo" cho con người. Nhưng dường như sự "hướng đạo" ấy chỉ mang tính chất hô hào, khuyếch trương, nên tiếc thay, những khẩu hiệu đẹp, những ngôn từ đẹp cứ trượt đi như "nước đổ lá khoai", không đủ sức thấm vào nhận thức để từ đó điều chỉnh hành vi con người. Trong khi, văn hóa là hướng đạo kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, là "mưa dầm thấm lâu", và  quan trọng hơn, văn hóa còn là sự làm gương của những người lớn.

Con người ta rất khó có thể sống tốt, nếu như ngày ngày luôn được nghe những thông tin, hôm nay, ông này tham nhũng; ngày mai, ông kia chơi bời cờ bạc bằng tiền đi vay của quốc tế, ngày kìa, ông nọ..chiếm dụng đất công thành của riêng…mà pháp luật lại không đủ mạnh (hay không đủ minh bạch và công tâm) để răn đe. Con người ta rất khó có niềm tin nếu như nhìn vào những hiện tượng “nói vậy mà không làm vậy”. Khi niềm tin đã mất tới "hai lần", mọi thang bậc giá trị dĩ nhiên rất dễ bị con người chà đạp, coi thường. Như những bàn chân, bàn tay đã vô cảm, nhẫn tâm chà đạp, vặt trụi không thương tiếc Phố Hoa 

Tôi thật sự tâm đắc về nhận xét của một giáo sư người Việt ở Singgapo: “Nếu thấy người dân xem thường chính quyền thì phải xem lại đức hạnh của quan lại; nếu thấy người dân không tuân thủ luật pháp thì phải xem lại ý thức thượng tôn công lý của hệ thống; nếu thấy người dân hay trí trá thì phải xem lại sự thành tâm và tín nghĩa của người lãnh đạo; nếu thấy người dân hay mê tín dị đoan thì phải xem lại tính minh bạch và công tâm của cơ chế.” 

Nhưng cũng hy vọng, ở thái độ kiên quyết mới đây của chính quyền thành phố: Sẽ có chế tài nghiêm khắc xử lý mọi hành vi vô ý thức và vô văn hóa như đã diễn ra trong lễ hội Phố Hoa vừa qua. Điều đó tuy muộn nhưng còn hơn không! 

Và mong hơn, không phải chỉ là một giải pháp tình thế, luôn “chạy” theo các”cú sốc" phản văn hóa, giải quyết các hệ lụy khi mọi sự đã rồi. Quan trọng là " Ý thức thượng tôn công lý của hệ thống". Từ quan chức tới thường dân.

Nhất là khi lễ hội Hoa đăng Tết âm lịch Kỷ Sửu lại sắp nở.  

Liệu chính quyền t/p có một lần nữa “Bó tay.com”? 

Và ..."Bó tay. com" với tất cả những hành vi, ứng xử, lối sống thiếu văn hóa khác đã thành thói quen, thành tính cách, thành "Văn hóa người Việt"?

  • Kim Dung  

Ý kiến đóng góp và bài vở gửi cho Thư Thăng Long - Hà Nội xin liên hệ với địa chỉ: kyduyen@vietnamnet.vn 

PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ:

Ho ten: Nguyễn Ngọc Huy ( Đại học Kyoto- Nhật Bản)

