221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1136983
VN-Index chật vật leo lên 293,3 điểm
1
Article
null
VN-Index chật vật leo lên 293,3 điểm
,
- Sau một phiên tuột dốc kinh hoàng xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua, sáng nay 9/12 các nhà đầu tư dường như đã trấn tĩnh trở lại. Một số nhà đầu tư nhỏ lẻ đã bắt đáy mua vào ở khá nhiều cổ phiếu, khiến chỉ số VN-Index chung cuộc quay đầu tăng điểm nhẹ.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 4,61 điểm (tương đương tăng 1,6%) lên 293,3 điểm. (Ảnh: LAD)


Mặc dù vậy sức cầu trên thị trường nói chung vẫn rất thấp. Thị trường tiếp tục kéo dài chuỗi ngày ảm đạm với tổng giá trị giao dịch thông qua khớp lệnh trên sàn chứng khoán TP.HCM sáng nay chỉ đạt 200 tỷ đồng.


Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 4,61 điểm (tương đương tăng 1,6%) lên 293,3 điểm.

Trong tổng số 168 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 76 mã tăng giá, 64 mã giảm giá và 32 mã đứng giá.

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 9/12 đạt 8,8 triệu đơn vị, trị giá 206,6 tỷ đồng (so với 10,3 triệu đơn vị và 233,9 tỷ đồng của phiên liền trước).

Trong 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường, chỉ có 3 mã đóng cửa ở mức giá tham chiếu là DPM của Đạm Phú Mỹ, PPC của Nhiệt điện Phả Lại và VPL của Du lịch Thương mại Vinpearl, còn lại đều tăng giá trong đó VNM của Vinamilk tăng kịch trần 3.500 đồng lên 75.500 đồng/cp.

Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (1,72 triệu đơn vị); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,6 triệu đơn vị); DPM của Đạm Phú Mỹ (0,52 triệu đơnvị); FPT (0,37 triệu đơn vị); PPC của Nhiệt điện Phả Lại (0,34 triệu đơn vị).

“Thị trường đón nhận khá nhiều thông tin hỗ trợ mới như chứng khoán thế giới hồi phục trở lại sau hàng loạt các gói kích thích kinh tế của các nước, giá chi phí cho hoạt động kinh doanh như xăng dầu, lãi suất, giá hàng hoá đầu vào… đều giảm mạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cán cân cung-cầu trên thị trường chứng khoán trong nước vẫn khá lệch do sức cầu quá yếu”, một nhà đầu tư có mặt trên sàn giao dịch SeABank sáng nay nói.

Giá cổ phiếu đã giảm rất mạnh xuống mức thấp kỷ lục trong hơn 3 năm qua, cộng với nhiều thông tin hỗ trợ nhưng giao dịch vẫn ảm đạm và hầu hết cổ phiếu không thể tăng giá khi bước vào đầu phiên giao dịch.

Sức cầu tăng lên đôi chút bắt đầu tư giữa đợt 2 đã giúp nhiều cổ phiếu dần dần hồi phục.

Tuy nhiên, theo giới quan sát thị trường, các nhà đầu tư lớn vẫn chưa mặn mà với thị trường. Trong khi đó, hầu hết các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang quan sát động thái của các nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư ngoại để đưa ra quyết định của mình.

Được biết, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trong 3-4 tháng qua với số tiền lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Trong khi đó, các tổ chức đầu tư trong nước cũng liên tục đăng ký bán ra và không mua vào trong suốt thời gian qua.

Cũng giống như sàn HOSE, sàn chứng khoán Hà Nội sáng 9/12 chứng kiến khá nhiều cổ cổ phiếu quay đầu tăng giá trở lại nhưng giao dịch ảm đạm.

Chỉ số HASTC-Index sáng 9/12 tăng 3 điểm (tương đương tăng 3%) lên 103,11 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 9/12 đạt 6 triệu đơn vị, trị giá 140,1 tỷ đồng (so với 6,4 triệu đơn vị và 136,5 tỷ đồng phiên liền trước).

Thống kê cho thấy, trong tổng số 163 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội, có 85 mã tăng giá, 48 mã giảm giá, 17 mã đứng giá và 14 mã không có giao dịch.

Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á Châu sáng nay quay đầu tăng nhẹ 500 đồng (+1,76%) lên 28.900 đồng/cp. Trong khi đó, cổ phiếu lớn KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc tiếp tục chuỗi ngày tăng giá ấn tượng. Sáng nay cổ phiếu này tăng 3.000 đồng lên 56.700 đồng/cp.

Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu đứng đầu với 1,1 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là KLS của Chứng khoán Kim Long (0,97 triệu); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,41 triệu); VCG của Tổng công ty Vinaconex  (0,3 triệu).
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,