221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1097038
Làm gì để nông dân ĐBSCL bớt thiệt thòi khi bán lúa?
1
Article
null
Làm gì để nông dân ĐBSCL bớt thiệt thòi khi bán lúa?
,
 - Giá lúa ở ĐBSCL đang nhích lên từ 200đ–300đ/kg.  Giá lúa khô, loại tốt được các doanh nghiệp thu mua từ 4.300đ–4.600đ/kg (tùy theo vùng). Các doanh nghiệp đang trông cậy vào thương lái để làm “trung gian” mua lúa của dân. 
 
Tại Phương Bình, một xã vùng sâu của huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), hai ngày qua, thương lái từ Bình Minh (Vĩnh Long), Kế Sách (Sóc Trăng) đổ về mua lúa khá tấp nập. Anh Hai Phận (Lê Thành Phận), nông dân tại đây, cho biết: “Thương lái mua lúa khô, loại tốt 4.550 đ/kg, tăng khoảng 300 đ/kg so với tuần rồi. Nếu mua lúa khô với giá nhích lên chút nữa thì nông dân đỡ lắm”! 
 
Các lò sấy lúa ở Hậu Giang đang đầy lúa hè thu chờ sấy khô. (Ảnh: V. Kim)

 
Mưa dầm – lò sấy lúa lại “nóng lên” 

4.550 đ/kg lúa khô cũng là mức giá phổ biến hiện nay ở nhiều tỉnh, thành ĐBSCL. Việc Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các doanh nghiệp, ngân hàng vào cuộc đã tạo ra chuyển biến tích cực trên thị trường lúa - gạo ĐBSCL.

Tuy nhiên, trong gần 10 ngày qua, thời tiết ở ĐBSCL mưa dầm liên tục nên gây bất lợi rất lớn cho nông dân thu hoạch lúa hè thu. Nhiều nông dân có sân phơi trước cửa nhà nhưng cũng không thể phơi lúa khô trong 1-3 ngày vì trời “chợt nắng, chợt mưa”.
 
Tại Hậu Giang, các máy sấy lúa nằm cạnh quốc lộ 61 lúc nào cũng đầy lúa ướt “xếp hàng” chờ sấy khô. Đây là điều “nhức nhối” trong thu hoạch lúa ở ĐBSCL đã được nói từ hàng chục năm qua nhưng chưa chuyển biến mạnh.
 
Tại Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng ước có trên 6.000 máy sấy lúa đã hoạt động hết công suất nhưng không giải quyết kịp nhu cầu sấy lúa của nông dân. Tại Hậu Giang, các lò sấy lúa, nhân dịp mưa dầm này đẩy giá công sấy lúa từ 5-6% lên 8% (sấy 100 giạ lúa, lấy tiền công bằng 8 giạ lúa). Theo các nhà khoa học, hiện nay số lượng máy sấy lúa ở ĐBSCL chỉ có khả năng đáp ứng khoảng 40% sản lượng lúa hè - thu. Nếu tính hao hụt khoảng 4% trong vụ lúa này, ĐBSCL bị thất thoát khoảng 300.000 tấn (hơn 1.000 tỷ đồng).
 
Tuy nhiên, do nhận thức của người dân và khả năng thu hồi vốn thấp (các máy sấy lúa 1 năm chỉ hoạt động 30–45 ngày/năm) nên đầu tư máy sấy lúa vẫn chưa phát triển. Mỗi khi có mưa dầm, chuyện sấy lúa lại “nóng” lên. 

“Chiêu cũ” của doanh nghiệp!?

Ở ĐBSCL mỗi khi nguyên liệu bị dư thừa, ứ đọng, nông dân khó bán thì lại xuất hiện chuyện doanh nghiệp đưa ra những "chiêu" kỳ kèo về giá.  Và giờ chuyện “ẩm độ” trên lúa hè thu lại xuất hiện ở “cửa miệng” một số doanh nghiệp.
 

     Giá cắt lúa tăng cao

Tại ĐBSCL, lao động bỏ quê lên TP làm công nhân nhiều khiến cho tình trạng thiếu thợ gặt trở nên trầm trọng. Giá gặt lúa đã tăng từ 120.000 đồng/công lên 140.000-160.000 đồng/công.  

Ông Trần Văn Ngọc ở xã Thạnh Trị, huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) cho biết do ảnh hưởng nhiều trận mưa liên tiếp nên lúa bị ngã đổ trên diện rộng. Hiện trên đồng nước mênh mông nên máy gặt đập liên hợp cũng không thể vào được vì vậy hầu hết thợ gặt đều làm giá với nông dân.
 