Noi dung: Từ chuyện “vặt” hoa ngẫm đến câu chuyện giáo dục ở nước ta. Đọc báo thấy người Việt tại Hà Nội tàn phá Lễ hội Phố Hoa mà đau xót quá! Còn nhớ dịp tháng 4 năm ngoái khi người Nhật mang những cành hoa anh đào đến Hà Nội trong một dịp giao lưu văn hoá, Người Việt chúng ta ứng xử với quà của khách ra sao, ai cũng rõ. Tôi không có mặt trong lễ hội phố hoa, tôi không có mặt trong lễ hội hoa anh đào tại Hà Nội nhưng tôi cũng có thể tưởng tượng những gì xảy ra nơi đó. Có thể hình dung ra khuôn mặt hớn hở của những người trung niên lịch lãm vừa bẻ được cành đào, có thể hình dung ra khuôn mặt đắc thắng của những nam thanh nữ tú vừa hái được bông hoa đẹp mà trong tư tưởng của họ có lẽ là “Chậm một chút chắc sẽ có đứa khác lấy mất rồi”. Và rồi những cành hoa, bông hoa có thể được vất ngay ra đường, trở thành rác rưởi vì những người kia chỉ muốn thoả mãn sự hiếu thắng của mình. Và cũng có thể những cành hoa, bông hoa kia được người ta mang về nhà, trưng bày ở một vị trí trang trọng. Không biết lúc đó những người trong gia đình họ sẽ nói gì với nhau? Bố sẽ khen con mình giỏi vì “tậu” được cành đào? Mẹ sẽ tuyên dương con vì những đứa trẻ nhà bên không làm được như vậy? Rồi lũ trẽ kháo nhau về thành tích của chúng? Hay cũng sẽ có gia đình nghiêm khắc với hành vi “vặt” hoa của con cái mình? Có quan điểm cho rằng: Thật khập khiểng khi mang văn hoá so sánh với nhau bởi mỗi nền văn hoá có đặc thù và niềm tự hào riêng cho dân tộc đó. Nhưng thiết nghĩ, cho dù là văn hoá của dân tộc nào thì cũng cần hướng đến sự văn minh, tiến bộ. Lúc đó việc so sánh là cần thiết để biết mình biết ta mà học hỏi.  Về thưởng ngoạn cái đẹp, tôi chỉ làm một phép so sánh rất nhỏ giữa người Nhật và người Việt. Người Nhật thường không lấy cái gì không phải là của riêng của mình. Những phong cảnh thiên nhiên, những công trình công cộng luôn được coi là của chung và họ thưởng ngoạn bằng cách đứng cách xa để ngắm nhìn. Họ chiêm ngưỡng và cảm thụ cái đẹp mà không làm tổn hại đến cái đẹp. Hằng năm, người Nhật có thú vui đi ngắm hoa anh đào nở vào tháng 4 và ngắm lá Momiji (lá đỏ) vào tháng 11, họ chụp ảnh, ngắm nhìn hoa lá say mê nhưng tuyệt nhiên không có ai chạm tay vào hoa và lá, càng không có ai ngắt lá bẻ cành. Và như vậy, hoa và lá vẫn khoe sắc đến cuối mùa rồi rụng theo cách của tự nhiên của nó. Người Việt chúng ta lại khác, chúng ta thích sở hữu cái đẹp cho riêng mình, không quan tâm nó là của ai, và nó cần phục vụ cho ai; nếu có cơ hội là mang về nhà làm của riêng. Không lấy được của chung thì có vẻ ấm ức lắm. (Tôi không nói toàn bộ người Việt vì có rất nhiều người ý thức rất tốt). Vậy nguyên nhân nào như vậy? Liệu đây có phải là lỗi hệ thống? Lỗi của giáo dục? hay quan niệm cho rằng đó là chuyện thường nên chẳng đáng quan tâm? Tôi nghĩ đây là lỗi nhận thứclòng tự trọng đã không được đặt đúng chỗ hoặc đã bị hiểu sai. Xin trích dẫn một đoạn từ bài viết của bạn Thu Hà trên báo Tuổi trẻ để minh chứng cho việc này: “Những chiếc chuông gió, lồng chim... đang được cầm trên tay nhân viên ban tổ chức cũng bị cướp một cách rất thản nhiên. Một nhân viên bảo vệ phẫn nộ quá văng tục, người đàn ông vừa cướp chậu hoa rất "đạo đức" quay lại mắng: "Ăn nói vô văn hóa thế à!". Người bảo vệ trẻ nghẹn ngào: "Anh mới là người vô văn hóa, anh dẫn con theo mà vẫn ăn cướp hoa giữa đường thế à?". Người đàn ông thản nhiên ôm chậu hoa dắt con đi thẳng.”  Câu hỏi được đặt ra: Ai là người vô văn hoá? Ai là người có lòng tự trọng? Khắc phục vấn đề này rất cần sự kết hợp giữa giáo dục gia đình, giáo dục xã hội và chế tài nghiêm minh. Để có một Singapore là hình mẫu của văn minh đô thị, người ta đã phải mất hàng chục năm liên tục kết hợp giữa các hình thức giáo dục đại chúng và xử phạt nghiêm minh đúng người đúng tội bằng tiền hoặc roi đối với những kẻ làm ô uế nơi công cộng. Để có một đất nước Nhật Bản văn minh, giàu có như hiện nay thì những người Nhật cũng đã trải qua chiến tranh, lao động chăm chỉ, ý thức tuân thủ pháp luật và đặc biệt là lòng tự trọng có từ tinh thần võ sỹ đạo. Nhận thức là một quá trình diễn ra không hề trơn tru và dân trí cũng vậy, nó đòi hỏi cả xã hội phải chung sức chung lòng cùng sự công tâm, gương mẫu của các nhân viên công quyền.

