221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1227405
Mỹ "tiến thoái lưỡng nan" về Biển Đông
0
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Mỹ 'tiến thoái lưỡng nan' về Biển Đông
,

Trong khi quân đội Mỹ tiếp tục tập trung vào các hoạt động quân sự ở Trung Đông, sự cạnh tranh ngày càng lớn ở Biển Đông có nguy cơ gây ra một cuộc xung đột lớn hơn nếu nó không được kiềm chế một cách thích hợp.  

Mô tả ảnh.
Trong vụ đụng độ hồi tháng 3, tàu hải quân Trung Quốc lượn sát ngay khu vực chiến hạm Mỹ USNS Impeccable. (Ảnh: AFP)

Hai vụ việc gần đây trong khu vực liên quan đến hải quân Mỹ và hải quân Trung Quốc cho thấy một cuộc cạnh tranh đang tiếp diễn giữa hai cường quốc này, và là lời nhắc nhở rằng những thay đổi nhạy cảm về sức mạnh đang lôi kéo nhiều khu vực mới của châu Á vào cuộc chơi.

Hồi tháng 3, các tàu hải quân Trung Quốc đã gây rắc rối cho tàu do thám U.S.N.S. Impeccable của Mỹ ở vùng biển cách đảo Hải Nam 120km. Đến tháng 6, một tàu ngầm Trung Quốc đã va chạm với hệ thống định vị của tàu khu trục hải quân Mỹ USS John S. McCain ở ngoài khơi Philippines.

Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhất trí tổ chức một cuộc đối thoại với những người đồng nhiệm phía Trung Quốc trong tương lai gần với hy vọng tránh xảy ra những vụ việc tương tự và thiết lập các thủ tục giải quyết chúng.

Đây là một bước tiến tích cực. Tuy nhiên, câu hỏi về tính hiệu quả của chính sách Mỹ tại khu vực được đặt ra và mọi sự cho thấy Mỹ ngày càng lún sâu vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Các tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và nhiều hòn đảo chồng lấn với các đảo của một số nước Đông Nam Á. Biển Đông là vùng biển có tầm quan trọng chiến lược sống còn tại châu Á và sự tranh giành nguồn lực cũng như mở rộng sức mạnh quân sự tại đây có tiềm năng gây ra xung đột.

Các vụ đụng độ trên biển gần đây đã phản ánh một thái độ kiên quyết hơn từ phía Bắc Kinh, nhất là khi Trung Quốc đang nỗ lực hiện đại hóa lực lượng hải quân của mình.

Mới đây, Trung Quốc bắt đầu gia tăng áp lực đối với Việt Nam và Philippines về các tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi (và với các dự án thăm dò tài nguyên khu vực của các công ty dầu lửa phương Tây).

Phản ứng của Bắc Kinh về vụ tàu Impeccable cũng gây lo lắng, khi một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nước này, bất chấp luật pháp quốc tế, lập luận rằng Mỹ cần phải "xin phép" khi tiến vào "Đặc khu Kinh tế" của Trung Quốc.

Tuy nhiên, phản ứng của phía Mỹ lại hết sức ôn hòa. Chính quyền Washington chỉ gửi thư phàn nàn tới Bắc Kinh sau sự kiện Impeccable và tuyên bố vụ va chạm là vô tình. Điều đó cho thấy Mỹ không muốn vụ việc làm tổn hại đến chương trình nghị sự rộng lớn hơn giữa hai bên.

Thực tế, chính sách công khai của Mỹ về các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông cũng tỏ ra cẩn trọng không kém, và chính sách đó không thay đổi từ giữa những năm 1990.

Một sự tiếp cận như vậy làm bộc lộ tình thế tiến thoái lưỡng nan trong chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc. Mỹ đã tìm kiếm cái mà một số người gọi là "sự phòng ngự chiến lược", tức là cố gắng thuyết phục Trung Quốc hợp tác trên cơ sở một loạt lợi ích chung, trong khi Mỹ vẫn phải chuẩn bị cho khả năng Trung Quốc sẽ lựa chọn giải pháp đối đầu.