Theo ông Ngọc, trước đây thợ gặt nhận tiền cọc với giao kèo là 180.000 đồng/công lúa nếu bị ngã đổ nhưng chiều ngày 12/8, ông phải bấm bụng chi đến 220.000 đồng/công vì thợ gặt không đồng ý với giá đã giao kèo trước đây.
         Hàn Sơn Đỉnh
Tại cuộc họp giao ban trực tuyến ngày 9/8, lãnh đạo Tổng Công ty Lương thực miền Bắc đã “than phiền” về chuyện lúa hè thu thường có ẩm độ cao, nên khó trữ được lâu!? 
 
Các nhà khoa học, ngành nông nghiệp ĐBSCL đều tính toán: Giá thành sản xuất lúa hè thu luôn cao hơn lúa đông xuân khoảng 500 đ/kg. Tuy nhiên, trong 2 năm qua, khi kinh doanh lúa – gạo “thuận buồm xuôi gió” gần như không nghe doanh nghiệp nào “than” về ẩm độ. Giờ Chính phủ mới yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thu mua, nó lại xuất hiện.

“Sẵn sàng mua lúa khô của dân với giá 5.000 đồng/kg” – thoạt nghe qua tuyên bố này của một vị giám đốc một công ty tại một cuộc họp gần đây có vẻ “hùng hồn”. Nhưng truy kỹ thì cũng “chưa đạt yêu cầu” mà Thủ tướng đặt ra “tiêu thụ hết lúa hàng hóa vụ hè thu bảo đảm cho người trồng lúa có lãi khoảng 40% trở lên”. Giá thành sản xuất lúa hè thu hiện nay được các tỉnh đưa ra phổ biến là 3.500 đ/kg, riêng Tiền Giang, một số nơi lên đến 3.900 đ/kg (số liệu tính toán do lãnh đạo tỉnh Tiền Giang đưa ra tại buổi họp trực tuyến, ngày 9/8).
 
Như vậy, nếu tính giá thành lúa hè thu cộng với 40% lợi nhuận thì doanh nghiệp phải mua từ 5.100 đ/kg trở lên. Nói như thế, để thấy rằng doanh nghiệp cần chia sẻ hết trách nhiệm trong lúc nông dân gặp khó khăn… “Vụ đông xuân lúa trúng mùa, được giá, nhưng nông dân ĐBSCL đã “cống hiến” một phần khi cùng Chính phủ kiềm chế lạm phát, hạn chế tăng giá lương thực. Giờ họ khó khăn, cần sòng phẳng hỗ trợ cho họ vượt qua khó khăn” – một lãnh đạo ngành nông nghiệp ở ĐBSCL nói.

Hài hòa lợi ích trong kênh phân phối…

Thực tế cho thấy,  có rất ít doanh nghiệp mua lúa của nông dân mà chủ yếu mua gạo thông qua thương lái!
 
Cân lúa ở ĐBSCL. (Ảnh: V. Kim)
Theo GSTS Võ Tòng Xuân, 90% lúa hàng hóa của nông dân phải trông cậy vào thương lái. Với thực lực hiện nay, nhiều doanh nghiệp khó có khả năng mua lúa hè thu trực tiếp với nông dân. Trong đó, có 3 nguyên nhân chính: không đủ nhân lực, thiếu phương tiện và thiếu kho dự trữ.  Đây cũng là “căn bệnh” trầm kha trong nhiều năm qua. Nhiều người đã đề xuất xây dựng chợ lúa – gạo đầu mối ở ĐBSCL – điển hình là đang xây dựng ở Thốt Nốt (Cần Thơ)  để nông dân đến đây “bán đấu giá lúa”, có kho để dân trữ…
 
Tuy nhiên, đến nay việc này vẫn triển khai “ì ạch”. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa có công văn giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành kiểm tra quá trình triển khai thực hiện Dự án Chợ đầu mối chuyên doanh lúa gạo tại huyện Thốt Nốt. Trong đó cần xem xét, làm rõ trách nhiệm của UBND TP Cần Thơ trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai dự án trên.

Rất nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có giải pháp giảm các khâu trung gian tiêu thụ lúa – gạo để nông dân được hưởng lợi nhiều hơn. Điều này hoàn toàn đúng, nhưng ai làm!? Thực tế, kênh tiêu thụ lúa – gạo ở ĐBSCL thương lái mới là “gánh” trách nhiệm trung chuyển quan trọng nhất.
 
“Triển khai thu mua lúa – gạo ở ĐBSCL cần phải đảm bảo lợi ích trong mối quan hệ nông dân - thương lái - doanh nghiệp” - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh. Trong hai phiên chủ trì họp giao ban trực tuyến về tiêu thụ cá tra, cá basa và mới đây là lúa – gạo ĐBSCL, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đều yêu cầu các cơ quan chức năng sớm hoàn tất hợp đồng mẫu trong bao tiêu hàng hóa nông sản cho nông dân. Hợp đồng này, phải có sự chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm từ hai phía (doanh nghiệp và nông dân) khi có biến động về giá.
  • Hùynh Anh - Tử Văn
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,