Ho ten: Vũ Đình Quế
Dia chi: Hoà Bình
Email: dinhque_m3@...
Tieu de: Sao lại thế
Noi dung: Xin cám ơn tác giả Kim Dung về bài viết rất hay, ý nghĩa. Tôi cũng là người Việt Nam cũng có tư tưởng tư hữu và là một người rất thực tế nhưng trong cuộc sống tôi không bao giờ cho phép mình có hành động xấu hổ như vậy. Nghĩ mà thấy buồn cho chúng ta, ngay tại đây thôi, tại bài viết này tôi thấy nhiều ý kiến phản hồi vẫn không quên bảo vệ cho cái tính tư hữu, vùng miền. Các bạn chê trách nhau như thế để được cái gì trong khi sự việc đã xảy ra. Tôi thiết nghĩ đã là người Việt thì ở đâu chúng ta vẫn là người Việt, không nên lợi dụng sự việc xảy ra mà quy chụp nhân cách cho nhau, cho các vùng miền, phải biết nhìn vào cái sai rồi sửa có như thế mới mong có một ngày người Việt mình đi ra thế giới ngẩng cao đầu mà không thấy ngượng... Một lần nữa cám ơn tác giả Kim Dung. Bài viết rất hay. 

Ho ten: Lan Khanh.  Tôi rất tâm đắc với bài này của tác giả Kim Dung. Đặc biệt khi bạn đề cập đến vấn đề "hướng đạo": Con người ta không xử sự vô văn hóa, không ăn cắp, v.v... khi có niềm tin vào sự tử tế, vào lễ phải; biết sợ luật pháp và biết sợ luật nhân - quả. Khi không sợ luật nhân quả thì cái gì con người cũng dám làm. Vì đoản kiến không thấy được hậu quả, sự tư lợi sẽ lên ngôi. Cám ơn bạn Kim Dung và VietNamnet đã có một bài phân tích rất hay. 

Ho ten: Chura
Dia chi: Hà Nội
Email: chungbot@...
Tieu de: Phản hồi:"Nói cho rõ: Người Việt hay người Hà Nội?"
Noi dung: Xem một số bài báo đăng về vấn đề này, tôi thấy các báo đều đề cập đến vấn đề văn hóa của người Hà Nội. Là một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, tôi không đồng ý với nhận xét "dân Hà Nội vô văn hóa’ của bạn Đặng Trung Tín. Đây là một nhận xét qui chụp và có ý phân biệt vùng miền. Nên nhớ Hà Nội không phải chỉ có người Hà Nội sống mà còn rất nhiều bà con ở các vùng khác đang sống và lập nghiệp ở Hà Nội. Vì vậy lễ hội hoa không chỉ có người Hà Nội xem mà là nói rộng ra là người Việt Nam và bạn bè quốc tế xem. Không thể qui chụp những hành động thiếu văn hóa vừa qua chỉ do người Hà Nội gây ra. Tôi rất tiếc là một số bạn ở nơi khác chưa có nhận thức và hiểu đúng về người Hà Nội. Người Hà Nội cũng là người Việt Nam, vì vậy văn hóa ứng xử của mỗi người có thể thế này thế khác, không thể phân biệt vùng miền được.

Ho ten: Phong
Dia chi: Q10. TPHCM
Email: phuongit@...
Tieu de: Gửi bạn Trung Tin
Noi dung:  Tôi không biết ở những nơi khác có như vậy không, nhưng bạn nói SG mà không vặt hoa là không đúng rồi bạn ạ. Tôi nhớ mồng 4 Tết năm Đinh Hợi, tôi có qua nhà một người bạn chơi, mẹ bạn tôi khoe vừa mới rinh được một vài chậu hoa từ đường hoa Nguyễn Huệ về, bác đó nói nhiều người lấy lắm. Các báo ra dịp đầu xuân ấy đều chê trách cả. Chắc bạn không xem báo hay quên mất rồi. Người VN ta có một điểm chung là thích văn hóa chen lấn, tư lợi cho mình, không có ý thức với cộng đồng mà mình đang sống. Bạn biết không, mẹ bạn tôi còn cười nói một cách hớn hở như bắt được vàng, không hề biết mình đã hành động sai. Thói quen người VN chúng ta còn rất nhiều cái để sửa lắm, ngay cả chuyện đội nón bảo hiểm, cũng phải bàn lên bàn xuống rất nhiều lần mới đội (ở nước ngoài người ta đội từ lâu rồi). Dù kinh tế có phát triển mà cách ứng xử của người dân còn như vậy làm sao mà văn minh cho nổi.

