221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1096196
Giá bao nhiêu để nông dân có lãi trên 40%?
1
Article
null
Giá bao nhiêu để nông dân có lãi trên 40%?
,
 - Thủ tướng đã có chỉ đạo các bộ, ngành, tổng công ty lương thực tập trung thu mua hết lúa hàng hóa vụ Hè Thu, đảm bảo người trồng có lãi từ 40% trở lên. Thế nhưng hiện giá lúa vẫn chưa cao và còn tồn đọng nhiều.
 
Trong cuộc họp giao ban ngày 9/8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khi kết luận đã nhấn mạnh: “Việc triển khai thu mua lúa – gạo ở ĐBSCL cần phải đảm bảo lợi ích trong mối quan hệ nông dân, thương lái, doanh nghiệp”. Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có chỉ đạo các bộ, ngành, hiệp hội, UBND các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tổng công ty lương thực tập trung thu mua hết lúa hàng hóa vụ Hè Thu, đảm bảo người trồng có lãi từ 40% trở lên.
 
Cả Tổng Công ty Lương thực miền Nam và miền Bắc đều cam kết đẩy nhanh tiến độ thu mua. Tuy nhiên, có một vấn đề khá “nhạy cảm”... Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thu mua lúa Hè Thu, trong khi các doanh nghiệp chỉ mua gạo!? Nếu như vậy, nông dân có còn được lãi 40% lợi nhuận?
 
Cân lúa ở ĐBSCL
 
Còn tồn đọng gần cả triệu tấn lúa... 

Hầu hết lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL đều cho rằng: lượng lúa hàng hóa tồn đọng trong dân là rất lớn. Cụ thể An Giang còn trên 400.000 tấn, Cần Thơ 270.000 tấn(lúa), Vĩnh Long trên 200.000 tấn, Tiền Giang trên 100.000 tấn (gạo)…
 
Đáng lo là giá lúa đang giảm mạnh: khoảng 4.000 – 4.200đ/kg. Riêng tại Tiền Giang, những ngày qua do mưa dầm, nhiều nơi nông dân bán lúa tại chân ruộng chỉ còn 2.900 – 3.000đ/kg. Tại Long An (cận TP.HCM), giá lúa cao hơn, khoảng 4.500 – 5.000đ/kg. Giá thành sản xuất lúa của nông dân được các tỉnh tính phổ biến là 3.500đ/kg, riêng Tiền Giang là 3.900đ/kg. Với mức giá này, nếu cộng thêm 40% lợi nhuận (theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng), thì các doanh nghiệp phải mua với mức giá sàn tối thiểu 5.000đ/kg.

Ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho rằng: Bộ Tài nguyên – Môi trường và Bộ NN&PTNT cần phối hợp nhịp nhàng để điều hành sản xuất và tiêu thụ lúa – gạo hàng hóa hợp lý hơn.
 
Chở lúa về làng
Trước mắt, cần hỗ trợ doanh nghiệp đủ vốn (cơ chế vay phải thông thoáng) để mua lúa tạm trữ 3-4 tháng. Đồng thời, có chính sách gia hạn và giãn nợ đối với các hộ dân không bán được lúa. “Chính phủ cần có chính sách thu mua lúa – gạo tạm trữ từ 3-4 tháng; thành lập quỹ dự phòng bình ổn giá lúa – gạo. Hiện nay, không chỉ có lúa – gạo, cá tra, cá basa mà mía nguyên liệu cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Chính vì vậy, Chính phủ cần sơ kết đánh giá lại việc thực hiện tiêu thụ hàng hóa nông sản thông qua hợp đồng bao tiêu theo tinh thần Quyết định 80/TTg của Thủ tướng Chính phủ” – ông Trần Thành Lập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đề xuất.
 
Lãnh đạo Bộ Công thương cho rằng: “Hiệp hội Lương thực Việt Nam cần có biện pháp triển khai thu mua lúa cho dân hợp lý. Trong đó, hạn chế đến mức thấp nhất thu mua lúa qua nhiều trung gian để đảm bảo quyền lợi cho dân”. Đây là vấn đề cũng khá “nhạy cảm”: các doanh nghiệp chủ yếu mua gạo, còn nông dân thì bán lúa.

 Giá thành sản xuất + 40% lợi nhuận = ???

“Nông dân rất mừng khi nghe Thủ tướng chỉ đạo các doanh nghiệp mua lúa Hè Thu đảm bảo cho họ có lãi 40%. Làm được điều này dân rất phấn khởi khi trúng mùa lúa lại được giá” – Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL nói.

Nông dân phấn khởi sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhưng ở vùng sâu nhiều người vẫn lo lắng. “Trong nhà còn cả trăm giạ lúa. Giá lúa chỉ nằm ở mức 4.000đ/kg, khổ cái chẳng thấy thương lái nào đến mua. Hy vọng doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua lúa với giá phải chăng…” – anh Trần Văn Bảnh, nông dân ở xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nói.
 
Vấn đề hiện nay là cách tính toán giá thành sản xuất lúa của nông dân. Từ đó doanh nghiệp phải mua lúa hàng hóa đảm bảo cho dân có lãi khoảng 40% trở lên như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nếu giá thành sản xuất lúa của nông dân 3.000 đ/kg, doanh nghiệp phải mua lúa thấp nhất là 5.000 đ/kg! Giá vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật đều tăng mạnh trong thời gian qua, giá thành sản xuất lúa sẽ tăng cao.
 
Trong đó, giá thành sản xuất lúa còn phụ thuộc vào năng suất. Hiện nay, mỗi tỉnh, thành ở ĐBSCL đều có cách tính giá thành sản xuất lúa khác nhau nhưng phổ biến giá thành lúa Hè Thu dao động từ 3.000 – 3.500đ/kg. Như vậy, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tối thiểu các doanh nghiệp phải mua lúa của nông dân với giá 5.000đ/kg! Tuy nhiên, có một thực tế lâu nay ai cũng biết: doanh nghiệp chủ yếu mua gạo chứ không mua lúa của nông dân (90% lúa hàng hóa của nông dân bán cho thương lái).
 
Lúa đầy sân nhưng nông dân Cần Thơ chưa vui. Ảnh: Vĩnh Kim
 
Vì vậy, việc mua lúa của nông dân vẫn phụ thuộc vào thương lái. Ví dụ: Doanh nghiệp có thể báo cáo mua lúa với giá trên 5.000đ/kg, nếu qui đổi ra từ giá gạo thu mua (trên 6.000đ/kg gạo…). Nhưng thực tế, khi qua nhiều trung gian thu mua - chiếu theo chuỗi thu mua “ngược” lúa gạo hiện nay: doanh nghiệp xuất khẩu <- nhà máy xay xát <- chủ vựa <- thương lái <- nông dân, giá mua lúa của nông dân thấp hơn.
 
Tùy theo từng vùng, lúa nông dân bán sẽ qua 3-4 trung gian trước khi biến thành gạo tới doanh nghiệp. Theo đó, giá lúa nông dân bán tại chân ruộng sẽ bị các trung gian này “hạ thấp từ 50-150đ/kg/trung gian” khi mua để bán lại cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo! Đây là vấn đề cần phải tính toán kỹ để đưa ra giá sàn. Từ đó, giám sát việc doanh nghiệp có thực hiện đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng! “Cần phải có giải pháp quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng để tránh tình trạng chuyển biến chậm chạp như tiêu thụ cá tra, cá basa vừa qua” – Tiến sĩ Lê Văn Bảnh nói. 
  • Hùynh Anh – Tử Văn

    Ý kiến của bạn đọc:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,