221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1140274
VN-Index tăng điểm trong thế chờ thông tin hỗ trợ
1
Article
null
VN-Index tăng điểm trong thế chờ thông tin hỗ trợ
,
- Sáng nay, khá nhiều cổ phiếu trên cả 2 chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã có phiên tăng điểm nhẹ thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, giá trị giao dịch vẫn đứng ở mức rất thấp và đây là một lực cản rất lớn cho một đợt tăng điểm bền vững.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng nhẹ 4,54 điểm (tương đương tăng 1,51%) lên 305,56 điểm. (Ảnh: LAD)

Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng nhẹ 4,54 điểm (tương đương tăng 1,51%) lên 305,56 điểm.


Trong tổng số 169 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 77 mã tăng giá (19 mã tăng trần), 50 mã giảm giá (13 sàn), 40 mã đứng giá và 6 mã không có giao dịch.

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công đạt 10,5 triệu đơn vị, trị giá 247,2 tỷ đồng (phiên trước là 10,8 triệu đơn vị và 264,4 tỷ đồng).

Trong những phút đầu tiên của phiên giao dịch, tiếp tục đà tăng điểm có từ phiên liền trước, màu xanh tăng giá hiện diện khá nhiều trên bảng điện tử. Tuy nhiên, sự thiếu vắng các lệnh mua lô lớn của các nhà đầu tư tổ chức và sự thận trọng của các nhà đầu tư cá nhân đã khiến thị trường ảm đạm hơn nhiều so với đợt 1 phiên giao dịch liền trước.

Đóng cửa đợt giao dịch đầu tiên, tổng giá trị giao dịch chỉ đạt vỏn vẹn 28 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 50% so với đợt 1 phiên 17/12.

Nhiều nhà đầu tư có mặt trên sàn chứng khoán SeABank sáng nay cho biết họ không chấp nhận bán ra ở mức giá như hiện tại và đang đợi một đợt sóng lên. Ở chiều ngược lại, những người có ý định mua vào cũng rất thận trọng, mua vào nhỏ giọt do chưa thấy tín hiệu thị trường đi lên bền vững.

“Có khả năng sắp có tin tốt hỗ trợ như hạ lãi suất cơ bản, áp dụng thuế chứng khoán bằng 0% tới hết 2009, các doanh nghiệp hưởng lợi từ kế hoạch kích cầu của Chính phủ… nhưng điều quan trọng nhất nhóm tạo lập thị trường dường như vẫn chưa có động thái mua vào”, anh Hoàng, một nhà đầu tư nói.

“Gần đây rất ít thấy các lệnh lô lớn và không có dư mua lớn ở gần như tất cả các mã. Hơn thế, tổng giá trị giao dịch thông qua khớp lệnh chỉ luẩn quẩn quanh 250 tỷ đồng. Đây là một con số quá nhỏ. Theo tôi thị trường cần ít nhất 350-400 tỷ đồng thì mới đi lên vững chắc được”, anh Hoàng nói.

Mặc dù vậy, một số nhà đầu tư lạc quan hơn cho rằng thị trường vẫn có khả năng tăng chậm trong nhiều phiên do các kênh đầu tư khác như vàng, gửi ngân hàng… đang kém hấp và lựa chọn tốt có thể sẽ là chứng khoán.

Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, trong 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường, trừ FPT của Tập đoàn FPT đứng giá còn lại đều tăng giá. Trong đó, DPM của Đạm Phú Mỹ, PPC của Nhiệt điện Phả Lại và PVF của Tài chính Dầu khí tăng giá kịch trần.

Trong khi đó giảm giá mạnh nhất có mặt SFC của Nhiên liệu Sài Gòn và SZL của Sonadezi Long Thành, BT6 của Bê Tông Châu Thới và PAC của Pinaco.

Về khối lượng khớp lệnh của từng mã cổ phiếu, STB của Sacombank vẫn dẫn đầu với 1,96 triệu cổ phiếu, theo sau là PVF của PetroVietnam Finance với 1 triệu cổ phiếu. DPM của Đạm Phú Mỹ đứng vị trí thứ ba với 0,77 triệu cổ phiếu.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tăng 0,78 điểm (tương đương tăng 0,73%) lên 108,22 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 18/12 đạt 5,8 triệu đơn vị, trị giá 146,4 tỷ đồng (so với 7,1 triệu đơn vị và 162 tỷ đồng phiên liền trước).
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,