Ho ten: Hoàng Nam
Dia chi: Hà Nội
Email: hoangnamhn0@...
Tieu de: Phải chăng người Hà Nội như vậy!
Noi dung: Tôi thấy sau lễ hội hoa này ai cũng chỉ trích người Hà Nội. Tôi không biết rõ thế nào chính xác gọi là người Hà Nôi. Tôi cũng trực tiếp đi chơi ở lễ hội hoa và xin khẳng định rằng những người đáng bị lên án sau lễ hội hoa làm nhân dân cả nước suy nghĩ xấu về người Hà Nội lại là một số bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên, những người lao động, cả những cán bộ công nhân viên chức ở rất nhiều các tỉnh thành mới về Hà Nội được vài năm. Những ai cho dù gốc không phải Hà Nội, gắn bó với Hà Nội qua một thế hệ hoặc trên 10 năm họ không bao giờ hành động vậy. Xin mọi người hãy công tâm khi khẳng định rằng đó là những người Hà Nội.

Ho ten: NTN
Dia chi: Người Hà Nội
Email: Caslahouse@...
Noi dung: Vào sáng mùng 1 tết bạn thức dậy và đi ra đường, một không gian Hà Nội khác hẳn những ngày thường, một lượng người vắng vẻ. "Chẳng thơm cũng thể hoa lài dẫu không thanh lịch vẫn người Tràng An" câu nói này vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Bởi một lẽ, những người con được sinh ra và lớn lên trong một gia đình là người Hà Nội gốc ít nhiều cũng sẽ được thừa hưởng nền văn hoá ứng xử đúng mực, kính trên nhường dưới, thanh lịch...bởi bố mẹ họ đã được giáo dục như vậy nên sẽ không có lý do gì họ lại không dạy cho con mình những điều đẹp đẽ đã là truyền thống, đã thành một tiếng thơm. Đó là nếp nhà. Vậy tại sao lại có hiện tượng thiếu văn hoá nơi công cộng như những lễ hội vừa qua? Nếu ở lễ hội phố hoa và lễ hội hoa anh đào bạn đặt câu hỏi cho 10 người: "Quê bạn ở đâu?" Chắc sẽ hơn quá nửa trả lời không phải ở Hà Nội. Nhưng nếu bạn đặt câu hỏi: "Bạn đang sống ở đâu?" Chắc sẽ hơn quá nửa trả lời đang sống ở Hà Nội. Vì vậy sống ở Hà Nội chưa chắc đã phải là người Hà Nội. Đừng vội lên án người Hà Nội mà buồn lòng những người dân tự trọng bạn ơi. Những hành vi không đẹp đó là do những người đang sống ở Hà Nội làm  đó.

Ho ten: Lê Quang Vũ
Dia chi: T/p Hồ Chí Minh
Email: lebaqn@...
Tieu de: Hướng đạo sinh
Noi dung: Tác giả đã phân tích rất rõ hiện trạng văn hóa nước nhà. Và tôi thấy việc tác giả nói lên lòng tham bản năng của một bộ phận con người là rất dũng cảm và đúng. Vâng tôi luôn trăn trở về vấn đề này. Nhỏ thì ăn cắp, lớn lên thì tham ô, đến nổi nhiều bạn sinh viên đã có những hướng nghiệp cho mình, để sao này có thể làm ở những vị trí có thể "ăn" được, họ công khai thảo luận về nó. Tôi nói như thế để chúng ta thấy rằng tư tưởng - hiện tượng "tham" đã trở thành bình thường trong xã hội. Nếu so sánh với các nước bạn như Thái Lan hay Lào, thì chúng ta càng thấy hổ thẹn...Làm sao để khắc chế những "cái xấu bản năng" có trong mỗi con người? Điều này là trách nhiệm của bản thân và cả xã hội.

Dia chi: Kim Mã- Hà Nội
Email: ngochoainam@...
Tieu de: Tư duy quản lý
Noi dung: Cảm ơn tác giả Kim Dung về bài viết trên. Thực chất, để mổ xẻ vấn đề "Ý thức, văn hoá công dân" có lẽ sẽ đụng chạm tới hàng loạt các vấn đề khác nhưng có lẽ quan trọng nhất là tư duy và khả năng của các cấp quản lý chính quyền hiện nay chưa tốt. Thật buồn cuời khi đi trên phố thấy pano: "Đi đúng làn đường là văn hóa của người Hà Nội". Chẳng riêng người Hà Nội mà tất cả mọi người Việt Nam đều phải đi đúng làn đường vì đơn giản đó là PHÁP LUẬT.

