221
12004
Radio VietNamNet
radiovnn
/radiovnn/
1310022
Văn hóa "nhìn đểu" và "lĩnh hội" bạt tai
0
Article
null
Trường học Việt Nam:
Văn hóa 'nhìn đểu' và 'lĩnh hội' bạt tai
,

- “Trường em có một chị mới chuyển về. Cậy có hội nên chị ý đi săm soi khắp mọi người. Ai không nhìn lại thì chị ấy bảo là sợ. Còn ai nhìn lại thì chị ấy lại bảo là vênh. Em xinh hơn nên em cứ nhìn lại”.

 

TIN BÀI KHÁC

[video(20986)]

Ngày qua ngày, khi những bài báo phản ánh nạn bạo lực leo thang trong các trường học được đăng tải dồn dập thì các bậc phụ huynh chúng ta đều không khỏi giật mình thảng thốt.
Ngày qua ngày, khi những clip nữ sinh bị đánh hội đồng, nữ sinh đánh nhau giành giật bạn trai được post lên các trang mạng xã hội với vô khối phản hồi, chúng ta đều không khỏi phẫn nộ, bức xúc.

Thu Ngân (cựu học sinh THCS Giảng Võ): “Có lần mình chứng kiến một bạn gái đang dắt xe đạp đi ven vỉa hè thì bị một đám khác, cả trai lẫn gái, lôi vào bãi cỏ, ấn đầu xuống đấy, rồi túm tóc lên cho ăn tát. Về sau, ầm ĩ một lúc, mới hóa ra là bị đánh nhầm”.

 

Học sinh đánh nhau, bắt nạt nhau chỉ vì một cái nhìn?
Học sinh đánh nhau, bắt nạt nhau chỉ vì một cái nhìn?
 

Văn hóa “nhìn đểu” – “Lĩnh hội” bạt tai

“Trường em có một chị mới chuyển về. Cậy có hội nên chị ý đi săm soi khắp mọi người. Ai không nhìn lại thì chị ấy bảo là sợ. Còn ai nhìn lại thì chị ấy lại bảo là vênh. Em xinh hơn nên em cứ nhìn lại thôi”.

Chính xác thì nạn bạo lực học đường (cả giữa các nam sinh và nữ sinh) đã tồn tại từ lâu. Khoảng gần 1 chục năm trở lại đây, các phụ huynh khi đến đón con mình ở cổng trường đã phải chứng kiến không ít những màn đánh nhau, chửi thề của nhiều nhóm học sinh. Họ cũng không ít lần phải nghe chuyện bạn cùng lớp của con mình bị chém sém mất cánh tay, hay con gái mình bị dằn mặt chỉ vì lí do “nhìn đểu”.

Về độ tuổi, lực lượng tham gia các cuộc truy sát “kẻ nhìn đểu” ngày càng được trẻ hóa, bạo lực đã bắt đầu nảy sinh từ các cô bé tiểu học, được nuôi lớn ở những năm đầu cấp 2 và thành ra mức độ nguy hiểm ở những năm lớp 9 lớp 10 trở đi.

Chính ở những năm tiểu học, khi trẻ có dấu hiệu bạo lực, các bậc phụ huynh lại tỏ ra ít lo lắng quan tâm, vì cho rằng, đó là trò đùa trẻ con. Để đến khi lớn lên, sống trong môi trường ngày càng phức tạp, cộng với tâm lý tuổi dậy thì thích chơi nổi, thì các xu hướng này của các em bắt đầu bộc phát mạnh mẽ.
Nguyên nhân của những cái bạt tai, vít tóc ấy là gì? Đó là vì cô A nhìn cô B và cô B cho rằng cô A nhìn đểu. Đó là vì cô A có cái răng khểnh cười xinh hơn cô B. Đó là vì cậu bạn hot boy trong trường bảo rằng thích cô A hơn. Người lớn nghe thì thấy lí do thật vớ vẩn, ngốc nghếch, nhưng tiếc rằng, các em lại không nghĩ vậy, và cho rằng phải thế mới là chất, phải thế mới là hay.

H.N (học sinh lớp 8, một trường THCS ở Hà Nội): “Trường em có một chị mới chuyển về. Cậy có hội nên chị ý đi săm soi khắp mọi người. Ai không nhìn lại thì chị ấy bảo là sợ. Còn ai nhìn lại thì chị ấy lại bảo là vênh. Em xinh hơn nên em cứ nhìn lại”.
 

Cổng trường - Sàn đấu

Anh N.Đạo (Phụ huynh học sinh): “Có lần đến đón con ở cổng trường tôi thấy có một đám học sinh, 3 cô với 7-8 cậu đứng tụ tập ở đấy để chặn đánh ai đó trong trường. Con gái mà miệng văng tục chửi bậy đến không thể tưởng tượng được”.

Quán nước cổng trường là nơi tụ tập nhiều thành phần học sinh nhất, và cũng là nơi chúng ta dễ dàng nghe thấy những lời lẽ không hay, những lời hẹn thề đánh nhau, thanh toán, trả thù của các em học sinh nhất. Rất nhiều cuộc quyết chiến của các em diễn ra ở ngay cổng trường, hay sát cạnh trường.

Rất nhiều cuộc quyết chiến của các em diễn ra ở ngay cổng trường, hay sát cạnh trường.
Rất nhiều cuộc quyết chiến của các em diễn ra ở ngay cổng trường, hay sát cạnh trường.

 

Phụ huynh - Nhà trường: "Chúng tôi dạy con, dạy học sinh nhiều"

Chị Thúy Trang (Phụ huynh học sinh): “Cháu cứ đi học về là tôi phải gọi vào hỏi han. Lúc nào tôi cũng dạy cháu phải hòa nhã với bạn bè.”

Cô Đặng Thị Kim Thoa, Hiệu trưởng trường THCS Nam Trung Yên.
Cô Đặng Thị Kim Thoa.
Cô Đặng Thị Kim Thoa (Hiệu trưởng trường THCS Nam Trung Yên – Hà Nội): “Là một nhà quản lý giáo dục, tôi quan niệm mọi vấn đề trong xã hội đều xuất phát từ sự thiếu hụt lời xin lỗi và cảm ơn. Mỗi ngày đến trường, các em đều được hát một bài hát để rèn luyện nếp sống văn minh, để biết xin lỗi, biết cảm ơn. Và, cho đến nay thì trường Nam Trung Yên hầu như không xảy ra các vụ xô xát đánh nhau bao giờ. Nhiều phụ huynh của các em học sinh cá biệt đã rất vui mừng khi con mình bây giờ đã biết chào ông bà khi đi học và khi về nhà”.

Vậy là, không phải là không có những biện pháp đã được đưa ra. Không phải là nhà trường và gia đình chưa tích cực giáo dục các em. Thế nhưng, tại sao, hiện tượng này vẫn xảy ra phổ biến, và thường xuyên trong môi trường trường trung học. Tại sao, các em vẫn liên tục đánh nhau chỉ vì một cái liếc mắt bình thường bị cho là nhìn đểu. Các em đến trường để học, để phát triển con người, vậy mà hãy xem, các em lại đi học cách nhận biết cái nhìn đểu và để rồi lĩnh hội những thứ bạt tai phi giáo dục.
 
Radio Vietnamnet xin mời các quý thính giả cùng đưa ra những phản hồi, thảo luận tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề này. Mọi ý kiến đóng góp, xin để lại ở hộp phản hồi bên dưới hoặc gửi tới địa chỉ e-mail: radio.vietnamnet@gmail.com

  • Trà My (Thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,