221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1134049
Thị trường chùng xuống, VN-Index giảm điểm nhẹ
1
Article
null
Thị trường chùng xuống, VN-Index giảm điểm nhẹ
,
- Sau một phiên bật dậy rất mạnh trước ngưỡng hỗ trợ tâm lý 300 điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam chùng xuống trong phiên giao dịch đầu tuần và cũng là đầu tháng mới 1/12.

Đa số cổ phiếu giảm giá nhẹ hoặc đứng giá trong bối cảnh rất nhiều nhà đầu tư chờ đợi thị trường đưa ra tín hiệu xác định đáy rõ ràng trước khi có quyết định tăng cường đầu tư.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm nhẹ 0,03 điểm (tương đương giảm 0,01%) xuống 314,71 điểm.

Thống kê cho thấy, trong tháng 11/2008, chỉ số chứng khoán đại diện của HOSE giảm tổng cộng 32,31 điểm (tương đương giảm 9,31%).

Tính trong cả 11 tháng đầu năm, chỉ số VN-Index giảm tổng cộng 612,28 điểm (tương đương 66,05%).

Tính trong cả 11 tháng đầu năm, chỉ số VN-Index giảm tổng cộng 612,28 điểm (tương đương 66,05%). (Ảnh: LAD)

Trong tổng số 167 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 70 mã tăng giá, 63 mã giảm giá, 37 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch (VGP của Cảng rau quả).


Giá trị giao dịch đầu tháng mới thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 427,2 tỷ đồng trong tháng 10 và 384 tỷ đồng trong tháng 11.

Cụ thể, tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 1/12 đạt 10,4 triệu đơn vị, trị giá 277,14 tỷ đồng (so với 12,3 triệu đơn vị và 316,1 tỷ đồng trong phiên liền trước).

Một số nhà đầu trên sàn cho biết, sức cầu cổ phiếu trên thị trường vẫn còn khá yếu là do các nhà đầu tư tổ chức trong nước và khối các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa mua vào và đây có thể vẫn là yếu tố quyết định xu hướng thị trường trong thời gian tới.

“Các tổ chức và nhà đầu tư ngoại - lực lượng quyết định chính tới cung-cầu trên thị trường - vẫn đang bán ròng cổ phiếu do lo ngại các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới”, anh Minh Châu, một nhà đầu tư trên sàn SeABank nói.

“Rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn, đang thua lỗ do đầu tư tài chính và khó bán sản phẩm cả trong và ngoài nước. Tình trạng này có thể còn kéo dài sang tới năm sau cùng với sự suy thoái đang diễn ra mạnh hơn trên thế giới”, anh Châu nói.

Được biết, sáng nay hầu hết các thị trường khoán châu Á giảm điểm khá mạnh do các nhà đầu tư lo ngại suy thoái sẽ mạnh lên sau khi Nhật chứng kiến vụ phá sản lớn thứ 2 trong vài tháng qua (Tập đoàn bất động sản Morimoto Co.) trong khi đó chỉ số ngành sản xuất và đơn hàng xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh kỷ lục. Bên cạnh đó, giá hàng hoá sụt giảm khiến các doanh nghiệp lao đao do lợi nhuận giảm.

Trên sàn Chứng khoán TP.HCM, trong nhóm 10 cổ phiếu có mức vốn hoá thị trường lớn nhất thị trường STB của Sacombank, FPT của Tập đoàn FPT, PVF của PetroVietnam Finance, VIC của Vincom tăng giá nhẹ.

SSI của Chứng khoán Sài Gòn và PPC của Nhiệt điện Phả Lại tăng kịch trần tương ứng 1.400 đồng và 900 đồng lên 29.900 đồng/cp và 18.900 đồng/cp.

Trong khi đó, bốn cổ phiếu lớn VNM của Vinamilk, DPM của Đạm Phú Mỹ, PVD của PV Drilling, VPL của Du lịch Thương mại Vinpearl giảm giá mạnh.

Một số cổ phiếu khác tăng giá kịch trần sáng nay bao gồm: CII của của CTCP Đầu tư Hạ tấng Kỹ thuật TP.HCM (tăng 1.200 đồng lên 25.900 đồng/cp); CYC của CYC của Gạch Chang Yih (tăng 400 đồng lên 10.000 đồng/cp); DPC của Nhựa Đà Nẵng (tăng 500 đồng lên 11.000 đồng/cp).

Cổ phiếu giảm sàn có: BBT của Bông Bạch Tuyết, BT6 của Bê Tông Châu Thới, HLA của Hữu Liên Á Châu, LGC của Điện Lữ Gia, SGH của Saigon Hotel, SGT của Saigon Postel, SJS của Phát triển khu công nghiệp Sông Đà – Sudico, TRA của Dược Phẩm Traphaco, TTF của Gỗ Trường Thành, UIC của Đầu tư phát triển nhà và đô thị IDICO, VHG của Đầu tư - Sản xuất Việt Hàn, VNA của Vận tải Biển Vinaship.

Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (1,77 triệu đơn vị); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,96 triệu đơn vị); SJS của Sudico (0,62 triệu đơn vị); PVF của PetroVietnam Finance (0,56 triệu đơn vị).

Sàn Hà Nội: HASTC-Index giảm 0,22%

Cũng giống như trên sàn HOSE, chỉ số HASTC-Index sáng 1/12 cũng có khá nhiều lúc tăng điểm nhưng chốt phiên giao dịch giảm nhẹ.

Cụ thể, chỉ số HASTC-Index giảm 0,23 điểm (tương đương giảm 0,22%) xuống 103,97 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 1/12 đạt 6,8 triệu đơn vị, trị giá 169,1 tỷ đồng (so với 9,7 triệu đơn vị và 252,4 tỷ đồng phiên liền trước).

Thống kê cho thấy, trong tổng số 162 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội , có 74 mã tăng giá, 56 mã giảm giá, 21 mã đứng giá và 11 mã không có giao dịch.

Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á Châu sáng nay giảm 400 đồng (tương đương giảm 0,95%) xuống 41.900 đồng/cp. Trong khi đó, cổ phiếu lớn KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc tăng 2.400 đồng lên 39.900 đồng/cp.

Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 1,18 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là ACB của Ngân hàng Á Châu (0,89 triệu đơn vị); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,72 triệu đơn vị); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,52 triệu đơn vị); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,32 triệu đơn vị).
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,