Ho ten: Đặng Trung Tín
Dia chi: T/p HCM
Email: tin_hn@...
Tieu de: Nói cho rõ: Người Việt hay người Hà Nội?
Noi dung: Gửi bạn Kim Dung. Tôi không rõ là bạn đã bao giờ đến các nơi khác ở Việt Nam chưa như Huế, Đà Lạt, Sài Gòn vì nếu bạn có dự các lễ hội nơi đây thì bạn sẽ biết rằng người dân ở những nơi đó không vô văn hóa như dân ở Hà Nội, dù họ đều là người Việt, bằng chứng là không hề có lễ hội phá hoa hay vặt hoa.

Ho ten: Trần Thắng
Dia chi: Hải Phòng
E-mail: tranthang008@...
Tieu de: Nhìn thẳng vào sự thật và dũng cảm đứng lên
Noi dung: Tôi thấy rằng, ở một xã hội mà người dân không dám nói lên sự thật và sự dối trá lại phổ biến thì sẽ làm nhụt mọi ý chí tranh đấu của nhân dân...

Ho ten: Ái Dân
Email: manskaia@...
Tieu de: Người "Hà Lội" mà
Noi dung: Cảm ơn tác giả Kim Dung dũng cảm viết đúng bản chất của vấn đề. Văn hóa VN là văn hóa làng xã, văn hóa "phép vua thua lệ làng", nhưng đến thời đại này, nó biến thành "Thủ kho to hơn thủ trưởng", coi pháp luật không ra gì. Nguyên nhân tác giả nêu ra rất rõ, qua lời của giáo sư người Việt ở Singapo. Để giải quyết, trước hết Đảng ta và các đảng viên phải tự soi mình, sửa đổi để làm gương cho nhân dân, pháp luật  thượng tôn- công minh- chính trực.

Ho ten: Nguyễn Minh Trí
Dia chi: Hà Nội
Email: triqlb@...
Tieu de: Văn hoá người Hà Nội
Noi dung: Những vấn đề bạn đưa ra là chính xác và nhận định những hành vi là đúng nhưng kết luận đó là "Văn hoá người Hà Nội" thì như thế là quá đáng. Ở Hà Nội, chúng ta còn có rất nhiều người đang làm đẹp cuộc sống bằng những hành động rất khiêm tốn, không khoa trương (vì thế nên bạn chẳng thấy) nhưng ý nghĩa thì cao cả, mà nếu so sánh thì chắc gì ở đâu đó trông có vẻ rất ngăn nắp kia đâu đã bằng. Họ không giàu có nhưng đang quên mình đi vận động người quen và cả những người không quen để bù đắp cho những hoàn cảnh khó khăn ở xa mà họ chẳng hề có quan hệ, mà chỉ có lòng cảm thông sâu sắc. Họ không dư dả nhưng vẫn dành những khoản chiếm phần khá lớn trong khả năng của họ để giúp người nghèo. Họ còn khó khăn, chưa chắc đã có việc làm và thu nhập ổn định nhưng vẫn tình nguyện đi làm những việc có ích cho cộng đồng mà chẳng đòi hỏi gì nhiều cho mình. Rât nhiều và còn nhiều nữa. Noi như vậy để chúng ta đỡ bi quan. Phê phán thì cứ phê phán và cần mạnh hơn nữa. Nhà chức trách thì cần có chế tài để làm giảm đi cái xấu. "Bótay. com" theo tôi nghĩ là hành động của người vô trách nhiệm hay của thói "ma-ke-no (mặc kệ nó)" đang rất phổ biến  đấy.

Ho ten: Nguyễn Thanh Bình
Dia chi: Trung Kính, Hà Nội
Email: binh.th.nguyen@...
Noi dung: Đọc những bài viết thế này, người Việt nào cũng thấy "đau". Đã có hàng chục, hàng trăm bài viết như thế này cắn xé tâm can văn hóa - đạo đức Việt rồi mà chưa thấy các ngành chức năng, các cơ quan quản lý văn hóa lên tiếng. Phải chăng, những người định hướng, giáo dục và quản lý văn hóa - đạo đức Việt không "đau"?