Tuy nhiên, vì muốn giữ gìn các mối quan hệ với Bắc Kinh và tránh làm gia tăng căng thẳng, Washington muốn biện pháp ngăn chặn quân sự của mình kín đáo hơn là công khai, với hy vọng điều đó sẽ trấn tĩnh được các quan chức Bắc Kinh, những người hiểu rõ cần phải có một môi trường quốc tế hòa bình để tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, chiến lược của Mỹ trong trường hợp này không đánh giá đúng được các toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông. Mối quan ngại hàng đầu không phải là Trung Quốc sẽ có lựa chọn nguy hiểm về mặt chiến lược để đối đầu với Mỹ ở đó. Mà, Trung Quốc có thể sẽ hành động gây hấn - có lẽ là thông qua sức ép về kinh tế và quân sự đối với các quốc gia láng giềng nếu Trung Quốc tin rằng điều đó có thể hạn chế được sự phản đối từ Mỹ và quốc tế.

Các diễn biến gần đây rõ ràng đã khuyến khích nhiều nhân vật trong chính phủ Trung Quốc. Tờ Global Times, một cơ quan ngôn luận của chính phủ nước này, mới đây đã đăng tải một bài viết tuyên bố rằng 92% người sử dụng Internet cho rằng tranh chấp trên Biển Đông cần phải được giải quyết bằng vũ lực.

Trong tháng 7, một nhóm cố vấn thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã kêu gọi tăng cường một chiến dịch quân sự mà có thể "xóa bỏ sự kiêu ngạo của một hoặc hai nước nhỏ, giành lại một số đảo và dải đá ngầm chiến lược, bao gồm cả việc tấn công nhằm vào các giếng dầu bất hợp pháp".

Theo quan điểm của họ, nhân tố quyết định là Mỹ không đủ quyết tâm để phản đối các hành động quân sự.

Để giải quyết những quan niệm sai lầm này, Mỹ cần phải làm rõ các cam kết bảo vệ Biển Đông trước bất kỳ một hành động xâm lược nào. Đồng thời, Mỹ phải có những bước đi thận trọng để giảm thiểu tối đa nguy cơ Trung Quốc phản ứng dữ dội.

Bộ Quốc phòng Mỹ nên thông qua các cuộc đối thoại về các vấn đề trên biển để truyền tải quyết tâm duy trì sự hiện diện của mình ở Biển Đông. Tuy nhiên, do đây là vấn đề quan trọng hơn so với vài vụ đụng độ trên biển, những nỗ lực đó cần phải đi kèm với nhiều biện pháp khác.

Phía Mỹ cần phải giải thích rõ các lợi ích của mình trong khu vực - trong đó có sự tự do đi lại qua vùng biển quan trọng này, và giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ cũng như tái khẳng định Mỹ sẵn sàng bảo vệ những lợi ích đó. Không chỉ có vậy, Washington còn cần phải tăng cường hợp tác an ninh với các đối tác ở Đông Nam Á.

Đồng thời, Mỹ cũng nên tỏ rõ rằng họ không phản đối sự hiện diện hợp pháp của Trung Quốc trong khu vực, và mời Trung Quốc tham gia nhiều hơn nữa vào các sứ mệnh an ninh hàng hải như chống cướp biển và chống phổ biến hạt nhân. Sự kết hợp các biện pháp đó sẽ tăng cường khả năng ngăn chặn của Mỹ trong khi vẫn khuyến khích được Trung Quốc tham gia vào một cấu trúc an ninh tập thể.

Một số nhân vật ở Mỹ có thể không hài lòng khi mang "sự minh bạch mang tính chiến lược" lớn hơn tới khu vực này. Tuy nhiên, trong những thập niên tới đây, PLA sẽ đủ khả năng đưa sức mạnh tới những điểm xa nhất của Biển Đông. Nếu Trung Quốc không hiểu được mặt trái của việc dùng vũ lực và khiêu khích, thì thật khó để "sự phòng ngự chiến lược" không biến thành một sự ngăn chặn kịp thời. 

  • Thanh Hảo (Theo WPR)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,