221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1095814
Đảm bảo đủ vốn vay mua lúa gạo
1
Article
null
Đảm bảo đủ vốn vay mua lúa gạo
,

 - Nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ hết lúa hàng hóa cho nông dân ĐBSCL vụ Hè Thu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 9/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN cam kết đảm bảo đủ vốn vay mua lúa gạo cho các DN lương thực, kể cả khi DN chưa ký được hợp đồng xuất khẩu; đồng thời xem xét dãn nợ và cho nông dân vay tiếp để mua vật tư phục vụ sản xuất.

Thực trạng và các giải pháp tháo gỡ vấn đề tiêu thụ lúa Hè Thu cho nông dân đã được đại diện các Bộ, ngành, lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL, Hiệp hội Lương thực VN, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lương thực miền Nam... trình bày tập trung trong buổi giao ban trực tuyến do Bộ NN&PTNT tổ chức, ngày 9/8 tại Hà Nội.

 Giá lúa thu mua tối thiểu phải đạt 5.000 đồng/kg

Giá thành lúa Hè Thu ở các tỉnh kể trên đang dao động trung bình từ 3.200 – 3.600 đồng/kg. Song cũng có tỉnh, giá thu mua lúa tươi tại ruộng chỉ có 2.900 đồng hoặc có nơi, giá khoảng 4.000 – 4.500 đồng/kg. Ý kiến chung của lãnh đạo các tỉnh là giá thu mua như vậy quá thấp, phải từ 5.000 – 5.500 đồng/kg, bà con mới có lãi 40% trở lên.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng  NN&PTNT, Thống đốc NHNN tại cuộc họp. Ảnh: Nguyễn Nga.

Để tạo điều kiện cho DN thu mua lúa gạo ở mức tối đa, bà Phạm Kim Yên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đề nghị cần xem xét cho DN vay vốn trước khi có được hợp đồng xuất khẩu và hỗ trợ lãi suất vay cho DN trong thời gian 3 tháng.

Với 260.000 tấn lúa hàng hoá cần tiêu thụ trong tháng 8, đại diện tỉnh Tiền Giang cho rằng, ngoài việc thu mua của DN xuất khẩu, để đẩy nhanh tiến độ, Chính phủ nên có chính sách riêng để mua tạm trữ. Bên cạnh đó, có thể cho DN vay vốn bằng ngoại tệ nhằm tránh mức lãi suất vay 1,8 – 1,9%/tháng của đồng VN hiện nay.

Về phía người trồng, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, ông Trần Thanh Mẫn góp ý, Nhà nước nên gia hạn nợ và tiếp tục cho vay đối với những hộ chưa bán được lúa hiện nay họ yên tâm hơn và chuẩn bị tốt cho các vụ lúa tiếp sau.

Tập trung ký kết hợp đồng xuất khẩu

Những vướng mắc cản trở tiến độ thu mua lúa vừa qua được một lãnh đạo Tổng Công ty Lương thực miền Nam lý giải, do lượng hàng tồn kho đến ngày 31/7 của Tổng Công ty rất lớn, là 367.000 tấn, trong đó, 300.000 tấn chưa có hợp đồng xuất khẩu. Hơn nữa, chỉ tiêu xuất khẩu của Nhà nước đến hết tháng 9 mới dừng ở con số 3,5 triệu tấn nên đơn vị khó để thu mua nhiều hơn, nhất là lãi suất vay ở mức cao hiện nay.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đến ngày 8/8, diện tích lúa Hè Thu các tỉnh ĐBSCL đã thu hoạch được khoảng 950.000 ha, chiếm 46% diện tích trồng toàn vùng. Từ nay đến cuối năm, sản lượng lúa hàng hóa cần tiêu thụ còn khoảng 4 triệu tấn. 

Ngay sau chỉ đạo mua từ 400.000 – 500.000 tấn gạo trong tháng 8 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Hiệp hội Lương thực VN đã đề nghị các DN mua vào tổng số là 660.000 tấn gạo. Trong đó, Tổng Công ty Lương thực miền Nam được giao mua 300.000, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc 200.000, các công ty lương thực địa phương mua 160.000 tấn.

Được biết, tính đến ngày 31/7, lượng gạo tồn kho trong các DN là 700.000 tấn, cộng với việc mua thêm 660.000 tấn gạo lần này, số gạo trong các DN sẽ lên tới 1,36 triệu tấn.

Do vậy, Hiệp hội Lương thực VN cho rằng, việc cấp thiết hiện nay là phải ký được hợp đồng xuất khẩu, giải quyết được đầu ra ngay trong tháng 8, 9. Theo đó, Tổng Công ty Lương thực miền Nam đề xuất, Chính phủ cần thay đổi hạn mức xuất khẩu 3,5 triệu tấn đến hết tháng 9, tạo điều kiện để DN chủ động ký kết hợp đồng.

Chưa có “đầu ra”, DN vẫn đủ vốn vay mua lúa gạo

Sau khi nghe ý kiến các bên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Nguyễn Văn Giàu khẳng định, tất cả các Ngân hàng thương mại và Ngân hàng nhà nước cam kết đảm bảo đủ vốn để DN thu mua lương thực theo chỉ đạo của Chính phủ. Ngay cả DN chưa có hợp đồng xuất khẩu gạo cũng được vay vốn.

Không nên vội vã bán tháo

Nông dân và các DN xuất khẩu VN cần bình tĩnh, không nên vội vã bán tháo. Trước hết, bà con nông dân nếu chưa có nhu cầu thực sự thì không nên vội vã đem bán. Nếu bà con có khó khăn về vốn, Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện giãn nợ, cho vay thêm để sản xuất.

Mặt khác, chúng ta cần tích cực ký kết các hợp đồng xuất khẩu. Hiện nay tổng nhu cầu của thị trường thế giới còn cao. Trong tháng 9, 10 nhiều DN dự báo, thị trường sẽ phục hồi lại, và cao lên. 

 Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát

Khung lãi suất vay thu mua lúa gạo sẽ ở mức thấp nhất hiện nay là 19,5 hoặc 19,8 (tuỳ từng ngân hàng). Với bà con nông dân trong trường hợp chưa tiêu thụ được lúa, Ngân hàng sẵn sàng cho bà con gia hạn nợ, đồng thời tiếp tục cho vay để bà con yên tâm sản xuất.

Về vấn đề vay ngoại tệ, thống đốc khuyến khích các tổ chức tín dụng có năng lực tài chính, quản lý tốt, có thể cho vay nội tệ với lãi suất hợp lý sau đó mua lại ngoại tệ của DN xuất khẩu. “Điều này sẽ giúp nền kinh tế không bị đảo lộn, rơi vào tình trạng đôla hoá”.

Về chính sách tỷ giá nên có lợi cho xuất khẩu theo đề xuất của DN, thống đốc chia sẻ, đó luôn là bài toán khó của một quốc gia. Nền kinh tế thị trường phải đi theo tín hiệu của thị trường, phải giải quyết thoả đáng, hài hoà giữa xuất khẩu, nhập khẩu, nợ quốc gia cũng như phải đảm bảo thu hút đầu tư trong và ngoài nước tốt nhất.

Còn ý kiến cho các DN thua lỗ tiếp tục vay vốn, ông Giàu thẳng thắn: “DN khó khăn, chưa giải phóng được hàng hoá, đến kỳ xin gia hạn thì được vay tiếp. Ngoại trừ những trường hợp thiên tai, bất khả kháng, Nhà nước không thể kham hết những DN thua lỗ này”.

  •  Nguyễn Nga

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,