Ho ten: La Giang
Email: saochuabiet@...
Tieu de: Ai cũng từng một lần, cũng xót cũng xấu hổ ...
Noi dung: Đọc bài viết hay, phân tích sâu sắc. Ngẫm lại cá nhân mình cũng không ít hơn một lần đi xe lên vỉa hè, và có thể có những hành vi khác mà mình không nhân thức ra, thấy bản thân xấu hổ, và thấy xót cho ý thức, niềm tự hào dân tộc. Ngẫm lại những tiết học công dân, rồi học luật giao thông ở trường ở lớp thấy nó chả có tác dụng gì. Thực sự người dạy cũng dạy đối phó, mà người học cũng đối phó. Nhìn ra thế giới, có thể "truyền thống" của họ không "lớn mạnh" bằng truyền thống của dân tộc ta, nhưng vẫn ước ao thời hiện đại này, ta hãy học hỏi lấy cái hay cái đẹp của họ, hãy biết xấu hổ khi ngẫm về mình, khi nhìn thấy cái đẹp của người ta. Giờ đây giữa Tokyo, nơi mà luật pháp rất nghiêm ngặt, xe đạp, xe máy, ôto để trước cửa cả ngày lẫn đêm mà vẫn yên tâm, ngẫm về quê hương lơ là một chút là mất cắp. Nhìn cách hành xử của người Nhật không hẳn cái gì cũng đẹp, cái gì tôi cũng thích, nhưng tôi thấy cần học hỏi ở họ sự công tâm, sự nỗ lực của bản thân, sự nghiêm minh của cuộc sống. Một cá nhân, một quan chức thanh liêm có lẽ chưa làm cho xã hội tốt đẹp lên, nhưng từ trong tâm mọi người có lẽ nên tự nhìn nhận. Tôi không biết 1,2 tháng nữa tôi trở về, tôi có trở lại với một số tật xấu mình đã có hay không, tôi có thể thành một "thằng hâm" giữa cuộc sống còn rất nhiều điều nhộn nhạo này hay không. Một chút suy nghĩ, một chút xót xa. Rất cần một sự định huớng một sự tuyên truyền từ chính quyền. Rất cần một nền giáo dục thực tế hơn, cần rất nhiều ... và rất cần một chút ý thức của con người!

Ho ten: Đức
Dia chi: Hà Nội cũ
Email: d_anhduc@...
Tieu de: Nhất trí!
Noi dung: Mãi mới thấy một bài viết lí giải khá đầy đủ về vụ phá hoa này. Đồng ý với tác giả là không thể đổ lỗi hoàn toàn cho giáo dục. Những hiện tượng đó có nguyên nhân từ một hiện trạng xã hội và nền tảng văn hóa khập khiễng. Thói hư tật xấu luôn tiềm ẩn trong mỗi người, nó được nhân lên hay bớt đi là do hoàn cảnh và môi trường. Giáo dục không thể dạy những điều hay lẽ phải một cách hiệu quả nếu bước ra khỏi cổng trường, hiện thực xã hội đầy tiêu cực hiển thị ngay trước mắt! Nông thôn mà "ra" thành thị sẽ càng nông thôn hơn nếu văn hóa đô thị chuẩn mực không mạnh, không chủ đạo.

Ho ten: vdn
Email: ca@...
Tieu de: Nguyên cớ ở trường đời - xã hội.
Noi dung: Bài viết sâu xa và quá hay. Tôi thấy nguyên nhân sâu xa là cái " TÔI " đã phát huy hết cái xấu trong một xã hội còn nhiều điều bất ổn. Hiện tượng tham nhũng, hối lộ nếu không được xử lý nghiêm khắc sẽ dẫn đến làm xói mòn niềm tin, băng hoại mọi giá trị chính trực.

Ho ten: Sinh Viên
Email: sv@...
Tieu de: "Bó tay.com"
Noi dung: Chuyện này là hậu quả của công tác quản lý chưa tốt. Trên không nghiêm, tất dưới sẽ không nghe.

 Ho ten: Đinh Hữu Phúc
Dia chi: T/p Hồ Chí Minh
Email: huuphucls@...
Tieu de: Lối sống.
Noi dung: Bài viết rất hay, khiến cho chúng ta phải suy nghĩ về tương lai của đất nước sẽ đi về đâu khi mà bánh giỗ Tổ thì độn xốp, lễ hội Phố Hoa thành lễ hội "phá hoa". Cứ cái đà này chúng ta sẽ phải sống trong một môi trường do chính chúng ta tạo ra, có "Vedan", có bánh dầy độn xõp..."chăm sóc". Nguyên nhân chính vẫn chỉ tại luật pháp không nghiêm minh. Khi luật pháp không nghiêm minh thì con người dễ trở nên hoang dã, ứng xử thiếu văn hóa, văn minh là tất yếu.

