221
12004
Radio VietNamNet
radiovnn
/radiovnn/
1309792
Thú vui “đánh người” của học sinh tiểu học
1
Article
null
Thú vui “đánh người” của học sinh tiểu học
,

- Cậu đứng đằng sau, dùng tay đập 1 phát thật mạnh vào nón của những người mua ,bán đồng nát rồi cười ha hả sung sướng và nhanh chân đạp xe chạy mất, để lại phía sau là sự bực tức, ấm ức và những câu chửi đổng của các chị, các cô mua- bán đồng nát.

 

TIN LIÊN QUAN

 

[video(20963)]


Khi đi trên phố hay vào các con ngõ nhỏ không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh của những chị, những cô làm nghề mua bán đồng nát, vai gánh hai cái thúng, đội nón, khuôn mặt lúc cũng mướt mải mồ hôi vì nắng, vì mệt của bụi đường, của hơi nóng từ đường phả lên ... Hàng hóa của nghề này là giấy vụn, báo cũ, nhôm, đồng, sắt, thép … nói chung là tất cả những đồ không dùng được của hộ gia đình. Vất vả với nỗi lo “cơm áo, gạo tiền”, thu nhập một tháng tính ra chẳng được bao nhiêu nhưng không phải ai cũng hiểu và cảm thông.

Hôm qua 22/9, khi đang đi trên đường Tuệ Tĩnh, gần phố Bà Triệu, Hà Nội, người viết chứng kiến một sự việc gai mắt như thế này: 4 cậu ấm Hà thành khoảng lớp 3, lớp 4, trên người vẫn mặc nguyên bộ đồng phục học sinh, tóc vuốt dựng đứng đi trên 2 chiếc đạp X-Game. Cậu đằng trước đèo, cậu ngồi sau đừng hẳn lên. Và điều đáng nói là, 4 cậu học sinh này khi gặp những người mua – bán đồng nát thì đi lại gần, cậu đứng đằng sau, dùng tay đập 1 phát thật mạnh vào nón của những người mua – bán đồng nát rồi cười ha hả sung sướng và nhanh chân đạp xe chạy mất, để lại phía sau là sự bực tức, ấm ức và những câu chửi đổng của các chị, các cô mua- bán đồng nát.

Hỏi chuyện chị Hậu – quê ở Thái Bình và chị Thúy ở Hải Dương lên Hà Nội, dựa vào nghề buôn – bán đồng nát để mưu sinh mới biết hiện tượng này đã xảy ra rất nhiều lần và cứ đến giờ tan học hoặc những ngày được nghỉ như thứ 7, chủ nhật là các chị, các cô lại phải chịu những cú đạp bất ngờ từ đằng sau như thế. Giật mình, hốt hoảng, tức mà cũng chẳng làm gì được. Những hôm trời nắng, nóng, chẳng thu mua được gì, mệt mỏi lại bị những quả trời giáng như thế khiến không ít chị, ít cô chỉ biết đứng khóc giữa đường. Lặn lội, vất vả làm ăn, trời nắng cũng như trời mưa cũng chỉ có cái nón để che đầu, mà có khi các chị, các cô còn bị những cậu ấm không biết suy nghĩ này giật nón và đập nát mới thôi.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Những lần tức quá, không ít cô vứt thúng, cầm đòn gánh đuổi theo nhưng vì đối tượng đi xe đạp quá nhanh nên cũng chẳng làm gì được. Mà dả dụ có bắt được thì mấy cậu ấm thành phố, mới đang học tiểu học này lại lớn tiếng cãi nhau, văng đủ thứ bậy bạ trên đời, không cãi được thì cũng khua tay, múa chân, giở vài chiêu võ vẽ, đòi đánh nhau. Không cãi nhau được, không đánh được thì trẻ con vẫn là  trẻ con, những cậu này sẽ khóc um sùm lên để gây sự chú ý là như có người bắt nạt mình. Các chị, các cô tức thì có tức nhưng khi bắt được thì cũng chẳng dám làm gì vì các chị cho rằng dân thành phố yêu, quý, thương xót những cậu con cưng nhà mình lắm. Mình là dân tỉnh lẻ lên thành phố làm ăn. Nhỡ động vào có làm sao thì lấy đâu các cô có tiền mà đền.

Người dân xung quanh cũng tỏ ra rất bức xúc khi chứng kiến cảnh này và có không ít lần người dân bắt được những cậu học trò này thì có mắng, có dọa nhưng hiện tượng này cũng không chấm dứt.

Không ít người thương cho những chị, những cô bán đồng nát vất vả, khó khăn mà phải chịu những rắc rối, tủi thân từ những đứa trẻ đáng tuổi con, tuổi cháu mình. Và cũng có cả sự không bằng lòng với những cậu học trò cấp I có những hành động không hề văn hóa, xót thương, đau lòng cho một lớp thế hệ trẻ ngày nay.

Quý thính giả có ý kiến như thế nào về vấn đề này. Đã bao giờ quý thính gỉa chứng kiến hiện tượng này ở ngoài xã hội. Hãy chia sẻ với chúng tôi bằng cách comment vào hộp phản hồi bên dưới hoặc gửi email theo địa chỉ: radio.vietnamnet@gmail.com.
 

  • Tuấn Hải ( thực hiện )
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,