Ho ten: Hoàng Phương
Email: phuonght265@...
Tieu de: Văn hóa thời nào cũng có những luật lệ
Noi dung: Ở bất cứ đâu, bất cứ nền văn hóa nào, khi mà người dân xâm phạm, hủy hoại các công trình công cộng sẽ đều bị xử phạt nghiêm ngặt. Họ không hề ý thức được việc phải bảo vệ của công, tôn trọng một số quy định của xã hội như: Xếp hàng, vứt rác đúng nơi quy định, nhường ghế cho người ốm yếu, giúp đỡ người bị tai nạn trên đường... Họ cũng không hề biết rằng tàn phá của công là tàn phá chính thành quả lao động của họ, hủy hoại hình ảnh con người và làm gương xấu cho thế hệ trẻ. Cho nên điều nên làm không chỉ là tuyên truyền mà phải là xử phạt, có như vậy mới hình thành nên văn hóa tốt. Mức xử phạt chắc chắn sẽ cao hơn nhiều lần so với tổn hại mà người vi phạm gây ra. Tại sao chúng ta đưa ra được cả luật thuế thu nhập cá nhân mà lại không thể đưa ra các chế tài xử phạt hành vi vi phạm lợi ích xã hội được? Rất mong có các chế tài xử phạt thật nghiêm khắc và thỏa đáng.

Ho ten: ntl
Dia chi: Hà Nội
Email: loc_coc007@...
Noi dung: Tôi rất đồng ý với quan điểm của tác giả, đặc biệt là đã nói lên một điều, theo tôi nghĩ là cái gốc của nhiều vấn đề, mà nói mãi nhưng không ai làm: "Nếu thấy người dân xem thường chính quyền thì phải xem lại đức hạnh của quan lại; nếu thấy người dân không tuân thủ luật pháp thì phải xem lại ý thức thượng tôn công lý của hệ thống; nếu thấy người dân hay trí trá thì phải xem lại sự thành tâm và tín nghĩa của người lãnh đạo; nếu thấy người dân hay mê tín dị đoan thì phải xem lại tính minh bạch và công tâm của cơ chế."

Email: maixuanbc9@...
Tieu de: Buồn thay...
Noi dung: Quả thật, gần đây đọc trên báo chí thấy có nhiều bài viết phê phán ý thức người dân nhiều quá. Tôi cảm thấy xấu hổ cho một đất nước ngàn năm văn hiến như Việt Nam lại bị chính nhiều người dân vô ý thức chà đạp lên những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa và chà đạp lên chính những thang bậc giá trị. Dường như khi cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất thì con người ta lại dần quên đi những cái gì thuộc về tinh thần, hay họ quy hết những giá trị tinh thần sang vật chất để cảm nhận cho hết, cho đúng với cái nhịp sống thực dụng mà họ đang đổ xô, lăn xả vào nó. Đúng là cổ nhân nói "nhân vô thập toàn" chẳng có sai, nhất là trong thời cuộc này. Mất cái nọ phải được cái kia, vậy thì ai dại gì mà để mất đi của cải vật chất, những thứ đang hiển hiện trước mắt cám dỗ họ, thay vì đánh mất đi cái tinh thần chẳng hề nhìn thấy gì, đối với một số người có khi còn chẳng có thực. Đó là một cuộc sống thực tế hay thực dụng, cho dù ở trường hợp nào đó chúng ta phải đánh giá cao hai từ "thực dụng" này. Có lẽ thời bây giờ, người ta cảm thụ cái đẹp theo cách mới, phải sờ, nắn, cầm, hái, bẻ, giật và dẫm, đạp... thì mới thấm, mới thực. Chứ không còn nữa cái cách hưởng thụ bằng tâm hồn, bằng xúc cảm như người xưa "Khi chén rượu, khi cuộc cờ. Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên". Hay đó là cái cách thưởng thức xưa rồi?

Ho ten: Quỳnh
Email: pnquynh2010@...
Tieu de: Tôi thực sự tâm đắc với những gì tác giả viết.
Noi dung: Việc lễ hội phố hoa trở thành lễ hội phá hoa một cách đau xót như vậy rõ ràng không thể chỉ đổ lỗi cho giáo dục. Các cuộc vận động ồn ào mang nặng tính hình thức chỉ tốn tiền của nhân dân nhưng không hề mang lại hiệu quả. Hàng ngày người dân vẫn chứng kiến việc cảnh sát giao thông đòi tiền mãi lộ, tát người đi đường... mà không có biện pháp xử lí thỏa đáng. Nhân dân vui mừng vì hiện nay GDP đầu người/năm của VN đạt mức 1000USD nhưng thử hỏi Bùi Tiến Dũng đánh bạc hết 1,8 triệu USD ( tương đương 1800 năm làm việc quần quật của một nguời dân bình thường) trong hơn một tháng mà chỉ bị xử tù 2 năm, một quan chức trong nghi án PCI ăn hối lộ tới 2,6 triệu USD (2600 năm làm việc quần quật của người dân) cũng chưa có tín hiệu gì về việc xử lí trước pháp luật, vậy thì việc phá hoa cũng chỉ là một ví dụ về bản năng tư lợi mà không cần kiềm chế mà thôi. Trong một xã hội mà cái xấu nhởn nhơ tồn tại, con người quen với nó, người làm việc tốt, tôn trọng các giá trị xã hội trở nên lạc lõng, không được bảo vệ một cách đầy đủ thì xã hội đó có thể phát triển?

Ho ten:  Xuân Thơ 1605. Trời ạ, đã lâu lắm rồi, tôi mới đọc một bài báo hay như vậy. Cần thẳng thắn phê bình để cho xã hội và con người chúng ta tốt đẹp hơn. Cám ơn

Ho ten: Nguyễn Nhật Linh
Dia chi: 663 a Nguyễ Trãi- HN
Email: tlinh_mct@...
Tieu de: Đâu là văn hoá Việt ?
Noi dung: Lễ hội phố hoa thành lễ hội "phá hoa". Sao thế người Hà Nội ơi!

Ho ten: Hồ Đức Hải
Dia chi: Đồng Tháp
Email: hai1011001@...
Tieu de: Đừng "quơ đũa" cả đám
Noi dung:  Người Việt như chúng tôi không bao giờ làm điều như vậy ạ ! Và người Sài Gòn cũng thế ạ ! 

Ho ten: Khánh Vi
Dia chi: HN
Email: khanhvi@...
Tieu de: Hãy nghĩ lại xem
Noi dung: Hà Nội bây giờ đâu chỉ là bốn quận nội thành. Hà Nội bây giờ dài tới tận chân núi Ba Vì cơ. Mỗi năm lại có bao nhiêu người tứ xứ đổ về Hà Nội nữa. Ở đâu cũng vậy thôi bao giờ chẳng có người nọ người kia, người cũ người mới. Tôi không có ý phân biệt người Hà Nội cũ, Hà Nội mới, ai cũng đều có quyền thưởng thức hoa và nghĩa vụ giữ gìn của chung. Nhưng ý thức thì không phải là thứ trên trời rơi xuống cũng như một sớm một chiều mà có được. Tôi nghĩ chúng ta nên cùng tìm ra giải pháp. Nên học tập Singapore khi họ đã xây dựng được ý thức cho người dân trên nền tảng pháp luật.

Ho ten: HM
Dia chi: Hải Phòng
Noi dung: Tôi không bênh vực tác giả nhưng tôi không đồng ý với ý kiến của một số bạn khi phê bình tác giả quy chụp tập thể hay quơ đũa cả đám. Tác giả chỉ nói đến một bộ phận người dân mà làm ảnh hưởng đến hình ảnh của cả một đất nước.Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Trần Thắng: Ở một xã hội mà người dân không dám nói lên sự thật và sự dối trá lại phổ biến thì sẽ làm nhụt mọi ý chí tranh đấu chống tiêu cực...Sau khi đọc bài viết tôi ghi nhớ nhất lời trích dẫn của tác giả câu nói của một vị giáo sư: “Nếu thấy người dân xem thường chính quyền thì phải xem lại đức hạnh của quan lại; nếu thấy người dân không tuân thủ luật pháp thì phải xem lại ý thức thượng tôn công lý của hệ thống; nếu thấy người dân hay trí trá thì phải xem lại sự thành tâm và tín nghĩa của người lãnh đạo; nếu thấy người dân hay mê tín dị đoan thì phải xem lại tính minh bạch và công tâm của cơ chế.”Đây là một bài viết mà người đọc luôn mong đợi. Xin cảm ơn VIETNAMNET và tác giả Kim Dung.  

Ho ten: Nguyễn Đại Thắng
Dia chi: Hưng Yên
Email: Hiboss74@...
Tieu de: Người Tràng An
Noi dung: "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" . Thật buồn và xấu hổ khi đọc lại những vần thơ này.  Đành rằng đó không phải là tất cả nhưng người Hà Nội bây giờ khác xưa nhiều quá! Hãy sống sao cho không hổ danh "Người Tràng An" các bạn ơi!

Ho ten: NNN
Dia chi: IOCCOI@...
Tieu de: Nét văn hoá của người Hà Nội
Noi dung: Tôi đã từng sống ở Hà Nội và cũng đã sống ở vài nơi khác trên đất nước này. Phải nói là những hiện tượng như trên không hiếm gặp ở nhiều nơi khác nhưng có lẽ ở Hà Nội là điển hình hơn cả.

Ho ten: Trần Hùng
E-mail: tranhung2a1@...
Tieu de: Gửi những người làm Phố Hoa trở thành "phá hoa"
Noi dung: Những người vô trách nhiệm thiếu văn hóa ơi! Phố Hoa của cả nước chứ đâu phải của mấy anh chị. Thật không xứng đáng là người Hà Nội- Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Ý kiến bạn đọc:

 

 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,